Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 9 (tuần 36 – tiết 67 )

1 a) - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

 - Có 4 loại môi trường chủ yếu của sinh vật: Môi trường nước, môi trường cạn, môi trường trong đất, moi trường sinh vật.

b)- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả sinh vật

- Trong quan hệ đối địch một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều có hại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 9 (tuần 36 – tiết 67 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD $ ĐT Tp Buôn Ma Thuột KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ	 MÔN: SINH HỌC 9 (Tuần 36 – Tiết 67 )
 THỜI GIAN: 45 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức các chương I, II, III, IV phần SV và MT sinh học 9
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tự luận, khả năng tư duy độc lập
 3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
II. Hình thức ra đề và kiểm tra
Hình thức ra đề : 100 % tự luận
Hình thức kiểm tra : Tập trung
III. Ma trận để
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương I
Sinh vật và môi trường
Nêu được k/n môi trường, phân biệt được 4 loại MT chủ yếu
Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
Số câu
Câu 1 ( a )
Câu 1 ( b )
1 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
10 %
10 %
20 %
- Nêu được k/n giới hạn sinh thái .
Giải thích được sự phân bố của sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái.
Số câu
Câu 2 ( a )
Câu 2 ( b)
1 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
10 %
10 %
20 %
Chương II
Hệ sinh thái
Phát biểu được k/n lưới thức ăn
Từ các sinh vật cho trước viết được các chuỗi thức ăn, theo đó viết được lưới thức ăn
 Số câu
Câu 3 
Câu 3 
1 câu
Điểm
0.5 điểm
1,5 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
5 %
15 %
20 %
Chương III
Con người, dân số và môi trường
Nhận biết được tình hình môi trường tại địa phương
Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường
Số câu
Câu 4
Câu 4
1 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
10 %
10 %
20 %
Chương IV
Bảo vệ môi trường
Nêu được k/n tài nguyên thiên nhiên
Hiểu được như thế nào là nguồn năng lượng sạch
Số câu 
Câu 5
Câu 5
1 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
10 %
10 %
20 %
Tổng
2.5 câu
1.5 câu
1 câu
5 câu
Số câu
Số điểm
4.5 điểm
3 điểm
2 . 5 điểm
10 điểm
Tỉ lệ
45%
30 %
25 %
100 %
IV. Biên soạn câu hỏi đề theo ma trận:
Câu 1) ( 2 điểm )
Môi trường là gì ? Có mấy loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật?
Phân biệt điểm khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch?
Câu 2: ( 2 điểm )
 a) Thế nào là giới hạn sinh thái?
 b ) Loài cá nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao? Loài cá nào sống ở đâu là thích hợp? 
Biết rằng: 
 Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 2oC đến 44oC , điểm cực thuận là 28oC. 
Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 5oC đến 42oC , điểm cực thuận là 30oC.
Biên độ dao động nhiệt độ nước của ao hồ miền Bắc nước ta là 2oC đến 42oC ,của ao hồ miền Nam nước ta là 10oC đến 40oC .
Câu 3 ( 2 điểm )
 Thế nào là lưới thức ăn ? Hãy viết 4 chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật sau rồi vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó 
 Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các sinh vật: : cỏ, nai ,sâu, chuột , bọ ngựa, sư tử ,rắn , vi sinh vật.
Câu 4: ( 2 điểm )
 Bằng thực tế em hãy nêu tình hình môi trường của địa phương em. Bản thân em cần làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường ?
 Câu 5 ( 2 điểm )
 Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Nguồn năng lượng như thế nào gọi là nguồn năng lượng sạch?
V) Đáp án và biểu điểm chấm : 
Câu
Đáp án 
Điểm
1
a) - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. 
 - Có 4 loại môi trường chủ yếu của sinh vật: Môi trường nước, môi trường cạn, môi trường trong đất, moi trường sinh vật.
b)- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả sinh vật
- Trong quan hệ đối địch một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều có hại.
0.5
0.5
0.5
0.5
2
a.Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
b.Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
- Căn cứ vào biên độ dao đông:
+ Cá chép sống ở ao hồ miền Bắc nước ta là thích hợp
 + Cá rô phi sống ở ao hồ miền Nam nước ta là thích hợp
1.0
0.5
0.25
0.25
3
- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung
- Các chuỗi thức ăn: Cỏ → thỏ → cáo → vi sinh vật
 Cỏ → thỏ → hổ → vi sinh vật 
 Cỏ → dê → hổ → vi sinh vật 
 Cỏ → sâu → chim → vi sinh vật
 Dê → Hổ
 Cỏ → Thỏ → Cáo → Vi sinh vật
 Sâu → Chim 
0. 5
0. 5
1.0
4
 - Nêu được thực trạng vấn đề ô nhiễm bởi các tác nhân : Chất thải rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi. Gây ÔNMT
 - Liên hệ nêu lên được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ MT 
1.0
1.0
5
 - Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được
 - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : năng lượng mặt trời, gió, nhiệt từ lòng đất, thủy triều, khi sử dụng không gây ONMT gọi là năng lượng sạch.
1.0
1.0
Phòng GD $ ĐT Tp Buôn Ma Thuột KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ	 MÔN: SINH HỌC 8 (Tuần 36 – Tiết 67 )
 THỜI GIAN: 45 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức các chương VII, VIII, IX, X, XI sinh học 8
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tự luận, khả năng tư duy độc lập
 3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
II. Hình thức ra đề và kiểm tra
Hình thức ra đề : 100 % tự luận
Hình thức kiểm tra : Tập trung
III. Ma trận để
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương VII
BÀI TIẾT
Nêu cấu tạo HBT nước tiểu
Hiểu được các thói quen sống khoa học bảo vệ HBT nước tiểu
Số câu
Câu 1 
Câu 1 
1 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
10 %
10 %
20 %
Chương VIII
DA
Giải thích được cơ chế điều hòa thân nhiệt khi trời nóng và lạnh
Số câu
Câu 2 
1 câu
Số điểm
2điểm
2 điểm
Tỉ lệ
20 %
20 %
Chương IX
THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Phân biệt được PXKĐK và PXCĐK
Hiểu được điều kiện thành lập pxcđk ở người
 Số câu
Câu 3 
Câu 3
1 câu
Điểm
1.5 điểm
1 điểm
2.5 điểm
Tỉ lệ
15 %
10 %
25 %
Chương X
NỘI TIẾT
Nêu được 2 loại HM sinh dục làm biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ( Nam – Nữ )
Nêu đúng dấu hiệu quan trọng nhất ở tuổi dậy thì
Số câu
Câu 4
Câu 4
1 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ
10 %
10 %
20 %
Chương XI
SINH SẢN
Biết được những hậu quả khi mang thai ở tuổi vị thành niên
Số câu 
Câu 5
1 câu
Số điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
Tỉ lệ
15 %
15 %
Tổng
2.5 câu
1 câu
1.5 câu
5 câu
Số câu
Số điểm
5 điểm
2 điểm
3 điểm
10 điểm
Tỉ lệ
50 %
20 %
30 %
100 %
IV. Biên soạn đề theo ma trận
 Câu 1: ( 2 điểm )
 Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?
Câu 2: ( 2 điểm )
 Vì sao mùa hè da thường hồng hào hồng hào, còn mùa lạnh da lại tái xám và đôi khi nổi da gà?
Câu 3 ( 2.5 điểm )
 Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, cho ví dụ ? Thành lập phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì ?
 Câu 4 ( 2 điểm )
 Hoocmon gây sự biến đổi tuổi dậy thì ở nam và nữ là những hoocmon nào? Dấu hiệu quan trọng nhất trong sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam và nữ là gì ?
Câu 5 ( 1.5 điểm )
 Nêu những hậu quả của việc mang thai sớm ở tuổi vị thành niên ?
V. Đáp án và biểu điểm chấm
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn tiểu, bóng đái và ống đái. Thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:Giữ vệ sinh cho toàn thân và hệ bài tiết nước tiểu; khẩu phần ăn uống hợp lí; đi tiểu đúng lúc
1.0
1.0
2
- Mùa hè trời nóng: Mạch máu dưới da dãn, lượng máu đi qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường sự tỏa nhiệt ra môi trường -> da hồng hào
- Mùa đông khi trời lạnh: Mạch máu dưới da co, lượng máu đi qua da ít. Đồng thời cơ co chân lông co nên có hiện tượng nổi da gà, giảm sự tỏa nhiệt ra môi trường 
-> Da tái xám
1.0
1.0
3
- Phản xạ ko điều kiện là phản xạ sinh ra đã có ko cần phải học tập. VD: em bé sinh ra đã biết khóc
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời cá thể, là kết quả của quá trình họa tập, rèn luyện và rút kinh nghiệm. VD: Nghe tiếng trống báo hiệu vào lớp HS chạy về lớp học
- Điều kiện thành lập PXCĐK:
+ Cần có sự kết hợp giữa 2 kích thích một có điều kiện và một không điều kiện. ( trong đó KT có ĐK phải tác động trước )
+ Sự kết hơp giữa 2 KT phải được lặp đi lặp lại nhiều lần
0.75
0.75
0.5
0.5
4
- Hoocmon gây biến đổi tuổi dậy thì:
+ Ở nữ :Hoon môn Ơtrogen . Dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì ở nữ là có kinh nguyệt lần đầu tiên
+ Ở nam: HM Testosteron . Dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì ở nam là xuất tinh lần đầu.
1.0
1.0
5
- Hậu quả của việc mang thai sớm ở tuổi vị thành niên:
 + Tỉ lệ xảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa hoàn thiện về cấu tạo
 + Nếu sinh con thì con thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao
 + Ảnh hưởng đến việc học tập, vị thế xã hội và công tác sau này 
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docBai_66_Tong_ket_chuong_trinh_toan_cap_tiep_theo_20150726_105852.doc
Giáo án liên quan