Giáo án Thể dục 9 dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành Phố - Tiết 1: Nhảy xa, Chạy bền - Năm học 2014 - 2015 - Hoàng Hải Anh
2. PHẦN CƠ BẢN.
a. Nhảy xa kiểu "ngồi".
* Ôn một số động tác bổ trợ:
- Đà 3 bước - bước bộ trên không.
- Chạy đà 7 - 9 bước giậm nhảy “Bước bộ” trên không (vào đệm).
ã Sai:
+ Giậm nhảy không mạnh, không tận dụng được sức bật của bàn chân.
+ Giậm nhảy xong co chân ngay, không hình thành được tư thế “Bước bộ”.
+ Góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc quá nhỏ.
+ Chạm đệm phía trước bằng cả hai chân cùng lúc.
ã Cách sửa:
+ Đặt chân giậm lên ván, chân lăng phía sau - giậm nhảy, đặt chân lăng chạm đệm.
+ Đi 3 bước giậm nhảy, đặt chân lăng chạm đệm phía trước.
+ Đi 3 bước giậm nhảy vượt qua chướng ngại vật ở độ cao 0.3 - 0.5m sau đó đặt bàn chân lăng chạm đệm phía trước.
* Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”.
Ngày soạn: 02/12/2014 Ngày dạy: 10/12/2014 Tiết 31: nhảy xa - chạy bền 1. Nhảy xa: Tiếp tục nâng cao kĩ thuật và thành tích nhảy xa kiểu “ngồi”. 2. Chạy bền: Chạy trên địa hình tự nhiên. I . Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết được các giai đoạn kĩ thuật nhảy xa và biết cách thực hiện hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” (tích hợp toán học và vật lí). - HS biết cách phân phối sức để hoàn thành hết quãng đường khi chạy trên địa hình tự nhiên (tích hợp với sinh học kiến thức về hoạt động của hệ vận động, hô hấp, hệ tuần hoàn, bài tiết). 2. Kĩ năng: - HS thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” và nâng cao thành tích. - HS thực hiện cơ bản đúng chạy trên địa hình tự nhiên. - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vận dụng luyện tập chạy bền hàng ngày để nâng cao sức khoẻ và thể lực. 3. Thái độ: - HS có tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, tự giác tích cực tập luyện để hoàn tốt mục tiêu bài học (tích hợp giáo dục công dân). * Phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: năng lực vận động; năng lực thể lực chuyên môn: sức nhanh, sức mạnh, sức bền; năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học tập; năng lực tổ chức hoạt động vận động, hợp tác. II. Địa điểm – phương tiện. - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: + Giáo viên: Còi, đệm - ván giậm nhảy, tranh các giai đoạn nhảy xa kiểu “ngồi”, bảng phụ - phiếu học tập, 4 cờ mốc. + Học sinh: Giày thể thao. III. nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định Lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu. a. Nhận lớp: - ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra sĩ số. + Kiểm tra trang phục. - Phổ biến nội dung giờ học. b. Khởi động: * Chung: - Chạy khởi động nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên. - Xoay các khớp: Đầu cổ, vai, hông, gối, cổ tay - cổ chân. - ép dây chằng: dọc - ngang. * Chuyên môn: - Chạy bước nhỏ. - Chạy nâng cao đùi. - Nhảy lò cò trên từng chân. - Tại chỗ bật cao. - Tại chỗ bật xa. 5 – 7phút 1 – 2phút 4 - 5phút 1vòng sân 2L x 8N 2L x 8N 1L x 10m 1L x 10m 1L x 15N 2 – 3L 2 – 4L - GV và HS làm thủ tục nhận lớp (Lớp trưởng báo cáo sĩ số, lớp chúc GV “khoẻ”). - GV phổ biến ngắn gọn nội dung, mục tiêu giờ học. - Đội hình nhận lớp: - HS chạy vòng quanh sân trường do lớp trưởng chạy dẫn đầu trên địa hình tự nhiên sau đó chuyển về đội hình chữ L. - Đội hình tập luyện: - HS thực hiện đồng loạt cả lớp theo khẩu lệnh của GV. - Đội hình: - HS thực hiện di chuyển đồng loạt từng tổ theo hiệu lệnh còi của GV. - Đội hình: - HS thực hiện tại chỗ đồng loạt cả lớp theo hiệu lệnh còi của GV. - Đội hình: - HS thực hiện đồng loạt theo hiệu lệnh còi của GV và nhảy đổi chỗ cho nhau. - Đội hình: 2. PHầN cơ bản. a. Nhảy xa kiểu "ngồi". * Ôn một số động tác bổ trợ: - Đà 3 bước - bước bộ trên không. - Chạy đà 7 - 9 bước giậm nhảy “Bước bộ” trên không (vào đệm). Sai: + Giậm nhảy không mạnh, không tận dụng được sức bật của bàn chân. + Giậm nhảy xong co chân ngay, không hình thành được tư thế “Bước bộ”. + Góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc quá nhỏ. + Chạm đệm phía trước bằng cả hai chân cùng lúc. Cách sửa: + Đặt chân giậm lên ván, chân lăng phía sau - giậm nhảy, đặt chân lăng chạm đệm. + Đi 3 bước giậm nhảy, đặt chân lăng chạm đệm phía trước. + Đi 3 bước giậm nhảy vượt qua chướng ngại vật ở độ cao 0.3 - 0.5m sau đó đặt bàn chân lăng chạm đệm phía trước. * Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. * Ôn tập kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. - Kĩ thuật 4 giai đoạn: chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp đất. Chạy đà: Chạy đà tự nhiên thoải mái và chú ý bước đà cuối cần bước ngắn hơn bước trước đó. Giậm nhảy: Khi giậm nhảy nhanh mạnh bằng gót sau chuyển thành cả bàn (Góc độ hợp lý nhất khoảng 70 - 800). Trên không: Từ tư thế bước bộ trên không và thu chân tạo tư thế “ngồi xổm” đúng lúc. Tiếp đất: Cần chủ động co chân để giảm chấn động. Thân người đổ về trước hoặc sang hai bên giúp không đổ người ra sau làm giảm thành tích. - Thực hiện phối hợp kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy xa kiểu “ngồi”. * Nội dung tập luyện: Luyện tập nâng cao kĩ thuật 4 giai đoạn và thành tích nhảy xa kiểu “ngồi”. Sai - Chạy đà không chính xác, tốc độ không cao, không tạo được tư thế chuẩn bị giậm nhảy. - Giậm nhảy không mạnh, giậm nhảy xong người bị lao về trước, hoặc vọt bổng lên như nhảy cao. - Không thực hiện được tư thế “bước bộ” trên không. - Bị ngã khi tiếp đất. Cách sửa sai: - Đo đà, chỉnh đà để xác định đà hợp lí. - Tập các bài tập phát triển sức nhanh và sức mạnh của chân. - Tập bước bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh dần. - Tập động tác đánh tay phối hợp với động tác chân và thân người hợp lí khi tiếp đất. * Củng cố toàn bài: Thực hành: Thi nhảy xa giữa 4 tổ. * Liên hệ thực tế: Trong giải điền kinh cấp THCS của thành phố Hải Phòng năm học 2013 - 2014 vừa qua, em Nguyễn Tuấn Anh học sinh trường THCS Ngô Gia Tự đã đạt giải nhất môn nhảy xa với thành tích là 5m30. Lí thuyết: Lựa chọn đáp án trả lời đúng cho các câu hỏi sau. ? Kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” gồm giai đoạn. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 ? Trong 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”, những giai đoạn quan trọng quyết định đến thành tích nhảy xa là: A. chạy đà. B. giậm nhảy. C. trên không. D. tiếp đất. b. Chạy bền. * Luyện tập chạy trên địa hình tự nhiên: + Nam chạy trên địa hình tự nhiên. + Nữ chạy trên địa hình tự nhiên. 32 - 35phút 2L x 10m 1 - 2L 1 – 2phút 1 lần 1 lần 1 - 2L 7 - 10phút 5 - 7 phút 1 lần 2 - 3phút 20giây 5’ 3 – 4 vòng sân 2 – 3 vòng sân - HS thực hiện di chuyển đồng loạt từng tổ theo hiệu lệnh còi của GV. - Đội hình: - Thực hiện 2 học sinh 1 lượt theo hiệu lệnh còi của GV (Hai HS đầu tiên thực hiện đo đà mẫu cho cả lớp). Sau khi HS thực hiện xong thì di chuyển về cuối tổ mình. Cứ lần lượt như vậy theo dòng nước chảy đến hết. - Đội hình: - GV gọi 1 - 2 HS thực hiện, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, xếp loại. - Đội hình: - Giáo viên treo tranh kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” gồm 4 giai đoạn để học sinh quan sát. - Giáo viên phân tích lại 1 số điểm trọng tâm trong kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. * Yêu cầu: HS chú ý quan sát và lắng nghe, ghi nhớ những điểm cần chú ý trong kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” * Tích hợp: GV tích hợp kiến thức toán học và vật lí để phân tích kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy xa kiểu “ngồi”. - Đội hình: - GV làm mẫu toàn bộ kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi. - Thực hiện 2 học sinh một lượt theo hiệu lệnh còi của GV. Sau khi HS thực hiện xong thì di chuyển về cuối tổ mình. Cứ lần lượt như vậy theo dòng nước chảy đến hết. - Đội hình: * Chia nhóm tập luyện: + Nhóm 1: Tổ 1 - 2. - Thực hiện lần lượt từng học sinh theo sự điều khiển của cán sự nhóm. Sau khi HS thực hiện xong thì di chuyển về cuối tổ mình. Cứ lần lượt như vậy theo dòng nước chảy đến hết. - Đội hình: + Nhóm 2: Tổ 3 - 4. - Thực hiện lần lượt từng học sinh theo sự điều khiển của cán sự nhóm. Sau khi HS thực hiện xong thì di chuyển về cuối tổ mình. Cứ lần lượt như vậy theo dòng nước chảy đến hết. - Đội hình: * Liên môn: Kiến thức toán học và vật lí (đo và chỉnh đà, tốc độ chạy đà, góc độ giậm nhảy, lực quán tính và lực tác động khi tiếp đất. - GV quan sát chung, sửa sai cho từng nhóm học sinh (nếu cần). - GV gọi 4 HS nam (hoặc 4 HS nữ) của 2 nhóm lên thực hiện. - GV và cán sự lớp đo thành tích của từng HS khi thi nhảy xa. - GV công bố kết quả và tuyên dương HS có thành tích tốt nhất. - Đội hình: - GV treo bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm và phát phiếu học tập cho từng HS. - HS đọc phiếu học tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV gọi đại diện 1 HS trả lời. HS khác chỉnh sửa nếu cần. - GV kiểm tra số lượng HS có câu trả lời đúng bằng cách cho các em giơ tay. - GV chốt lại và đưa ra đáp án. - Đội hình: - HS chạy theo hàng trên địa hình tự nhiên (sân trường) từ tổ 1 đ 4, nam chạy trước 1 vòng nữ chạy sau. - GV nhắc nhở HS chạy với tốc độ trung bình, chạy kết hợp thở sâu (tích hợp sinh học). - Khi chạy về GV nhắc HS vừa đi vừa hít thở sâu, hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. - Đội hình tập luyện: * Yêu cầu: HS chạy bằng nửa bàn chân trên và biết cách phân phối sức để có thể hoàn thành khối lượng vận động. * Liên môn: - Kiến thức sinh học về sự hoạt động các hệ vận động, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết khi chạy. Từ đó biết cách chạy và cách phân phối sức khi chạy. - Kiến thức vật lí về trọng lực, phản lực, lực ma sát. 3. Phần kết thúc. a. Thả lỏng: - Thả lỏng tay, chân. - Cúi thả lỏng. - Rung bắp đùi b. Nhận xét: - Tinh thần, thái độ, kết quả tập luyện của học sinh. - Nhận xét ưu, nhược điểm của tiết học. c. Hệ thống bài: (nếu chưa hoạt động trong phần cơ bản). d. BTVN: Ôn tập đà 3 bước - bước bộ trên không. 4 - 5phút 2l x 8n 2l x 8n 2l x 8n 4 – 5l - HS thực hiện theo khẩu lệnh của GV hoặc cán sự lớp. - Đội hình tập luyện: - GV nhận xét ngắn gọn, khen những HS có ý thức tập luyện tốt, nhắc nhở những HS chưa có ý thức tập luyện cần cố gắng. - GV hệ thống lại nội dung bài những điểm cần chú ý khi thực hiện. - GV giao bài tập về nhà cho HS. - Đội hình tập luyện:
File đính kèm:
- Chuong_7_Nhay_xa.doc