Giáo án theo chủ đề Hóa học Khối 8 - Chủ đề: Dung dịch - Trường THCS Thái Văn Lung
2. Độ tan của 1 chất trong nước
2.1. Định nghĩa:
Độ tan (kí hiệu là S) của 1 chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100g nước để
tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định.
Vd:
Ở 25oC độ tan của đường là 204g có nghĩa là 100g nước hòa tan được 204g đường để tạo
thành dung dịch bão hòa ở 25oC.
Ở 25oC độ tan của NaCl là 36g có nghĩa là 100g nước hòa tan được 36g NaCl để tạo thành
dung dịch bão hòa ở 25oC.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
- Độ tan của chất rắn tăng nếu tăng nhiệt độ.
- Độ tan của chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
UBND QUẬN THỦ ĐỨC TRƯỜNG THCS THÁI VĂN LUNG LÝ THUYẾT HÓA HỌC Khối 8 CHỦ ĐỀ: DUNG DỊCH 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Dung môi – chất tan – dung dịch - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. 1.2. Dung dịch chưa bão hòa – dung dịch bão Ở 1 nhiệt độ xác định: - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. 1.3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn - Khuấy dung dịch. - Đun nóng dung dịch. - Nghiền nhỏ chất rắn. 1.4. Chất tan và chất không tan Tính tan trong nước của 1 số axit, bazơ, muối: - Axit : hầu hết đều tan, trừ axit silixic H2SiO3 - Bazơ : + Các bazơ tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan. + Các bazơ còn lại đa số không tan. - Muối : Muối tan Muối không tan Những muối của natri, kali : NaCl, KNO3, Na2CO3, K2SO4. Phần lớn các muối cacbonat, photphat : Ca3(PO4)2, CaCO3, BaCO3, Ag2CO3, Những muối nitrat : KNO3, AgNO3, Ba(NO3)2, Cu(NO3)2 Muối clorua không tan: PbCl2, AgCl (trắng) Muối sunfat không tan: BaSO4; CaSO4 (ít tan, trắng) Phần lớn các muối clorua, sunfat: FeCl2, MgCl2, FeSO4, CuSO4 2. Độ tan của 1 chất trong nước 2.1. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu là S) của 1 chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định. Vd: Ở 25oC độ tan của đường là 204g có nghĩa là 100g nước hòa tan được 204g đường để tạo thành dung dịch bão hòa ở 25oC. Ở 25oC độ tan của NaCl là 36g có nghĩa là 100g nước hòa tan được 36g NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa ở 25oC. 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: - Độ tan của chất rắn tăng nếu tăng nhiệt độ. - Độ tan của chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. 3. Nồng độ phần trăm của dung dịch 3.1. Định nghĩa: Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100gam dung dịch. 3.2. Công thức: C% = mct mdd x 100% Trong đó: - C%: nồng độ phần trăm của dung dịch (%). - mct: khối lượng chất tan (g). - mdd: khối lượng dung dịch (g). mdd = mct + mdm **** Mở rộng: mdd = mct + mdm - m↑ - m↓ Ví dụ: dung dịch muối ăn có nồng độ 25% cho ta biết trong 100g dung dịch muối ăn có 25g muối ăn và 75g nước. Công thức tính mct và mdd: mct = mdd x C% 100% mdd = mct x 100% C% Lưu ý: từ số mol chỉ tính được mct và ngược lại. II. Bài tập áp dụng: Bài 1: Hòa tan 20g đường vào 40g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch. Tóm tắt: mct = 20g mdm = 40g C% = ? Giải: mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 (g) C% = mct mdd x 100% = 20 60 x 100% = 33,33% Bài 2: Một dung dịch NaOH có nồng độ là 14%. Tính khối lượng NaOH có trong 150g dung dịch. Tóm tắt: C% = 14% mdd = 150g mct = ? Giải: mct = mdd x C% 100% = 150 x 14 100 = 21 (g) Bài 3: Hòa tan 40g NaCl vào nước thu được dung dịch có nồng độ 20%. Hãy tính: a. Khối lượng dung dịch NaCl pha chế được. b. Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế. Tóm tắt: C% = 20% mct = 40g a. mdd = ? b. mdm = ? Giải: a. mdd = mct x 100% C% = 40 x 100 20 = 200 (g) b. mdm = mđd – mct = 200 – 40 = 160 (g) 4. Nồng độ mol của dung dịch: 4.1. Định nghĩa: Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. 4.2. Công thức: CM = 𝑛 Vdd Trong đó: - CM: nồng độ mol của dung dịch (mol/l hoặc M) - n: số mol chất tan (mol). - Vdd: thể tích dung dịch (lit). Ví dụ: dung dịch H2SO4 có nồng độ 2 mol/lit cho ta biết trong 1 lít dung dịch H2SO4 có 2 mol H2SO4. Công thức tính n và Vdd: n = CM x Vdd Vdd = 𝑛 C𝑀 Lưu ý: không được lấy số mol chất tan nhân với 22,4 để tìm thể tích dung dịch. Bài tập áp dụng Bài 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 5,6g KOH. Tính nồng độ mol của dung dịch. Tóm tắt: Vdd = 200ml = 0,2 lít mKOH = 5,6g CM = ? Giải: nKOH = mKOH MKOH = 5,6 56 = 0,1 (mol) CM = nKOH Vdd = 0,1 0,2 = 0,5 (M) Bài 2: Hãy tính số mol và số gam chất tan có trong 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M. Tóm tắt: Vdd = 2 lít CM = 0,3 M nNa2SO4 = ? mNa2SO4 = ? Giải: nNa2SO4 = CM x Vdd = 0,3 x 2 = 0,6 (mol) mNa2SO4 = nNa2SO4x M = 0,6 x 142 = 85,2 (g) Bài 3: Trộn 2 lít dung dịch HCl 1M với 0,5 lít dung dịch HCl 2M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn. Tóm tắt: Vdd1 = 2 lít CMdd1 = 1M Vdd2 = 0,5 lít CMdd2 = 2M 𝐶𝑀𝑑𝑑𝑠𝑎𝑢 = ? Giải: n1 = CMdd1 x Vdd1 = 1 x 2 = 2 (mol) n2 = CMdd2 x Vdd2 = 2 x 0,5 = 1 (mol) n = n1 + n2 = 2 + 1 = 3 (mol) Vddsau= Vdd1+ Vdd2 = 2 + 0,5 = 2,5 (mol) CMddsau= n Vddsau = 3 2,5 = 1,2 (M)
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_hoa_hoc_khoi_8_chu_de_dung_dich_truong_t.pdf