Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thành phần hóa học của ADN và ARN, tính đặc thù và đa dạng của ADN.
- Trình bày cấu trúc không gian của ADN, nêu được nguyên tắc bổ sung.
- Nêu được bản chất và chức năng của ADN.
- Học sinh biết được các cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn.
- Kể tên các loại ARN.
- GV giới thiệu được thành phần hóa học, chức năng của prôtêin.
- Trình bày mối quan hệ trong sơ đồ: gen mARN prôtêin
tính trạng
- Ôn tập chủ đề I, II, III theo khung ôn tập.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh.
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
- Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh phóng to hình 15, 16,17.1, 17.2, 18, 19.1, 19.2, 19.3 SGK
- Một số video về quá trinh sinh tổng hợp ADN, ARN, Prôtêin (nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung chủ đề 3.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
ợp. + Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E. Coli tạo điều kiện thuận lợi cho ADN tái tổ hợp hoạt động. Vi khuẩn E. Coli sinh sản rất nhanh, sau 12 giờ 1 vi khuẩn ban đầu đã sinh ra 16 triệu vi khuẩn mới nên lượng insulin do ADN tái tổ hợp mã hoá được tổng hợp lớn, làm giảm giá thành insulin. - Tạo giống cây trồng biến đổi gen như thế nào? VD? * GV nêu mục đích, ứng dụng tạo động vật biến đổi gen. - ứng dụng công nghệ gen tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào? - HS lắng nghe GV giới thiệu. - HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức. - HS đọc thông tin mục 2, 3 và trả lời câu hỏi. * Tiểu kết 1. Tạo ra các chủng VSV mới: - Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (aa, prôtêin, kháng sinh, hoocmon...) với số lượng lớn và giá thành rẻ. 2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen: - Bằng kĩ thuật gen, người ta đưa nhiều gen quy định đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh .... vào cây trồng. 3. Tạo động vật biến đổi gen: - Ứng dụng kĩ thuật gen chuyển gen vào động vật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống con người. - Chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế. Hoạt động 2 : Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần Hoạt động 2.1 : Hiện tượng thoái hoá Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I - Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? - Cho HS quan sát H 34.1 minh họa hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn. - HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi: - Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? - Sự thoái hóa ở động vật có những biểu hiện như thế nào? - HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. - HS quan sát H 34.1 để thấy hiện tượng thoái hoá ở ngô. VD: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, không ngọt. - Dựa vào thông tin ở mục 2 để trả lời. * Tiểu kết - Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại. - Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: + Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng. + Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Hoạt động 2.2 : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV giới thiệu H 34.3 ; màu xanh biểu thị thể đồng hợp - Yêu cầu HS quan sát H 34.3 và trả lời: - Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào?K-G *GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. *GV mở rộng thêm: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tượng thoái hoá " có thể tiến hành giao phối gần. - HS nghiên cứu kĩ H 34.3, thảo luận nhóm và nêu được: + Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. * Tiểu kết - Tự thụ phấn (ở thực vật) hoặc giao phối gần (ở động vật) gây ra hiện tượng thoái hoá vì qua nhiều thế hệ, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử (lặn) tăng dần. - Những tổ hợp gen lặn xuất hiện sẽ biểu hiện thành những kiểu hình có hại. Hoạt động 3 : Ưu thế lai Hoạt động 3.1 : Hiện tượng ưu thế lai Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV cho HS quan sát H 35 phóng to và đặt câu hỏi: - So sánh cây và bắp ngô của 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35?K-G * GV nhận xét ý kiến của HS và cho biết: hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai. - Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ ưu thế lai ở động vật và thực vật? * GV cung cấp thêm 1 số VD. - Theo em, tính chất của ưu thế lai và thoái hóa có gì khác nhau? - Vậy thì nguyên nhân hay cơ sở tế bào học của hiện tượng ưu thế lai như thế nào?K-G - HS quan sát hình, chú ý đặc điểm: chiều cao cây, chiều dài bắp, số lượng hạt " nêu được: + Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ. - HS nghiên cứu SGK, kết hợp với nội dung vừa so sánh nêu khái niệm ưu thế lai. à Dựa trên những kiến thức về hiện tượng thoái hóa, HS tiến hành so sánh, trả lời, rút ra nhận xét kết luận. * Tiểu kết - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn. - Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Hoạt động 3.2 : Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK * GV giúp HS rút ra kết luận. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm + Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội có lợi ở con lai F1. + Các thế hệ sau ưu thế lai giảm dần vỡ tỉ lệ dị hợp giảm. + Nhân giống vô tính. * Tiểu kết - Khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi (ví dụ: P: AAbbccDDee x aaBBCCddEE à F1: AaBbCcDdEe). + Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định. - Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dựng phương pháp nhân giống vô tính. 4. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá - Yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm: kĩ thuật gen, công nghệ gen Câu 1: Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ Câu 2: Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai như thế nào? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Kẻ bảng 40.1; 40.2; 40.3; 40.4; 40.5 vào vở bài tập. Ký duyệt của tổ chuyên môn Hoàng Thị Thái ***************************** Ngày soạn: ........................ Ngày giảng: ................................................ CHỦ ĐỀ 7 : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các khái niệm: Môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái. Cho ví dụ về môi trường sống, nhân tố sinh thái. - K - G: Phân biệt được các nhân tố sinh thái. Cho ví dụ. - Nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến đặc điểm hình thái, sinh lí của sinh vật. Lấy được ví dụ về các sinh vật: ưa bóng, ưa sáng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt, biến nhiệt - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài, lấy ví dụ minh họa. 2. Kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức 3. Thái độ - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh phóng to hình 41.2; 41.2 SGK. - Tranh phóng to H 42.1; 42.2 SGK. - Bảng 42.1 SGK, bảng 42.1 SGV. - Sưu tầm một số lá cây ưa sáng; lá lúa, lá cây ưa bóng - Thí nghiệm tính hướng sáng của cây xanh. - Tranh phóng to H 43.1; 43.2; 43.3 SGK. - Mẫu vật về thực vật ưa ẩm (thài lài, ráy, lá dong, vạn niên thanh...) thực vật chịu hạn (xương rồng, thông, cỏ may...) động vật ưa ẩm, ưa khô. - Tranh phóng to H 44.1; 44.2; 44.3 SGK. - Tranh ảnh sưu tầm về quan hệ cùng loài, khác loài. 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ và đọc trước nội dung bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1 : Môi trường và các nhân tố sinh thái Hoạt động 1.1 : Môi trường sống của sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV viết sơ đồ lên bảng: Thỏ rừng - Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?K-G * GV tổng kết: tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ. - Môi trường sống là gì? - Có mấy loại môi trường chủ yếu? * GV nói rõ về môi trường sinh thái. - Yêu cầu HS quan sát H 41.1, nhớ lại trong thiên nhiên và hoàn thành bảng 41.1. - HS trao đổi nhóm, điền được từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thí dụ vào mũi tên. - Từ sơ đồ HS khái quát thành khái niệm môi trường sống. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - HS quan sát H 41.1, hoạt động nhóm và hoàn thành bảng 41.2. * Tiểu kết - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. Hoạt động 1.2 : Các nhân tố sinh thái của môi trường Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nhân tố sinh thái là gì? - Thế nào là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh ? * GV cho HS nhận biết nhân tố vô sinh, hữu sinh trong môi trường sống của thỏ. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 41.2 trang 119. - Yêu cầu HS rút ra kết luận về nhân tố sinh thái. - Phân tích những hoạt động của con người. * GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần ▼/ SGK trang 120. - Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?K-G - Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mựa đông có gì khác nhau? - Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào? - Nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái? - HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời. - Quan sát môi trường sống của thỏ ở mục I để nhận biết. - Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 41.2. + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, xác chết sinh vật, nước... + Nhân tố con người. - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, phân tích tác động tích cực và tiêu cực của con người. - HS thảo luận nhóm, nêu được: + Trong 1 ngày ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối. + Mùa hè dài ngày hơn mùa đông. + Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp. è Các NTST của MT có thể thay đổi theo theo chu kì ngày- đêm, mùa * Tiểu kết - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình... + Nhân tố hữu sinh: à Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật, à Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng... - Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian. Hoạt động 1.3 : Giới hạn sinh thái Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV sử dụng H 41.2 và đặt câu hỏi: - Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào? - Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất? - Tại sao dưới 5oC và trên 42oC thì cá rô phi sẽ chết? * GV rút ra kết luận: từ 5oC - 42oC là giới hạn sinh thái của cá rô phi. 5oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên. 30oC là điểm cực thuận. * GV giới thiệu thêm: Cá chép Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 2o C và trên 44oC, phát triển thuận lợi nhất ở 28oC. - Giới hạn sinh thái là gì? - Nhận xét về giới hạn sinh thái của mỗi loài sinh vật? - Cá rô phi và cá chép loài nào có giới hạn sinh thái rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng? * GV cho HS liên hệ: Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái trong sản xuất nông nghiệp nên cần gieo trồng đúng thời vụ, khi khoanh vùng nông, lâm, ngư nghiệp cần xác định điều kiện đất đai, khí hậu tại vùng đó có phù hợp với giới hạn sinh thái của giống cây trồng vật nuôi đó không? VD: cây cao su chỉ thích hợp với đất đỏ bazan ở miền trung, Nam trung bộ, miền Bắc cây không phát triển được. - HS quan sát H 41.2 để trả lời. + Từ 5oC tới 42oC. + 30oC + Vì quá giới hạn chịu đựng của cỏ. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - HS nghiên cứu thông tin và trả lời. - Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, nhận xét, sau đó rút ra kết luận và ghi nhớ. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. * Tiểu kết - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. - Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi và ngược lại. Hoạt động 2 : Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Hoạt động 2.1 : Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV đặt vấn đề. - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của thực vật? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - Ánh sáng có ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của thực vật? * GV nêu thêm: ảnh hưởng tính hướng sáng của cây. - Nhu cầu về ánh sáng của các loài cây có giống nhau không? - Hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết? - Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân ứng dụng điều này như thế nào?K-G - HS nghiên cứu SGK trang 122 + Quan sát H 42.1; 42.2. - HS rút ra kết luận. - Dựa vào bảng trên và trả lời. - HS lắng nghe. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. + Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất. * Tiểu kết - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật. - Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau: + Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng. + Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. Hoạt động 2.2 : Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 123. Chọn khả năng đúng - Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? - Qua VD về phơi nắng của thằn lằn H 42.3, em hãy cho biết ánh sáng còn có vai trò gì với động vật? - Kể tên những động vật thường kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm? *GV thông báo thêm: + Gà thường đẻ trứng ban ngày + Vịt đẻ trứng ban đêm. + Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng, cá chép thường đẻ trứng sớm hơn. - Từ VD trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật? - Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà, vịt đẻ nhiều trứng?K-G - HS nghiên cứu thí nghiệm, thảo luận và chọn phương án đúng (phương án 3) - HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời: ảnh hưởng đến tập tính sống, các quá trình sinh lí của cơ thể động vật. - Lấy các ví dụ minh họa - HS lắng nghe GV, ghi nhận và ghi nhớ các thông tin. - HS rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng. + Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng. * Tiểu kết - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. + Giúp động vật điều hòa thân nhiệt. + Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật. - Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật: + Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày. + Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển. Hoạt động 3 : Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Hoạt động 3.1 : Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV đặt câu hỏi: - Trong chương trình sinh học ở lớp 6 em đã được học quá trình quang hợp, hô hấp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?K-G * GV bổ sung: ở nhiệt độ 25oC mọt bột trưởng thành ăn nhiều nhất, còn ở 8oC mọt bột ngừng ăn. * GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1; VD2; VD3, quan sát H 43.1; 43.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - VD1 nhiệt độ đó ảnh hưởng đến đặc điểm nào của thực vật? - VD2 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của thực vật? - VD3 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của thực vật? - Từ các kiến thức trên, em hãy cho biết nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật? - Các sinh vật sống được ở nhiệt độ nào? - Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường? Đó là những nhóm nào? - Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt? - Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao? * GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 43.1 vào PHT * GV gọi HS các nhóm lần lượt báo cáo trả lời, bổ sung, nhận xét. - HS liên hệ kiến thức sinh học 6 nêu được: + Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ 20- 30oC. Cây nhiệt đới ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (trên 40oC). - HS thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung và nêu được: + Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái (mặt lá có tầng cutin dày, chồi cây có các vảy mỏng), đặc điểm sinh lí (rụng lá). + Nhiệt dộ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái động vật (lông dày, kích thước lớn) + Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tập tính của động vật. - HS khái quát kiến thức từ nội dung trên và rút ra kết luận. + Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài nhờ cơ thể phát triển, cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp mỡ, da hoặc điều chỉnh mao mạch dưới da khi cơ thể cần toả nhiệt. àNhóm SV hằng nhiệt * Tiểu kết - Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật. - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. - Sinh vật được chia 2 nhóm: + Sinh vật biến nhiệt. + Sinh vật hằng nhiệt. Hoạt động 3.2 : Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV cho HS quan sát 1 số mẫu vật: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, yêu cầu HS: - Giới thiệu tên cây, nơi sống và hoàn thành bảng 43.2 SGK. * GV chiếu kết quả của 1 vài nhóm, cho HS nhận xét. - Nêu đặc điểm thích nghi của các cây ưa ẩm, cây chịu hạn? * GV bổ sung thêm: cây sống nơi khô hạn bộ rễ phát triển có tác dụng hút nước tốt. * GV cho HS quan sát tranh ảnh ếch nhái, tắc kè, thằn lằn, ốc sên và yêu cầu HS: - Giới thiệu tên động vật, nơi sống và hoàn thành tiếp bảng 43.2. * GV gọi 1 vài nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu tự đánh giá nhận xét. - Nêu đặc điểm thích nghi của động vật ưa ẩm và chịu hạn? * GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Vậy độ ẩm đã tác động đến đặc điểm nào của thực vật, động vật? - Có mấy nhóm động vật và thực vật thích nghi với độ ẩm khác nhau?K-G - HS quan sát mẫu vật, nêu tên, nơi sống và điền vào tấm theo bảng 43.2. - HS quan sát mẫu vật, nghiên cứu SGK trình bày được đặc điểm cây ưa ẩm, cây chịu hạn SGK. - HS quan sát tranh và nêu được tên, nơi sống động vật, hoàn thành bảng 43.2 vào PHT. - HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK và nêu được đặc điểm của động vật ưa ẩm, ưa khô SGK. - HS trả lời và rút ra kết luận. * Tiểu kết - Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. - Thực vật chia 2 nhóm: Nhóm ưa ẩm, nhóm chịu hạn - Động vật chia 2 nhóm: Nhóm ưa ẩm, nhóm ưa khô Hoạt động 4.1 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Hoạt động 4.1 : Quan hệ cùng loài Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV yêu cầu HS quan sát H 44.1 trả lời câu hỏi về mối quan hệ cùng loài s SGK: - Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? - Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì? * GV nhận xét, đánh giá, đưa 1 vài hình ảnh quan hệ hỗ trợ. - Số lượng các cá thể của loài ở mức độ nào thì giữa các cá thể cùng loài có quan hệ hỗ trợ? - Khi vượt qua mức độ đó sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ?K-G * GV đưa ra 1 vài hình ảnh quan hệ cạnh tranh. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 131. * GV nhận xét nhóm đúng, sai. - Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào? - Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?K-G - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm, phát biểu, bổ sung và nêu được: + Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ, bị gãy. + Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn,
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc