Giáo án theo chủ đề môn Sinh học 9 - Năm học 2019-2020

1.2. Kĩ năng :

+ Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.

+ Học sinh biết cách thu thập mẫu.

+ Phân loại , phân tích mẫu vật

1.3. Thái độ: Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.

1.4. Định hướng các năng lực được hình thành

1. 4.1. Các năng lực chung

+ NL tự học: HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:

- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái

- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánh sáng,độ ẩm ) đến sinh vật.

- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường

- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài

- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề.

 

docx24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Sinh học 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a biển, cá voi.
11. Những loài sau là động vật biến nhiệt:
A.Cá heo, cá rô phi, cá lưỡi trâu
C. Cá rô phi, cá heo, cá nóc.
B. Cỏ chim, cá voi, cá chép.
D. Cá sấu, cá nhám, cá đuối.
12. Những động vật hoạt động ban đêm là:
A. Lươn, bướm đêm, trâu.
C. Muỗi, thằn lằn,chim sẽ.
B. Ong, gà rừng, bồ câu.
D. Chim cú, chim lợn, dơi.
13. Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:
A. Thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết.
C. Xúc giác phát triển. 
B. Mắt rất tinh dễ quan sát.
D. Mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm.
2- Phần tự luận
Câu 14: Giả sử có các sinh vật sau: Trâu, lợn, sán lá gan, sán sơ mít, giun đũa, giun đất, cá rô phi, sáo.
1.Trình bày khái niệm môi trường sống của sinh vật, có mấy loại môi trường sống của sinh vật?
2. Cho biết môi trường sống của các loại sinh vật kể trên? 
Câu 15: Khi nuôi gà chúng ta cố gắng chọn những giống gà tốt. Tùy theo mục đích nuôi gà mà họ chọn theo hướng trứng hay hướng thịt, trong quá trình chăm sóc chú ý : Cho ăn thức ăn đầy đủ: Bột cá, ngô. cua, ốc, giunVà nuôi dưỡng chúng trong chuồng cao và ánh sáng đầy đủ để chống bệnh tật.
 1. Những loại nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của gà? Hãy sắp xếp những nhân tố trên theo phân loại đó?
 2. Hãy phân tích sự tác động của các nhân tố sinh thái trên lên đời sống của gà?
Câu 16: Bài tập 1 SGKtr121
Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gôc giá thổi, gỗ mục, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào các nhóm nhân tố sinh thái.
Câu 17: Bài tập 2SGKtr121
Quan sát lớp học và tìm các nhân tố sinh thái tác động đến việc học tập và sức khỏe của học sinh.
Câu 18: Bài tập 3SGK Tr121
Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
Câu 19: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của Cá Rô Phi ở nước ta, chúng chết ở nhiệt độ dưới 5,60C và trờn 420C. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 300C Người ta tiến hành nuôi cá Rô Phi ở môi trường có nhiệt độ khác nhau là: 40C, 290C, 400C, 5,70C. Em hãy so sánh sự phát triển của cá Rô Phi trong các môi trường trên. Từ đó hãy rút ra nhận xét?
Câu 20: Cá rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc khi cao hơn 420C và sinh sống tốt ở nhiệt độ 300C 
 1. Đối với cá rô phi, các giá trị về nhiệt độ 5,60C, 420C và 300C gọi là gì?
 2. Cá chép sống ở nước ta có cá giá trị về nhiệt độ tương ứng là 20C, 440C và 280C 
So sánh 2 loài cá rô phi và cá chép, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn so với loài kia?
3. Biên độ dao động nhiệt độ của nước ao hồ ở miền Bắc nước ta là 20C và 420C và ở miền Nam nước ta là 100C và 400C loài nào sống ở đâu sẽ thích hợp, tại sao?
Câu 21: Bài tập 4 SGK tr121
Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.
Câu 22
Cây thông đuôi ngựa sống được trong nước có nồng độ muối từ 0,5‰ đến 4‰ và sinh trưởng tốt ở nồng độ muối 2‰.
1. Vẽ sơ đồ tác động của nồng độ muối lên cây thông đuôi ngựa.
2. Cây mắm biển sống ở cỏc bói lầy ven biển chịu đựng được nồng độ muối trong nước từ 5‰ đến 9‰.
So sánh khả năng chịu đựng và thích nghi với nồng độ muối của cây mắm biển và cây thông đuôi ngựa.
Câu 23
1. Phân biệt nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng?
2. Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.
3. Trong chăn nuôi gà đẻ trứng người ta làm thế nào để tăng sản lượng trứng? Vậy ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến động vật?
Câu24. 
1. Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt? 
2. Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao?
Câu 25
Giải thích câu thành ngữ. Người sống vỡ gạo, cỏ bạo về nước 
Câu 26
Hãy xác định những sinh vật sau đây hình thành những đặc điểm thích nghi theo những nhân tố sinh thái nào:
 	1, Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới .
	2, Cây xương rồng tiêu giảm lá và thân mọng nước.
	3, Cây bàng rụng lá vào mùa đông.
	4, Con dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi.
 5, Trùng roi ngày nổi trên mặt nước, đêm lặn xuống
Đáp án
Nhiệt độ
2. Độ ẩm
3.Nhiệt độ và độ ẩm
4.Ánh sáng
5.Ánh sáng
Câu 27: Dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống của các sinh vật giải thích nghĩa đen câu tục ngữ sau:
 “Gió đông là chồng lúa chiêm
 Gió bấc là duyên lúa mùa.
 HD: Đó chính là “mối duyê được “xe” giữa gió và cây lúa. Gió Đông Nam thổi từ biển Đông vào làm cho thời tiết ấm, nhiều hơi nước, gây mưa.
	Lúa chiêm theo thời vụ trước đây (ở đồng bằng Bắc bộ) là thứ lúa được cấy từ trước tết âm lịch, gặt vào tháng 6. Khi gió đông thổi tới (cuối mùa xuân), trời ấm, có mưa làm cho cây lúa chiêm tươi tốt, đẻ nhánh khoẻ làm đũng và trổ bụng.
	Gió bấc là gió Đông Bắc từ vùng cao áp xibêri tới mang tính chất lục địa khô và lạnh. Lúa mùa theo thời vụ cũ là thứ lúa được cấy từ cuối tháng 6, gặt vào cuối tháng 10, tháng 11. Khi gió Bắc đến sớm (tháng 10) khí hậu trở lên mát mẻ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của lúa mùa.
Câu 28Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:
- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt
- Mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt 
- Trắm cỏ ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặt và tầng giữa.
- Chép: ăn tạp, sống ở tầng đáy
- Trôi: ăn vụn hữu cơ, sống ở tầng đáy
Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài cá trên trong một ao được không? Vì sao? Liệt kê các mối quan hệ khác loài mà em biết?
Câu 29: Quan sát các hiện tượng sau:
1, Rễ của các cây nối liền nhau ở nhiều loài cây
2, Tự tỉa ở thực vật
3, Chim ăn sâu.
4, Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối.
5, Hải quỳ và tôm kí cư.
6, Dây tơ hồng trên cây bụi.
7, Địa y.
8, Cáo ăn gà.
9, Ăn lẫn nhau khi số lượng quần thể tăng quá cao.
10, Cây mọc theo nhóm.
11, Giun sán sống trong hệ tiêu hóa của lợn.
12, Báo dâu.
13,Trùng roi sống trong hệ tiêu hóa của con mối
14,Ong hút mật hoa
15,Cây nắp ấm ăn sâu bọ	
16, Chim ăn quả có hạt cứng
17, Địa y sống bám trên cây cau
18, Bệnh sốt rét.
19, Hiện tượng thắt nghẽn ở cây đa, si	
Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các quan hệ sinh thái cho phù hợp
Câu 30. Có mấy loại môi trường sống của sinh vật ? đó là những môi trường nào?
Câu 31. 
Tại sao khi trồng lúa, trồng ngô phải trồng theo hàng và đảm bảo khoảng cách giữa các hàng cây cho phù hợp không quá thưa, quá dày?
TRẢ LỜI BỘ CÂU HỎI - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG” 
3.Đáp án phần trắc nghiệm
1.B
2.C 
3.D
4.D
5.B
6.D
7.C
8.C
9.D
10.C
11.D
12.D
13.A
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tuần 22 	Ngày dạy: 
Tiết 43
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Tranh hình 41.1, 41.2.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, kẻ bảng 41.2 vào vở ghi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động(3 phút)
- Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh ổn định...
*Vào bài: Giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ khăng khít. Hiểu rõ mối quan hệ này giúp con người đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu và phát triển bền vững.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(33 phút )
Hoạt động 1. Môi trường sống của sinh vật(10 phút)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV viết sơ đồ lên bảng:
 Thỏ rừng 
Hỏi:
- Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
- GV tổng kết: tất cả các yếu tố đó và nhiều yếu tố khác nữa tạo nên môi trường sống của thỏ.
- Môi trường sống của sinh vật là gì?
- Có mấy loại môi trường chủ yếu?
- GV núi rừ về mụi trường sinh vật.
- VD: bản thân mỗi sinh vật như con chó, cái cây lại là môi trường sống của nhiều sinh vật kí sinh khác nó là môi trường sinh vật
- Yờu cầu HS quan sát H 41.1 vận dụng kiến thức và hoàn thành bảng 41.1.
- HS trao đổi nhóm, điền được từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên.
- Từ sơ đồ HS khái quát thành khái niệm môi trường sống.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS quan sát H 41.1, hoạt động nhóm và hoàn thành bảng 41.2.
- HS nêu được 4 loại môi trường chủ yếu:
- Hiểu được khái niệm môi trường sinh vật như: con chó, cái cây, con cá là những môi trường sinh vật.
- Vận dụng kiến thức vừa học hoàn thành bảng, lấy ví dụ về sinh vật cụ thể và xác định được môi trường sống của nó.
*Kết luận: 	
- Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất - không khí( trên cạn)
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
Hoạt động 2. Các nhân tố sinh thái của môi trường(13 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV quay lại ví dụ đầu giờ về các yếu tố tác động lên đời sống của thỏ để dẫn dắt đến khái niệm nhân tố sinh thái.
- Nhân tố sinh thái là gì?
- Em hãy xếp các nhân tố sinh thái trong ví dụ phần I thành 2 nhóm?
- Tìm sự khác nhau của 2 nhóm đó?
- Thế nào là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh ?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 41.2 trang 119 dưới dạng phiếu học tập.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về nhân tố sinh thái.
- Phân tích những hoạt động của con người để thấy sự tác động mạnh mẽ của con người đối với tự nhiên.( nhân tố con người tác động tới sinh vật qua các hoạt động của con người)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần s SGK trang 120.
- Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
- Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
- Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?
- Yêu cầu:
- Nhận xét về sự tác động của các nhân tố sinh thái tới các sinh vật? 
- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời.
- Quan sát môi trường sống của thỏ ở mục I để nhận biết sắp xếp thành hai nhóm nhân tố sinh thái.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu bảng 41.2. và báo kết quả
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, xác chết sinh vật, nước...
+ Nhân tố con người.
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, phân tích tác động tích cực và tiêu cực của con người.
- HS thảo luận nhúm vận dụng kiến thức môn địa lí nêu được:
+ Trong 1 ngày ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối.
+ Mùa hè dài ngày hơn mùa đông.
+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp.
HS rút ra nhận xét:
+ Các nhân tố sinh thái tác động tới sinh vật thay đổi có tính chất chu kỳ như chu kỳ mùa, chu kỳ ngày, chu kỳ năm.
+ Mỗi nhân tố sinh thái tác động tới sinh vật cũng không giống nhau phụ thuộc vào môi trường,thời gian...
* Kết luận
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh: 
Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...
- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật không giống nhau thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
Hoạt động 3. Giới hạn sinh thái(10 phút)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV sử dụng H 41.2 giới thiệu các kí hiệu trong hình và đặt câu hỏi:
- Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào?
- Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?
- Tại sao dưới 5oC và trên 42oC thì cá rô phi sẽ chết?
- GV giúp HS rút ra kết luận: từ 5oC - 42oC là giới hạn về nhân tố sinh thái nhiệt độ của cá rô phi. 5oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên. 30oC là điểm cực thuận.
? Giới hạn sinh thái là gì?
- GV giới thiệu thêm: Cá chép Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 2o C và trên 44oC, phát triển thuận lợi nhất ở 28oC.
- Nhận xét về giới hạn sinh thái của mỗi loài sinh vật?
- Cá rô phi và cá chép loài nào có giới hạn sinh thái rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng?
- GHST ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật
- Nắm được GHST của giống vật nuôi và cây trồng có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất?
- HS quan sát H 41.2 để trả lời.
+ Từ 5oC tới 42oC.
+ 30oC
+ Vì vượt qua giới hạn chịu đựng của cá.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để vật nuôi và cây trồng có thể phát triển tốt nhất.
* Kết luận: 
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
- Mỗi loài đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thì phân bố rộng, dễ thích nghi và ngược lại.
3. Hoạt động luyện tập (4 phút ) 
- HS đọc ghi nhớ.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào vở. GV hướng dẫn HS làm bài tập 4.
+ HS vận dụng kiến thức môn toán để vẽ được đồ thị mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sinh vật trong bài.
4. Hoạt động vận dụng (4 phút)
- Môi trường là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái
- Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho VD?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng kiến thức(1 phút)
- Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
- Kẻ bảng 42.1 vào vở, ôn lại kiến thức về sinh lí thực vật.
Tuần 22	Ngày dạy: 
Tiết 44
ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hình 42.1, 42.2.
2. Học sinh
- Kẻ bảng 42.1 trong sách giáo khoa vào vở ghi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động(6 phút )
- Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh ổn định...
* Kiểm tra bài cũ(5 phút) 
- Môi trường sống của sinh vật là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái? 
- GHST là gì? Cho ví dụ?
*Vào bài: Khi chuyển 1 sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh đến nơi có ánh sáng yếu (hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào? Nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống sinh vật?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30 phút )
Hoạt động 1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật(15 phút)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV đặt vấn đề.
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của thực vật?
- GV cho HS quan sát cây lá nốt, vạn niên thanh, gợi ý để các em so sánh cây sống nơi ánh sáng mạnh, cây sống nơi ánh sáng yếu. Cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 42.1
- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Cho HS nhận xét, quan sát minh hoạ trên tranh, mẫu vật.
- HS nghiên cứu SGK trang 122
+ Quan sát H 42.1; 42.2.
 - HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 42.1 báo cáo kết quả.
Bảng 42.1: Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Thân
+ Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
+ Thân cây thấp, số cành cây nhiều
+ Phiến lá lớn, màu xanh thẫm
+ Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên
Đặc điểm sinh lí:
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hươi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.
+ Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.
- Vậy Ánh sáng có ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của thực vật?
- GV nêu thêm: tính hướng sáng của cây.
- Nhu cầu về ánh sáng của các loài cây có giống nhau không?
- Dựa vào ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật chia thực vật thành mấy nhóm ? cho VD ?
- Trong sản xuất nông nghiệp, người ta vận dụng ảnh hưởng của ánh sáng tới cây trồng như thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất ?
- HS rút ra kết luận.
- Dựa vào bảng trên và trả lời.
- HS quan sát hai chậu cây đó chuẩn bị và rút ra nhận xét.
+ Chậu cây đặt cạnh cửa sổ ngọn cây hướng về phía cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng( thân cây cong)
+ Chậu cây để ngoài tự nhiên thân thẳng bình thường.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Có 2 nhóm thực vật :
+ Nhóm cây ưa sáng
+ Nhóm cây ưa bóng
+ Trồng xen kẽ các loại cây khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích để tăng năng suất và tiết kiệm đất.
* Kết luận: 	
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.
- Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:
+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
+ Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
 Hoạt động 2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật(15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 123. Chọn khả năng đúng:
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
- Qua VD về phơi nắng của thằn lằn H 42.3, em hãy cho biết ánh sáng còn có vai trò gì với động vật? 
- Kể tên những động vật thường kiếm ăn vào ban ngày và các động vật kiếm ăn ban đêm?
- GV thông báo thêm:
+ Gà thường đẻ trứng ban ngày
+ Vịt đẻ trứng ban đêm.
+ Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng, cá chép thường đẻ trứng sớm hơn.
- Từ VD trờn em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật?
- Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà đẻ nhiều trứng?
- Dựa vào ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật người ta chia động vật thành mấy nhóm?
- HS nghiên cứu thí nghiệm, thảo luận và chọn phương án đúng (phương án 3)
- HS: ảnh hưởng tới khả năng định hướng trong không gian giúp động vật di chuyển
- HS : Giúp động vật điều hòa thân nhiệt
- HS kể tên một số động vật thường kiếm ăn ban đêm và một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
- Ánh sáng còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật
+ Tạo ngày nhân tạo để gà đẻ nhiều trứng.
- Có hai nhóm động vật
+ Nhóm động vật ưa sáng
+ Nhóm động vật ưa tối
* Kết luận: 
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
- Động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất hay đáy biển.
3. Hoạt động luyện tập(4 phút )
- Làm bài tập 2, 3 vào vở.
4. Hoạt động vận dụng (4 phút)
- Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.
- Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức(1 phút)
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhau.
Tuần 23	 Ngày dạy: 07/4/2020
Tiết 43
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. CHUẨN BỊ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Hoạt động khởi động(7 phút)
- Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
*Kiểm tra bài cũ(5 phút)
- Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường chủ yếu?
- Trình bày các nhân tố sinh thái của môi trường?
* Vào bài: Nếu chuyển động vật sống nơi có nhiệt độ thấp (Bắc cực) VD; chim cánh cụt về nơi khí hậu ấm áp (vùng nhiệt đới) liệu chúng có sinh trưởng và phát triển được bình thường không ? Vì sao? Vậy nhiệt độ và độ ẩm đó ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30 phút)
Hoạt động 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời s

File đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc_2019_2020.docx