Giáo án theo chủ đề Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020 - Phạm Tuấn Tài

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (mục 3, bài 18, SGK/trang 56)

Các em đọc nội dung và xem hình ảnh SGK mục 3 trang 56,57.

Câu hỏi: Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí ?

-> có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xxa biển.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển

Câu hỏi: Tại sao lại có sự giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương ?

-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức

a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển

Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

-> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020 - Phạm Tuấn Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tuần 22
2. Tiết 21
3. Tiến trình
CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ
1. Thành phần của không khí (mục 1, bài 7, SGK/trang 52)
Mọi hoạt động của con người đều liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên trái đất. Chính vì thế, chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào ? nó có vai trò gì trên Trái Đất ? chúng ta cùng tìm hiểu các em nhé.
Câu hỏi: Các em dựa vào biểu đồ hình 45 (hình trên), SGK/trang 52 cho biết:
- Các thành phần của không khí.
- Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu.
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức
- Thành phần không khí bao gồm:
+ Nitơ: 78%.
+ Oxi: 21%.
+ Hơi nước và các khí khác: 1%.
Câu hỏi: Lượng hơi nước tuy nhỏ, nhưng nó có vai trò gì đối với đời sống con người ?
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa
Giáo viên mở rộng: Nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây mưa sương mù-> ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất.
Câu hỏi: Nhắc lại nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
Giáo viên mở rộng: Khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông, cháy rừng...-> Dùng năng lượng truyền thống (hóa thạch) làm tăng lượng khí Cacbonic gây ô nhiễm MT(hiệu ứng nhà kính). Từ đó thấy được sự cần thiết phải khai thác các nguồn năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời, sóng biển,...
2. Các khối khí (mục 3, bài 7, SGK/trang 53)
Các em đọc kênh chữ SGK trang 53,54.
-> Tùy thuộc vào vị trí hình thành, nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc mà ta phân chia các khối khí ra làm các loại: khối khí nóng, khối khí lạnh; khối khí lục địa, khối khí đại dương
Câu hỏi: Dựa vào bảng các khối khí, cho biết:
- Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
- Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức
- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương hình thành các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
Giáo viên mở rộng: Các khối khí không đứng yên tại chỗ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất. (VD: SGK trang 54)
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (mục 3, bài 18, SGK/trang 56)
Các em đọc nội dung và xem hình ảnh SGK mục 3 trang 56,57.
Câu hỏi: Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí ?
-> có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xxa biển.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển
Câu hỏi: Tại sao lại có sự giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương ?
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
-> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
Câu hỏi: Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
-> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biển chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biển và đại dương. 
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Câu hỏi: Tại sao nhiệt độ không khí lại thay đổi theo độ cao ?
-> Trong tầng đối lưu của lớp vỏ khí, không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, càng lên cao không khí càng loãng -> nên nhiệt độ giảm theo độ cao ở tầng đối lưu.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
Câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48 ?
-> Nhiệt độ chênh lệch giữa hai điểm trong hình 48 là: 25 – 19 = 60C
-> Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Cứ lên cao 1000 m to lại giảm 6oC (lên cao 100m giảm 0,6 oC). Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa 2 địa điểm là 60. à Độ cao chênh lệch của 2 địa điểm này là 1000m
Hình 48. Sự thay đổi
nhiệt độ theo độ cao
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Câu hỏi: Quan sát hình 49, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ?
-> Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao
-> Hình 49: từ cực về xích đạo nhiệt độ càng giảm (00C à 250 C )
-> Ở xích đạo, quanh năm có gốc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn các vùng càng gần về cực.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao
4. Củng cố
Câu 1: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A. Khí cacbonic	B. Khí nitơ	C. Hơi nước	D. Khí oxi
Câu 2: Khối khí lạnh hình thành ở đâu ?
A. Biển và đại dương.	B. Đất liền.	
C. Vùng vĩ độ thấp.	D. Vùng vĩ độ cao.
Câu 3: Các khối khí có đặc điểm là
A. Luôn cố định tại những khu vực nhất định	
B. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua	
C. Luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua	
D. Không chịu ảnh hưởng bề mặt đệm nơi chúng đi qua
Câu 4: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ
A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất	
C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao	
D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Câu 1: B	Câu 2: C	Câu 3: C	Câu 4: C
5. Dặn dò
	- Học bài
	- Tự đọc mục 2: Cấu tạo của lớp vỏ khí, bài 17, sgk trang 52
	- Xem trước bài 19, trả lời các câu hỏi gợi ý trong từng đề mục của bài.

File đính kèm:

  • docxChu de Lop vo khi_12820006.docx