Giáo án Thể dục Lớp 2 - Tuần 15 đến 19 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu

Thể dục

Bài thể dục PTC- Trò chơi: vòng tròn

I. Mục tiêu:

- Thực hiện cơ bản đúng các động tác cuả BTDPTC.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi

II. Địa điểm phương tiện:

Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ 3 vòng tròn như bài 27.

III.Nội dung và phương pháp lên lớp:

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.

- Xoay khớp cổ chân (một chân đứng làm trụ, chân kia đưa ra sau để mũi chân chạm đất và xoay khớp cổ chân 4 - 5 vòng, sau đó xoay ngược lại). Tiếp theo, đổi chân tập như trên.

- Xoay khớp đầu gối (đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống vào hai đầu gối hướng vào trong một số vòng, sau đó xoay ngươc lại).

2. Phần cơ bản:

- Bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

GV có thể chia tổ cho HS tập luyện 2 - 3 lần, lần 4 từng tổ trình diễn báo cáo kết quả tập luyện.

- Trò chơi "Vòng tròn".

Cho HS tập đi theo vòng tròn kết hợp đọc vần điệu, vỗ tay nghiêng ngươi, nhún chân như múa theo nhịp, đến nhịp 8 nhảy chuyển từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn, sau đó trò chơi lại tiếp tục từ 2 vòng tròn về 1 vòng tròn.

3. Phần kết thúc:

* Đi thường theo nhịp, theo 2 - 4 hàng dọc.

- Cúi người thả lỏng.

- Cúi lắc người thả lỏng.

- Nhảy thả lỏng.

- GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 2 - Tuần 15 đến 19 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sẽ thể hiện và phân công nhiệm vụ trong từng thành viên.
- Sắp xếp bức tranh cho phù hợp.
- Chú ý đến bố cục trang giấy.	
3.Hướng dẫn học ở nhà : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau . 
___________________________________
Hoạt động NGLL
Hội vui học tập: Em yêu thơ
I- Mục tiêu: 
- Học sinh đọc những bài thơ về anh bộ đội cụ Hồ.
-HS có hứng thú trong sinh hoạt câu lạc bộ .
II. Chuẩn bị:
Tuyển tập bài thơ về anh bộ đội cụ Hồ
III. kế hoạch tổ chức :
1. GV nêu mục tiêu tiết học : 5’
 Tiết học hôm nay là SHCLB em yêu thơ .
2. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ : 25’
a.. GV cho học sinh mở SGK có các bài tập đọc đã học trong tuần 10, 11, 12, 13,14,15. 
- Nêu yêu cầu tiết sinh hoạt câu lạc bộ đọc :
+ Mỗi bạn tự đọc thầm ND bài đọc mà mình đã chọn .
+ Thi đua đọc trước lớp - kết hợp các thành viên trong CLB giao lưu lẫn nhau như : 
 * HS1 đọc - các thành viên trong CLB yêu cầu trả lời một số câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc .
b. Câu lạc bộ sinh hoạt 
 GV cùng các bạn tham gia theo dõi , cổ vũ và tìm ra bạn đọc kết hợp sinh hoạt tốt nhất .
3. Củng cố , dặn dò: 5’
GV tổng kết : tuyên dương , nhắc nhở 
Nhận xét chung tiết học 
Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2020
Luyện Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 7: LUYỆN VẼ CON VẬT THÂN THUỘC (tiết 1)
I. Mục tiêu:	
- Biết cách vẽ con vật thân thuộc
- Vẽ được con vật thân thuộc ( HSNK )
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về con vật.
- Màu vẽ, bút chì, giấy màu, keo, ...
III. Các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra sự chuản bị của học sinh.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.( 5’)
- Cho học sinh kể tên một số con vật mà học sinh biết.
- Nêu đặc điểm, hình dáng và màu sắc của nó.
- GV kết luận.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện( 5’)
- GV hướng dẫn vẽ con vật thân thuộc
- Vẽ thêm hình ảnh khác cho sản phẩm thêm sinh động.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành ( 23’)
+ Hoạt động cá nhân.	
- GV gợi ý học sinh vẽ được theo ý thích.
- Thống nhất nội dung và chất liệu sẽ thể hiện và phân công nhiệm vụ trong từng thành viên.
- Chú ý đến bố cục trang giấy.
* GV nhận xét tiết học ( 2’)
*Hướng dẫn học ở nhà : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau . 
Luyện Âm nhạc
 Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật; Cộc cách tùng cheng; Chiến sĩ tí hon.
I. Mục tiêu: 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên:
	 - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
 - Bảng phụ.
Học sinh: - SGK, nhạc cụ đệm.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.
3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật . 
 - GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Nhạc của nước nào? Bái hát ở nhịp 24 hay nhịp 44 ?
 - Hướng dẫn HS ôn hát lại bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS.
 - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách.
 - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Tập biểu diễn trước lớp.
 - GV nhận xét.	
2. Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng.
 - GV đố HS biết bài hát nào có tên của nhạc cụ gõ mà em đã học? Tác giả bài hát?
 - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 - Hướng dẫn HS Hát kết hợp với trò chơi nhạc cụ.
 - Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
 - GV nhận xét.
3. Ôn tập bái hát: Chiến sĩ tí hon.
 - GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát (GV đệm đàn)
 - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp 2.
 - Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca. 
 - Có thể chia lớp thành 2 nhóm để hát đối đáp từng câu ngắn xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp.
* Củng cố:
 - Cho HS ôn hát lại một trong các bài hát đã học.
 - Cuối cùng, GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác minh hoạ cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.
 - Giáo viên khuyến khích, động viên.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 Tập biểu diễn 3 bài hát đã học.
Thể dục
Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi- Vòng tròn
I. Mục tiêu:
- Ôn 2 trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” và “Vòng tròn”. Yêu cầu chơi tương đối chủ động.
Ii Địa điểm, phương tiện: 
Sân trường, còi, kẻ sẵn vòng tròn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Vỗ tay và hát.
- Ôn các động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy. 7 phút 
2. Phần cơ bản:
- Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”: 2- 3 lần.
- Nhắc lại cách chơi.
Lần 1: Chơi thử.
Lần 2, 3: Chơi chính thức.
- Ôn trò chơi “Vòng tròn”.
- Chơi có kết hợp vần điệu. 20 phút
3. Phần kết thúc: 8 phút
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT – đã học.
TUẦN 17
Thứ 3 ngày 5 tháng 1 năm 2021
Thể dục
Ôn trò chơi Bịt mắt bắt dê và Nhóm ba nhóm bảy
Mục tiêu:
-Ôn 2 trò chơi Bịt mắt bắt dê và Nhóm ba nhóm bảy. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động
II.Địa điểm phương tiện
-Trên sân trường, vệ sinh nơi tập
- Chuẩn bị còi, khăn.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu:5p
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HS xoay các khớp chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiện.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu( Dang tay ngang: hít vào bằng mũi, buông tay xuống: thở ra bằng miệng)
* Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2x8 nhịp.
2. Phần cơ bản: 25p
-Ôn trò chơi: “ Nhóm ba, nhóm bảy”
Xen kẽ giữa các lần chơi cho học sinh đi thương theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Ôn trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”
Cho học sinh chơi với 3-4”Dê” và 2-3 người đi tìm.
3.Phần kết thúc:5p
-Đi đều theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát
-GV cùng học sinh hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học. 
Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC( tiết 2)
I.Mục tiêu : 	
- Biết vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc. 
-Vẽ, xé dán,hoặc nặn được những con vật cân đối ( HSNK)
II. Phương pháp và hình thức tổ chức :
- Phương pháp: + Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện.
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng dạy học và phương tiện :
- GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Tranh ảnh về con vật.
 + Một số bài vẽ về con vật.
- HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Giấy vẽ, bút chì, keo dán, kéo, đất nặn...
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động:( 5p)	
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
* GV kiểm tra bài cũ :
- Con vật gồm có những bộ phận nào chính ? 
- Kể tên một số con vật mà em biết ? 
- Gv nhận xét 
2. Bài mới
Hoạt động 2.( 30p ) Thực hành ( HĐN)
- GV quan sát, hướng dẫn HS các nhóm hoàn thành sản phẩm.
* GV nhận xét tiết học ( 2 p)
3. Hướng dẫn học ở nhà : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau . 
Hoạt động NGLL
Hát về quê hương đất nước
I . Mục tiêu:
- Giúp HS được giao lưu văn nghệ với bạn ,được thư giản sau những giờ học căng thẳng.
- Qua tiết học bồi dưỡng tình cảm cho Hs giúp HS yêu quê hương ,đát nước mình.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Khoảng sân rộng 
- Một số bài hát, bài thơ , câu chuyện về quê hương đất nước
III Các hoạt động dạy học :
*Ho¹t ®éng 1 : ( 2’) Khởi động - Hát tập thể 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tổ chức :
-Cho hs tập hợp thành 3 tổ
-HS hát 1 bài hát về quê hương đất nước.
-Nêu yêu cầu tiết học 
GV hướng dẫn hs :
- HS tự tìm và nêu các bài hát, thơ câu chuyện nói về quê hương đất nước.
- Lần lượt từng HS, nhóm HS xung phong lên hát,múa trước lớp.
Hoạt động 3 : Tổ chức cho học sinh hát , múa, đọc thơ , kể chuyện 
-Lần lượt từng HS, nhóm HS xung phong lên hát,múa, đọc thơ ... trước lớp
-Gv và cả lớp theo dõi,cổ vũ. Tuyên dương những cá nhân, nhóm hát những bài hát phù hợp và trình bày tự nhiên, mạnh dạn, tự tin tham gia tích cực , trong buổi hát múa... về quê hương đất nước.
- GV có thể tập cho HS hát 1số bài hát về chủ đề này.
 4, Tổng kết - đánh giá :
- Gv nhận xét thái độ, ý thức của học sinh .
Luyện Âm nhạc
 Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật; Céc cách tùng cheng; chiến sĩ tí hon.
I. Mục tiêu: 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên:
	 - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
 - Bảng phụ.
Học sinh: - SGK, nhạc cụ đệm.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.
3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật . 
 - GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Nhạc của nước nào? Bái hát ở nhịp 24 hay nhịp 44 ?
 - Hướng dẫn HS ôn hát lại bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS.
 - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách.
 - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Tập biểu diễn trước lớp.
 - GV nhận xét.	
2. Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng.
 - GV đố HS biết bài hát nào có tên của nhạc cụ gõ mà em đã học? Tác giả bài hát?
 - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 - Hướng dẫn HS Hát kết hợp với trò chơi nhạc cụ.
 - Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
 - GV nhận xét.
3. Ôn tập bái hát: Chiến sĩ tí hon.
 - GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát (GV đệm đàn)
 - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp 2.
 - Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca. 
 - Có thể chia lớp thành 2 nhóm để hát đối đáp từng câu ngắn xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp.
* Củng cố:
 - Cho HS ôn hát lại một trong các bài hát đã học.
 - Cuối cùng, GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác minh hoạ cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.
 - Giáo viên khuyến khích, động viên.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 Tập biểu diễn 3 bài hát đã học.
Thể dục
Ôn trò chơi “ Vòng tròn” và “ Bỏ khăn”
I.Mục tiêu:
- Ôn 2 trò chơi “ Vòng tròn” và “ Bỏ khăn” . Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động
II.Địa điểm phương tiện
-Trên sân trường, vệ sinh nơi tập
- Chuẩn bị khăn. Kẻ 3 vòng tròn đồng tâm.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu:5p
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HS xoay các khớp chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiện.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu( Dang tay ngang: hít vào bằng mũi, buông tay xuống: thở ra bằng miệng)
* Ôn các động tác tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2x8 nhịp.
2. Phần cơ bản: 25p
-Ôn trò chơi: “ Vòng tròn” 
GV nhắc lại cách chơi cho học sinh điểm số theo chu kì 1-2 sau đó cho học sinh chơi có kết hợp vần điệu. Cuối cùng cho học sinh thi ( từng tổ trình diễn) xem tổ nào có nhiều người múa đẹp , đọc đúng vần điệu và nhảy chuyển đội hình đúng.
-Ôn trò chơi:“ Bỏ khăn” 
GV nhắc lại cách chơi, chia học sinh trong lớp thành 2 tổ và phân địa điểm, chỉ định cán sự điều khiển. Gv đến các tổ giúp đỡ, uốn nắn.
3.Phần kết thúc:5p
-Đi đều theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát
-GV cùng học sinh hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học. 
TUẦN 18
Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2021
Thể dục
Sơ kết học kỳ I
I Mục tiêu
Hệ thống những nội dung chính đã học trong học kỳ I. Yêu cầu học sinh biết đã học những gì, điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong học kỳ II
II Địa điểm phương tiện
Trên sân trường: Vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị cho trò chơi Vòng tròn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu:5p
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Đi đều và hát trên địa hình tự nhiên .
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2 Phần cơ bản:25p
*Sơ kết học kỳ I.
GV cùng học sinh điểm lại những kiến thức kỹ năng đã học ở lớp 2. Những nội dung các em đã học tốt và những gì cần phải cố gắng khắc phục trong học kỳ II.
-GV cho từng tổ bình chọn những học sinh học tốt môn Thể dục- cho một số học sinh lên thực hành.
-GV công bố kết quả học tập, tuyên dương những cá nhân được tổ bầu chọn- nhắc nhở những cá nhân, tổ học tập kỹ luật chưa tốt.
* Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc:5p
- Cúi người thả lỏng: 5- 6 lần
-Nhảy thả lỏng: 5-6 lần
- Đứng vỗ tay và hát.
- Gv nhận xét tiết học
Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC (tiết 3)
I. Mục tiêu : 
HS cần đạt:
- Tiếp tục vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc. 
- Vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc có tính sáng tạo ( HSNK )
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức :
- Phương pháp: + Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện.
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng dạy học và phương tiện :
1. GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Tranh ảnh về con vật.
 + Một số bài vẽ về con vật.
2. HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Giấy vẽ, bút chì, keo dán, kéo, đất nặn...
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động:( 5p)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
- GV kiểm tra bài cũ :
- Kể tên một số con vật mà em biết ? 
- Em thích con vật nào ? Em hẩy tả hình dáng con vật đó ?
- HS trả lời .
- GV nhận xét bổ sung . 
2. Bài mới : 
- Giáo viên giới thiệu bài . 
Hoạt động 2.( 10p ) Hướng dẫn thực hành ( HĐN)
- GV quan sát, hướng dẫn HS tiếp tục các nhóm hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 3( 20p). Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
( HĐCL )
- GV y/c học sinh các nhóm chia sẻ sp của nhóm mình. ( Hình ảnh, chất liệu, màu sắc...)
+ Các con vật trong tranh đang làm gì? Ở đâu?
+ Câu chuyện muốn kể về các con vật như thế nào? Bằng hình thức sắm vai hay thuyết trình?
- HS chia sẽ bài vẽ của nhau.
* Tổng kết chủ đề:
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài.
* Vận dụng – Sáng tạo: 
- Gợi ý học sinh tạo hình con vật bằng lá cây khô, củ, quả,và các vật tìm được theo ý thích.
HĐNGLL( An toàn giao thông)
Phương tiện giao thông đường bộ
I. Yêu cầu:
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh bieets phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại phương tiện giao thông.
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Nội dung:
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm:
	+Phương tiện giao thông thô sơ.
	+Phương tiện giao thông cơ giới.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ như sgk phóng to.
- Học sinh tìm một số tranh ảnh về các phương tiện giao thong đường bộ.
IV. Các hoạt động chính:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các loại xe đi trên đường, chúng ta thấy có loại chạy nhanh có loại chạy chậm, có loại xe gây tiếng ồn lớn, có loại xe không gây tiếng ồn.
- Giáo viên treo tranh H1, H2 lên bảng học sinh quan sát.
- Giáo viên hỏi: xe chạy nhanh hay chậm? Chở hàng ít hay nhiều?
c. Kết luận:
- Khi đi bộ trên đường, các em cần phải đi trên vỉa hè, nếu nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
- Đi đúng đường dành riêng cho người đi bộ ở ngã tư, ngã 5... Muốn đi qua đường phải đi theo tính hiệu đèn hay chỉ dẫn của CSGT.
3. Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường.
b. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 8 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một câu hỉ tình huống. Các nhóm thảo luận tìm ra cách giãi quyết tình huống đó.
- Các nhóm thảo luận tìm ra cách giãi quyết.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.
c. Kết luận: Khi đi bộ trên ddwờng các em cần quan sát đường đi, không mãi nhìn quầy hàng hoặc vật lạ 2 bên đường, chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện
an toàn. Cần quan sát kĩ xe đi lại khi qua đường nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ.
4. Cũng cố, dặn dò:
Luôn nhớ chấp hành đúng quy định khi đi bộ và qua đường
Thứ 5 ngày 14 tháng 1 năm 2021
Luyện Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Giúp hs cũng cố kiến thức chủ đề “ Con vật thân thuộc”
- Phát huy khả năng tư duy sáng tạo.( HSNK )
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuần bị
1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm có chủ đề “ Con vật thân thuộc”, được làm từ các chất liệu khác nhau.
2. Học sinh:
- Màu vẽ, giấy A4, giấy màu, bìa, xốp màu, củ quả, đá cuội, lá...
III. Các hoạt động dạy học:	
* Kiểm tra sự chuản bị của học sinh.	
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.( 5’)
- Cho học sinh kể tên một số con vật mà học sinh biết.
- Nêu đặc điểm, hình dáng và màu sắc của nó.
- GV kết luận.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (5’)
- GV hướng dẫn vẽ hoặc xé dán nặn hoặc tạo hình từ vật tìm được( lá cây khô, củ, quả, đá cuội...) 
- GV cho hs nhắc lại:
+ Nêu cách vẽ, xé dán, nặn con vật?
+ Em đã chuẩn bị những vật liệu gì?
+ Em định tạo hình con vật gì từ vật liệu đó?
+ Con vật đó có hình dáng, đặc điểm gì?
+ Em sẽ thực hiện sản phẩm của mình bằng hình thức nào? 
+ Em sẽ tạo hình bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện được đặc điểm của con vật?
- Vẽ hoặc xé dán nặn hình ảnh khác cho sản phẩmthêm sinh động.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành( 20’)
- Gv giới thiệu 1 số sản phẩm đã chuẩn bị
- Yêu cầu hs làm việc nhóm hoặc cá nhân, lựa chọn chất liệu theo ý thích để sáng tạo con vật.
Hoạt động 4:( 5p) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. 
- Gợi ý các hs khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- Gv bổ sung, nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tập thể có sản phẩm đẹp, sáng tạo...
* Hướng dẫn học ở nhà:Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho chủ đề tiếp theo.
Luyện Âm nhạc
Tập biểu diễn bài hát
I. Mục tiêu
 - Tập biểu diễn một vài bài hát đã học
 - Hát đều giọng, đúng nhịp.
 - Thái độ tích cực trong tiết học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
	 - Đàn quen dùng.
	 - Tranh minh hoạ các bài hát.
Học sinh: SGK, nhạc cụ gõ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Bài cũ: Kiểm tra xen kẽ trong tiết học.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập 6 bài hát đã học:
 1. Thật là hay 4. Chiến sĩ tí hon
 2. Múa vui 5. Cộc cách tùng cheng
 3 Xoè hoa 6. Chúc mừng sinh nhật
 - HS dùng tranh ảnh minh hoạ, băng nhạc không lời 6 bài hát của học kỳ cho HS xem, nghe. yêu cầu HS lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học?
 - Mời từng nhóm lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ hoạ kết hợp các trò chơi theo từng bài hát. GV đệm đàn cho HS trong quá trình các em ôn các bài hát.
* Hoat động 2: Tập biểu diễn.
 - Giáo viên gọi từng nhóm lên biểu diễn.
 - Cho các em tự nhận xét.
 - GV tuyên dương, khuyến khích, động viên để giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi lên biểu diễn.
 - Qua các bài hát mà các em biểu diễn nhằm giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước.
* Củng cố: Cuối tiết học, GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tích cực cần cố gắng hơn.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học thuộc và tập biểu diễn các bài hát.
 - Khuyến khích các em tự sáng tạo các động tác múa phù hợp với các bài hát đã học
Thể dục
Trò chơi “Vòng tròn” và “ Nhanh lên bạn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_lop_2_tuan_15_den_19_nam_hoc_2020_2021_pham.doc
Giáo án liên quan