Giáo án theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Tuần 30 đến 32 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1. Kiến thức:

- HS hiểu được: Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.

- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.

- Biết được độ muối của biển và ddaij dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.

- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.

- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.

- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.

- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể tên những dòng biển chính.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Tuần 30 đến 32 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30 31 32 Ngày soạn :......................... Ngày dạy :.........................
 Tiết :29 30 30 CHỦ ĐỀ: LỚP NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
 (THỜI LƯỢNG: 3 TIẾT- TIẾT 29,30,31 )
Bước 1: Xác định tên chuyên đề	
Lí do chọn chuyên đề: Nội dung của bài sông và hồ, biển và đại dương được thực hiện dàn trải , khi học tập học sinh không thấy được những vấn đề chung , mối liên hệ giữa các bài với nhau , giữa điều kiện tự nhiên các đặc điểm của sông và hồ với mối quan hệ chặt chẽ với đời sống sản xuất của con người, hiểu biết về sông hồ có ý nghĩa rất thực tiễn đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia và giúp cho giáo viên- học sinh làm quen với chương trình sách giáo khoa mới trong thời gian sắp tới Vì vậy, cần phải xây dựng nội dung dạy học thành chuyên đề.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức , kĩ năng, thái độ và định hướng năng lực hình thành
1. Kiến thức :
- HS hiểu được:Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- HS nắm được khái niệm về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- HS biết được: Độ muối của biển và ddaij dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.
 - Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.
- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể tên những dòng biển chính.
2. Kĩ năng: 
- Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.
- Phân tích tranh ảnh, lược đồ.
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát , đọc và phân tích bản đồ.
3. Thái độ:
- Giúp các em hiểu biết thêm thựctế
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , các sự vật và hiện tượng địa lí.
- Có tình yêu thiên nhiên ,con người ở các châu lục
- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
- Ý thức học tâp tự giác 
4. Nội dung trọng tâm.
- Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- Khái niệm về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Độ muối của biển và ddaij dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.
 - Các hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
5. Định hướng năng lực được hình thành ( Năng lực và phẩm chất hướng tới HS )
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, - Năng lực giải quyết vấn đề,- Năng lực sáng tạo, - Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp, - Năng lực hợp tác, - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực tính toán
*Năng lực chuyên biệt trong môn Địa lý
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (đặc trưng nhất ở môn Địa lý)
 - Năng lực học tập ngoài thực địa, -  Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dung số liệu thống kê – Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video,mô hình
Bước 3: Xây dựng nội dung chuyên đề: Lớp nước trên Trái Đất.
- Sông và hồ.: 1.Sông và lượng nước của song 2. Hồ
- Biển và đại dương: 
1. Độ muối của nước biển và đại dương 
2. Sự vận động của nước biển và đại dương: a) Sóng b) Thủy triều c) Các dòng biển
- Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
1. Dựa vào bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới cho biết:
+ Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh
+ So sánh vị trí và hướng chảy
Bước 4: Bảng mô tả cấp độ nhận thức:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Sông và hồ
Hiểu được khái niệm phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
 nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Bằng những hiểu biết thực tế, cho ví dụ về lợi ích của sông.
- Nêu tên 1 số hồ nhân tạo em biết? Các hồ này có tác dụng?
- So sánh tổng lượng nước ( bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ.
- Giải thích vì sao có sự chênh lệch lượng nước đó?
Biển và Đại Dương
- Biết được độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương ( Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng
- Giải thích tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
Sự chuyển động của các dòng biển trong đai dương
- Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Nêu được mối quan hệ giữa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua.
- So sánh nhiệt độ của các địa điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 60 bắc
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.
Bước 5: Hệ thống câu hỏi và bài tập: 
1. Câu hỏi nhận biết:
Tự luận:
Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 59, hãy xác định lưu vực, các phụ lưu và chi lưu của con sông chính?
Câu 2: Em hãy nêu tên 1 số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng?
Câu 3: Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 4: Nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên trái đất?
Câu 5: Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh ở nửa cầu Bắc, trong Đại Tây Dương và trong Thái Bình Dương? 
Câu 6: Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Nam?
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Em hiểu thế nào la tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của 1 con sông?
Câu 2: So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong Đại Dương Thế giới?
Câu 3: So sánh nhiệt độ của các điểm A, B, C, D cùng nằm trên ví độ? Từ so sánh đó, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua?
3. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
Câu 2: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
 CHỦ ĐỀ: LỚP NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (THỜI LƯỢNG: 3 TIẾT- TIẾT 29,30,31 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức: 
- HS hiểu được: Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Biết được độ muối của biển và ddaij dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.
- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể tên những dòng biển chính.
2. Kỹ năng:
- Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.
- Phân tích tranh ảnh, lược đồ.
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát , đọc và phân tích bản đồ.
 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , các sự vật và hiện tượng địa lí.
4. Nội dung trọng tâm.
- Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- Khái niệm về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Độ muối của biển và ddaij dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.
 - Các hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
5. Định hướng năng lực được hình thành ( Năng lực và phẩm chất hướng tới HS )
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, - Năng lực giải quyết vấn đề,- Năng lực sáng tạo, - Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp, - Năng lực hợp tác, - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực tính toán
*Năng lực chuyên biệt trong môn Địa lý
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (đặc trưng nhất ở môn Địa lý)
 - Năng lực học tập ngoài thực địa, -  Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dung số liệu thống kê – Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video,mô hình
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1.Hình thức: Dạy học trên lớp
2. Phương pháp: 
- Phương pháp nêu giải quyết vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan : tranh ảnh địa lí, lược đồ , bản đồ 
- Phương pháp đàm thoại 
3. Kĩ thuật: - Kĩ thuật khăn trải bàn
III. CHUẨN BỊ TỔ CHỨC LỚP:
1.Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
- Bản đồ sông ngòi việt nam 
- Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ các dòng biển trên thế giới.
-Bản đồ TN Thế giới 
 - Học sinh:
- SGK, SBT, vở ghi, chuẩn bị bài trước ở nhà, và một số đồ dùng học tập khác
 2. Ổn định tổ chức:	
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp dạy
Sĩ số (vắng)
Học sinh kiểm tra
6A1
6A2
6A4
6A3
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI MỚI:
1.Hoạt động 1: Khởi động
- Cần hiểu được khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Biết được độ muối của biển và ddaij dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau.
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.
- Mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể tên những dòng biển chính.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK
Kết hợp sự hiểu biết thực tế hãy mô tả lại những dòng sông mà em đã gặp?địa phương em có dòng sông nào chảy qua ?
- Sông là gì? (Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa)
- Nguồn cung cấp nước cho sông? (Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.)
GV chỉ 1 số sông ở việt nam, đọc tên và xác định hệ thống sông để hình thành khái niệm lưu vực 
- Lưu vực sông là gì? (Diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông.)
- QS H59 cho biết: Hệ thống sông bao gồm những bộ phận nào ?
 ( Phụ lưu, sông chính, chi lưu.)
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu (SGK) cho biết:
- Lưu lượng nước của sông là gì? 
-Lưu lượng nước của sông phụ thuộc vào yếu tố nào? 
-Thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn 
tổng lượng nước trong mùa lũ của 1con sông ? 
*Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh đọc (SGK) cho biết:
-Hồ là gì? 
- Có mấy loại hồ? (Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn. Hồ nước ngọt.)
- Hồ được hình thành như thế nào? Nguồn gốc hình thành khác nhau.
GV bổ sung và giới thiệu:
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
-Tác dụng của hồ?( Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...-Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.)
-Vì sao tuổi thọ của hồ không dài ?
(Bị vùi lấp ...)
-Sự vùi lấp đầy của các hồ gây tác hại gì cho cuộc sống con người ?
Hoạt động 1: Độ muối của nước biển và đại dương.
HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới 4 đại dương thông nhau.
GV: Yêu cầu hs đọc ( SGK) cho biết:
Độ muối của nước biển và đại dương là do đâu mà có:
( HS: Nước sông hòa tan các lạo muối từ đất, đa trong lục địa đưa ra)
Độ muối của nước biển và các đại dương.
Hoạt động 2: Sự vận động của nước biển và đại dương:
- GV: Y/c hs quan sát H61,62,63 và kiến thức SGK cho biết:
? Sóng là gì. Nguyên nhân sinh ra song biển?
? Nguyên nhân có sóng thần, sức phá hoại của sóng thần?
- Qsat H62, 63 nhận xét sự thay đổi ngấn nước ven bờ biển? tại sao có lúc bãi biển rộng, lúc thu hẹp. ( nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là nước triều)
? có mấy loại thủy triều?
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống hai lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần. 
GV chuẩn kiến thức:
? Ngày nào thì có hiện tượng triều cường và triều kém.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn giữa tháng , ngày không trăng đầu tháng.
+ Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm đầu tháng.
 Ngày trăng lưỡi liềm cuối tháng.
Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì ?
Hoạt động 3: Các dòng biển 
GV: yêu cầu HS quan sát H64 (SGK) cho biết:
- Dòng biển được sinh ra từ đâu? Trong các biển và đại dương có những dòng nước chảy giống nhau như những dòng sông trên lục địa.
- Nguyên nhân sinh ra dòng biển ? Có mấy loại dòng biển?
QS H64 nhận xét về sự phân bố dòng biển?
- Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng- lạnh? ( Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển)
- Vai trò các dòng biển đối với khí hậu, đánh bắt hải sản. 
 Hoạt động 1.
GV treo bản đồ TN Thế giới.
?Yêu cầu HS lên xác định 2 đại dương lớn trên bản đồ và các dòng biển trong 2 đại dương đó.
?Yêu cầu lớp hoạt động nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Nhóm 1: Bắc bán cầu ( Thái Bình Dương )
Nhóm 2: Bắc bán cầu ( Đại Tây Dương )
Nhóm 3: Nam bán cầu ( Thái Bình Dương )
Nhóm 4: Nam bán cầu ( Đại Tây Dương
HS thảo luận điền vào phiếu học tập.
GV treo bảng chuẩn kiến thức cho HS:ải sản.
I.Sông và hồ:
1. Sông và lượng nước của sông:
a) Sông:
- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b) Lượng nước của sông:
- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/s)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.
- Đặc điểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó 
2- Hồ:
- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn
 + Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)
II.Biển và đại dương:
1. Độ muối của nước biển và đại dương.
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%0.
- Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nguồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
VD: - Biển VN: 33%0
 - Biển Ban tích: 32%0.
 - Biển Hồng Hải: 41%0.
2. Sự vận động của nước biển và đại dương:
- Có 3 sự vận động chính:
a) Sóng:
- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. 
- Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b) Thủy triều:
- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. 
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của mặt trăng và mặt trời.
- Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng. Ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém: 
 Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
 Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng)
c. Các dòng biển :
- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dượng
-Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió tín phong ,tây ôn đới
- Có 2 loại dòng biển:
+ Dòng biển nóng.
+ Dòng biển lạnh.
III.Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
Đại 
dương
Hải 
lưu
Bắc bán cầu
Nam bán cầu
Tên hải lưu
Vị trí- hướng chảy
Tên hải lưu
Vị trí- hướng chảy
Thái 
Bình Dương
Nóng
Cưrôsiô
Từ xích đạo " Đông Bắc
Đông úc
Từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.
Lạnh
Califoocnia
350 B " Xích đạo.
Pê Ru
(Tây Nam Mĩ)
Từ phía nam ( 600 N) chảy lên xích đạo.
Đại 
Tây 
Dương
Nóng
Bắc Xích Đạo
Gơnxtrim
Chí tuyến"Tây Bắc.
Từ chí tuyến Bắc" Bắc Âu( Đông bắc Mĩ)
Bra xin
Xích đạo " Nam
Lạnh
Labrađo
Grơnlen
Bắc "400 B
Cực Bắc " Nam 
Benghila ( Tây nam Phi)
Phía Nam"
 ( Xích đạo)
? Các dòng biển ở 2 nửa cầu xuất phát từ đâu? Có hướng chảy như thế nào?
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV nhận xét và bổ sung kiến thức:
+ Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp chảy lên vùng vĩ độ cao.
+ Các dòng bển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
Hoạt động 2.
GV cho HS quan sát Hình 65 
? Bốn điểm A, B, C, D nằm trên vĩ độ bao nhiêu?
? Điểm nào gần dòng biển nóng? Điểm nào gần dòng biển lạnh? Các địa điểm đó có nhiệt độ là bao nhiêu?Tên các dòng biển?
? Ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với khí hậu nơi chúng chảy qua?
+ Nắm vững quy luật của hải lưu có ý nghĩa rất to lớn trong việc vân tải biển, phát triển nghề cá, cũng cố quốc phòng.
+ Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và lạnh thường hình thành những ngư trường nổi tiếng thế giới
+ Liên hệ với Việt Nam.
+ Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp chảy lên vùng vĩ độ cao
+ Các dòng bển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp
Bài tập 2:
-Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
-Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu 1: Sông là gì? Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?
Câu 2: Dòng chảy là gì? Dòng chảy phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào?
Câu 3: Dựa vào lược đồ H59- T70 SGK hãy xác định lưu vực, các phụ lưu và chi lưu của con sông chính?
Câu 4: Theo em, lưu lượng của 1 con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?
Câu 5:Thế nào là hồ? Phân loại các hồ như thế nào?
Câu 6:Cho biết độ muối của nước biển và đại dương?
Câu 7:Tại sao nước biển lại có vị mặn chát?
Câu 8:Biển khác với đại dương ở chỗ nào?
Câu 9:Đại dương lớn nhất trong các đại dương thế giới là đại dương nào?
Câu 10:Sóng biển là gì? Sóng thần là gì? Thủy triều là gì? Dòng biển là gì?
Hoạt động 4 : Vận dụng
Câu 11: Dựa vào bảng ở trang 71- SGK hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?
Câu 12:Dựa vào lược đồ H65 trang 77 SGK hãy:
So sánh nhiệt độ của các điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 60 độ B
Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.
Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng :
Câu 13 : Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu cảu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua ?
V. Củng cố giao nhiệm vụ về nhà :
- Học bài và làm bài tập SGK
- Chuẩn bị trước bài 26 : Đất – Các nhân tố hình thành đất
Rút kinh nghiệm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_dia_ly_lop_7_tuan_30_den_32_nam_hoc.doc