Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết dạng NST ở các kì.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

- Rèn kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ: Lòng say mê bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Tranh NST ở chu kỳ tế bào.- Tranh các kỳ nguyên phân.-ảnh chụp NST ở hành tây

2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức đã học.

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 13
Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Ngày soạn: 13/10/2019
Ngày dạy: 15/10/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
2. Kỹ năng: Phát triển tư duy thực nghiệm – quy nạp.
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh (GV tự vẽ): Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ và bài mới.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
- Trình bày cơ chế sinh con trai hay con gái ở người? Quan niệm cho rằng sinh con trai, gái do người mẹ quyết định có đúng không?
- Cho 1 HS làm bài tập ở góc bảng: Viết sơ đồ lai:
F1: Đậu hạt vàng, trơn x Đậu hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
Giới thiệu bài: Từ bài tập trên, GV nêu vấn đề: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, kết quả phép lai phân tích trên cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau. Trong trường hợp các gen di truyền liên kết (cùng nằm trên 1 NST) thì chúng sẽ cho tỉ lệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm BT và 1 HS lên bảng làm. HS nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Thí nghiệm của Moocgan 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
? Tại sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm?
- Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK và trình bày thí nghiệm của Moocgan.
- Yêu cầu HS quan sát H 13, thảo luận nhóm và trả lời:
? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
- Vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST?
? So sánh với sơ đồ lai trong phép lai phân tích về 2 tính trạng của Menđen em thấy có gì khác? (Sử dụng kết quả bài tập).
- GV chốt lại kiến thức và giải thích thí nghiệm.
? Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
- GV giới thiệu cách viết sơ đồ lai trong trường hợp di truyền liên kết.
Lưu ý: dấu tượng trưng cho NST. 
BV : 2 gen B và V cùng nằm trên 1 NST.
* Nếu lai nghịch mẹ F1 với bố thân đen, cánh cụt thì kết quả hoàn toàn khác.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Ý nghĩa của di truyền liên kết	
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n=8 nhưng tế bào có khoảng 4000 gen.
? Sự phân bố các gen trên NST sẽ như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
? So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết?
? ý nghĩa của di truyền liên kết là gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I.Thí nghiệm của Moocgan 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS nghiên cứu 3 dòng đầu của mục 1 và nêu được: Ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị, số lượng NST ít còn có NST khổng lồ dễ quan sát ở tế bào của tuyến nước bọt.
- 1 HS trình bày thí nghiệm.
- HS quan sát hình, thảo luận, thống nhất ý kiến và nêu được:
+ Vì đây là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang kiểu gen lặn nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực.
+ Vì ruồi cái thân đen cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, ruồi đực phải cho 2 loại giao tử => Các gen nằm trên cùng 1 NST.
+ Thí nghiệm của Menđen 2 cặp gen AaBb phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
- HS ghi nhớ kiến thức
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Ý nghĩa của di truyền liên kết	
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nêu được: mỗi NST sẽ mang nhiều gen.
- HS căn cứ vào kết quả của 2 trường hợp và nêu được: nếu F2 phân li độc lập sẽ làm xuất hiện biến dị tổ hợp, di truyền liên kết thì không.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
I.Thí nghiệm của Moocgan	
1. Đối tượng thí nghiệm: Ruồi giấm
2. Nội dung thí nghiệm:
P thuần chủng: Thân xám. cánh dài x Thân đen, cánh cụt
F1: 100% thân xám, cánh dài
Lai phân tích:
Con đực F1: Xám, dài x Con cái: đen, cụt
FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt
3. Giải thích:
- F1 được toàn ruồi xám, dài chứng tỏ tính trạng thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội so với cánh cụt. Nên F1 dị hợp tử về 2 cặp gen (BbVv)
- Lai ruồi đực F1 thân xám cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt. Ruồi cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ cho 1 loại giao tử bv, không quyết định kiểu hình của FB. Kiểu hình của FB do giao tử của ruồi đực quyết định. FB có 2 kiểu hình nên ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử: BV và bv khác với phân li độc lập cho 4 loại giao tử, chứng tỏ trong giảm phân2 gen B và V luôn phân li cùng nhau, b và v cũng vậy " Gen B và V, b và v cùng nằm trên 1 NST.
- Kết luận: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.
4. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết.
P: Xám. dài x Đen, cụt
	 	BV	bv
BV	bv
GP: BV bv
F1: 	BV ( 100% xám, dài)	bv
Đực F1: Xám, dài x Cái đen, cụt
 BV bv
 bv bv
GF1: BV; bv bv
FB: 	1 BV 	bv
	 bv bv
1 xám, dài: 1 đen, cụt	
II. Ý nghĩa của di truyền liên kết	.
- Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết (số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội).
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Khi nào thì các gen di truyền liên kết? Khi nào các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do?
(Các gen cùng nằm trên 1 NST thì di truyền liên kết. mỗi gen nằm trên 1 NST thì phân li độc lập).
=> Di truyền liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học bài và trả lời câu hỏi 3 SGK.
- Làm bài tập 3, 4 vào vở bài tập.
- Học bài theo nội dung SGK.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
2. Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm so sánh
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
P (lai phân tích)
Hạt vàng, trơn x Xanh, nhăn
 AABB aabb
Xám, dài x Đen, cụt
 BV	 bv
 bv	 bv
G
.......
........
FB: - Kiểu gen
 - Kiểu hình
...........
...........
.............
........
Biến dị tổ hợp
........
.......
Tuần 7 
Tiết 14
Bài 14: TH: QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ
Ngày soạn:15/10/2019
Ngày dạy: 17/10/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết dạng NST ở các kì.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ: Lòng say mê bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh NST ở chu kỳ tế bào.- Tranh các kỳ nguyên phân.-ảnh chụp NST ở hành tây
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức đã học.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Kiểm tra câu hỏi 1,2.- Gọi HS lên làm bài tập 3, 4.
Giới thiệu bài: ? Trình bày những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào? Trong tiết hôm nay, các em sẽ tiến hành nhận dạng hình thái NST ở các kì qua tranh ảnh
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời và tìm các tình huống mới.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. GV nêu yêu cầu của buổi thực hành.
2. GV hướng dẫn HS cách sử dụng kính hiển vi:
+ Lấy ánh sáng: Mở tụ quan, quay vật kính nhỏ vào vị trí làm việc, mắt trái nhìn vào thị kính, dùng 2 tay quay gương hướng ánh sáng khi nào có vòng sáng đều, viền xanh là được.
+ Đặt mẫu trên kính, đầu nghiêng nhìn vào vật kính, vặn ốc sơ cấp cho kính xuống dần tiêu bản khoảng 0,5 cm. Nhìn vào thị kính vặn ốc sơ cấp cho vật kính từ từ lên đến khi ảnh xuất hiện. Vặn ốc vi cấp cho ảnh rõ nết. Khi cần quan sát ở vật kính lớn hơn chỉ cần quay trực tiếp đĩa mang vật kính ấu vào vị trí làm việc.
+ Trong tiêu bản có các tế bào đang ở thời kì khác nhau. Cần nhận dạng NST ở các kì trên tiêu bản.
3. Yêu cầu HS vẽ lại hình khi quan sát được, giữ ý thức kỉ luật (không nói to).
4. GV chia nhóm, phát dụng cụ thực hành: mỗi nhóm 1 kính hiển vi và một hộp tiêu bản.
5. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng nhận và bàn giao dụng cụ.
Lưu ý HS:
- GV theo dõi, trợ giúp, đánh giá kĩ năng sử dụng kính hiển vi tránh vặn điều chỉnh kính không cẩn thận dễ làm vỡ tiêu bản.
- Có thể chọn ra mẫu tiêu bản quan sát rõ nhất của các nhóm HS tìm được để cả lớp đều quan sát.
- Nếu nhà trường chưa có hộp tiêu bản thì GV dùng tranh câm các kì của nguyên phân để nhận dạng hình thái NST ở các kì
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS ghi nhớ cách sử dụng kính hiển vi.
- Các nhóm nhận dụng cụ.
- HS tiến hành thao tác kính hiển vi và quan sát tiêu bản theo từng nhóm.
- Vẽ các hình quan sát được vào vở thực hành.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.	
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trả lời các câu hỏi trong sách BT kiến thức liên quan, vẽ hình.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Vẽ hình và trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, ôn lại kiến thức cũ và nghiên cứu trả lời bài mới.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ về nhà và tìm các tình huống liên quan đến bài học.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi liên quan trong sách BT sinh học 9.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc