Giáo án Tế bào học bài: Nguyên phân

đặc điểm của phân bào nguyên phân:

-Phân bào nguyên phân là dạng phân bào phổ biến ở Eucaryota.

-Kết quả của phân bào hình thành 2 tế bào con có chứa số lượng NST giữ nguyên như tế bào mẹ.

-Xuất hiện NST và phân chia NST về 2 tế bào con.

-Xuất hiện trong tế bào chất bộ máy phân bào, tức là thoi phân bào, có vai trò hướng dẫn NST con di chuyển về 2 cực của tế bào.

-Trong tiến trình phân bào, màng nhân và hạch nhân biến mất và lại

được tái tạo ở 2 tế bào con.

 

docx17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tế bào học bài: Nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN – XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
HỒ SƠ GIÁO ÁN
TÊN MÔN HỌC: TẾ BÀO HỌC
NGHỀ : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giáo viên: Nguyễn Hữu Thọ
Quy Nhơn, năm 2015
GIÁO ÁN SỐ:.............................
Thời gian thực hiện: 1 tiết ( 45 phút)
Tên chương: Chương 4 , PHÂN BÀO.
Thực hiện ngày........tháng......năm............
TÊN BÀI: NGUYÊN PHÂN
MỤC TIÊU CỦA BÀI: 
Sau khi học xong bài này người học có khả năng
- Trình bày được quá trình phân chia của tế bào, cơ sở của mọi quá trình sinh sản của sinh vật.
 - Trình bày được cơ sở phân tử của sự phân hoá tế bào trong sự phát triển cá thể.
 - Mô tả được các giai đoạn phát triển tế bào bao gồm: Sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng của tế bào, sự phân hoá của tế bào, sự già và chết của tế bào.
	- Hệ thống hóa các hình thức phân bào và những đặc điểm cơ bản của chúng.
	- Trình bày những diễn biến cơ bản qua các kỳ của nguyên phân.
	- Nắm vững và có kỹ năng phân biệt được hình thức phân bào nguyên phân và giảm phân.
	- Hiểu được ý nghĩa của quá trình phân bào.
	- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Thiết bị dạy học: Bảng, bàn học, phấn viết bảng, máy vi tính, máy chiếu.
	- Học liệu: Giáo trình, bài giảng của bài nguyên phân và một số tài liệu tham khảo.
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 1-2 phút.
- Ổn định trật tự lớp.
	- Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp, nếu có vắng thì báo lý do.
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
Dẫn nhập:
Sinh vật muốn tồn tại và phát triển được phải có quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường (chúng ta đã được học ở các bài trước). Sinh vật muốn lớn lên thì phải phân chia hay phân bào, tức là phải có quá trình nguyên phân. Chúng ta cũng đã được làm quen với khái niệm phân bào ở các cấp học dưới. Để hiểu rõ hơn về nguyên phân cũng như các giai đoạn của quá trình này thì hôm nay chúng ta sẽ học bài tiếp theo bài “Nguyên Phân”.
TT
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN(phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
Dẫn nhập
(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)
-GV dẫn nhập vào bài mới
-HS lắng nghe và chuẩn bị tâm thế vào bài mới.
2-3
2
Giảng bài mới
1.Khái niệm và đặc điểm của phân bào nguyên phân:
1.1 khái niệm phân bào nguyên phân:
 Nguyên phân (mitosis) là quá trình phân chia tế bào trong đó các tế bào con được tạo ra có số lượng nhiễm sắc thể giống với các tế bào bố mẹ. 
 Kiểu phân bào này đặc trưng cho các tế bào soma, kể cả các tế bào sinh dục (2n) sơ khai ở các động - thực vật và xảy ra theo cấp số nhân với công bội bằng 2, nghĩa là: từ một tế bào ban đầu trải qua k lần nguyên phân liên tiếp sẽ cho ra 2k tế bào giống nó. Nhờ vậy mà cơ thể lớn lên và các tế bào trong cơ thể thường xuyên được đổi mới.
1.2 đặc điểm của phân bào nguyên phân:
-Phân bào nguyên phân là dạng phân bào phổ biến ở Eucaryota.
-Kết quả của phân bào hình thành 2 tế bào con có chứa số lượng NST giữ nguyên như tế bào mẹ.
-Xuất hiện NST và phân chia NST về 2 tế bào con.
-Xuất hiện trong tế bào chất bộ máy phân bào, tức là thoi phân bào, có vai trò hướng dẫn NST con di chuyển về 2 cực của tế bào.
-Trong tiến trình phân bào, màng nhân và hạch nhân biến mất và lại được tái tạo ở 2 tế bào con.
2. Quá trình phân bào nguyên phân:
- Phân bào nguyên phân gồm 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
2.1.Sự phân chia nhân:
+ Phân chia nhân diễn ra qua 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Các kì của nguyên phân
Diễn biến cơ bản
Kì đầu
- NST kép bắt đầu co xoắn.
- Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.
- Thoi vô sắc hình thành.
- Màng nhân và nhân con biến mất.
Kì giữa
-NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 
-Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
Kì sau
-Mỗi NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực nhờ sự co rút của sợi phân bào ( thoi vô sắc). 
Kì cuối
- NST dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện.
- Thoi vô sắc biến mất.
-GV nhắc lại kiến thức chu kỳ tế bào thông qua việc cho HS quan sát lại hình thể hiện các chu kỳ của tế bào.
-GV cho HS quan sát hình ảnh và xem video của quá trình nguyên phân tế bào.
-GV đặt câu hỏi: qua quan sát hình ảnh, xem video và kết hợp nghiên cứu giáo trình em nào có thể cho thầy và cả lớp biết khái niệm chung nhất về quá trình nguyên phân tế bào là gì?.
-GV nhận xét câu trả lời của HS. 
-GV đưa ra khái niệm nguyên phân của tế bào.
- GV nhắc lại khái niệm để chú ý cho HS.
-GV đặt câu hỏi: thông qua khái niệm các em đã biết cũng với các hình ảnh của quá trình nguyên phân em nào có thể cho thầy và cả lớp biết những đặc điểm của phân bào nguyên phân là gì?
-GV nhận xét câu trả lời của HS. 
-GV đưa ra đặc điểm của quá trình phân bào nguyên phân của tế bào.
- GV nhắc lại các đặc điểm để chú ý cho HS.
-GV dẫn dắt HS vào phần mới của bài học.
-GV cho HS quan sát hình ảnh và video của toàn bộ quá trình phân bào nguyên phân.
-GV đặt câu hỏi: qua quan sát những hình ảnh và kết hợp với nghiên cứu giáo trình em nào cho thầy và cả lớp biết sự phân chia nhân diễn ra bao nhiêu kỳ, đó là những kỳ nào?
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV nhắc lại các kỳ của phân bào nguyên phân để chú ý cho HS.
-GV cho lớp hoạt động theo nhóm, GV chia lớp ra làm 4 nhóm, hoạt động độc lập để tìm ra những đặc điểm cơ bản nhất của mổi kỳ quá trình phân bào nguyên phân.
-GV cho mỗi nhóm 5 phút để thảo luận.
-GV gọi đại diện từng nhóm để trả lời.
-GV nhận xét và đánh giá câu trả lời của mổi nhóm.
-GV tổng hợp các đặc điểm mà mỗi nhóm đưa ra, rồi đưa ra bảng ghi các đặc điểm của 4 kỳ phân phân bào nguyên phân.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát hình ảnh và xem video.
-HS quan sát hình, xem video, thảo luận kết hợp với giáo trình để trả lời câu hỏi.
-HS1;HS2 trả lời.
-HS lắng nghe và ghi bài.
-HS lắng nghe và ghi bài.
-HS quan sát hình, xem video, thảo luận kết hợp với giáo trình để trả lời câu hỏi.
-HS1;HS2 trả lời.
-HS lắng nghe và ghi bài.
-HS lắng nghe và ghi bài.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát hình, xem video, thảo luận kết hợp với giáo trình để trả lời câu hỏi.
-HS1;HS2 trả lời.
-HS lắng nghe và ghi bài.
-Lớp lấy 4 tổ làm 4 nhóm, hoạt động độc lập.
-Mỗi nhóm thảo luận, nghiên cứu giáo trình để đưa ra câu trả lời.
-Mỗi nhóm cử đại diện để đưa ra các đặc điểm mỗi kỳ của phân bào nguyên phân. 
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và ghi bài.
4-5
9-10
20
3
Củng cố kiến thức và kết thúc bài
1.Khái niệm và đặc điểm của phân bào nguyên phân:
1.1 khái niệm phân bào nguyên phân:
1.2 đặc điểm của phân bào nguyên phân
2. Quá trình phân bào nguyên phân
2.1.Sự phân chia nhân:
-GV tổng kết lại những kiến thức vừa học.
-GV chú ý những phần kiến thức quan trọng.
-GV kết thúc bài.
-HS lắng nghe.
3
4
Hướng dẫn tự học
-GV nhắc HS về xem lại bài vừa học, tìm hiểu và nghiên cứu thêm trong giáo trình.
- GV nhắc bài học tiếp theo và nhắc HS về tìm hiểu, nghiên cứu giáo trình trước: tìm hiểu trước về sự phân chia tế bào chất và ý nghĩa của nguyên phân.
2
Nguồn tài liệu tham khảo 
[1]. PGS.TS Nguyễn Như Hiền (2008), Sinh học tế bào, Nhà xuất bản Giáo dục 
[2]. Nguyễn Quốc Dũng, Trần Công Toại, Lê Quốc Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình sinh học tế bào, Trường Đại Học Khoa học tự nhiên - TP Hồ Chí Minh
[3]. Khuất Hữu Thanh , Sinh học tế bào, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN
Ngày.....tháng ........năm........
 GIÁO VIÊN 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN – XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
BÀI GIẢNG
TÊN MÔN HỌC: TẾ BÀO HỌC
NGHỀ : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Quy Nhơn, năm 2015
BÀI 2: NGUYÊN PHÂN
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng
- Trình bày được quá trình phân chia của tế bào, cơ sở của mọi quá trình sinh sản của sinh vật.
 - Trình bày được cơ sở phân tử của sự phân hoá tế bào trong sự phát triển cá thể.
 - Mô tả được các giai đoạn phát triển tế bào bao gồm: Sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng của tế bào, sự phân hoá của tế bào, sự già và chết của tế bào.
	- Hệ thống hóa các hình thức phân bào và những đặc điểm cơ bản của chúng.
	- Trình bày những diễn biến cơ bản qua các kỳ của nguyên phân.
	- Nắm vững và có kỹ năng phân biệt được hình thức phân bào nguyên phân và giảm phân.
	- Hiểu được ý nghĩa của quá trình phân bào.
	- Có ý thức nghiêm túc trong học tập
Nội dung:
1.Khái niệm và đặc điểm của phân bào nguyên phân:
1.1 khái niệm phân bào nguyên phân:
 Nguyên phân (mitosis) là quá trình phân chia tế bào trong đó các tế bào con được tạo ra có số lượng nhiễm sắc thể giống với các tế bào bố mẹ. 
 Kiểu phân bào này đặc trưng cho các tế bào soma, kể cả các tế bào sinh dục (2n) sơ khai ở các động - thực vật và xảy ra theo cấp số nhân với công bội bằng 2, nghĩa là: từ một tế bào ban đầu trải qua k lần nguyên phân liên tiếp sẽ cho ra 2k tế bào giống nó. Nhờ vậy mà cơ thể lớn lên và các tế bào trong cơ thể thường xuyên được đổi mới.
1.2 đặc điểm của phân bào nguyên phân:
-Phân bào nguyên phân là dạng phân bào phổ biến ở Eucaryota.
-Kết quả của phân bào hình thành 2 tế bào con có chứa số lượng NST giữ nguyên như tế bào mẹ.
-Xuất hiện NST và phân chia NST về 2 tế bào con.
-Xuất hiện trong tế bào chất bộ máy phân bào, tức là thoi phân bào, có vai trò hướng dẫn NST con di chuyển về 2 cực của tế bào.
-Trong tiến trình phân bào, màng nhân và hạch nhân biến mất và lại
được tái tạo ở 2 tế bào con.
2. Quá trình phân bào nguyên phân:
- Phân bào nguyên phân gồm 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
2.1.Sự phân chia nhân:
+ Phân chia nhân diễn ra qua 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Kì đầu 
- NST kép bắt đầu co xoắn.
- Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.
- Thoi vô sắc hình thành.
- Màng nhân và nhân con biến mất.
Kì giữa
-NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 
-Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
Kì sau
-Mỗi NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực nhờ sự co rút của sợi phân bào ( thoi vô sắc). 
Kì cuối
- NST dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện.
- Thoi vô sắc biến mất
* Tóm tắt:
Các kì của nguyên phân
Diễn biến cơ bản
Kì đầu
- NST kép bắt đầu co xoắn.
- Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.
- Thoi vô sắc hình thành.
- Màng nhân và nhân con biến mất.
Kì giữa
-NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 
-Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
Kì sau
-Mỗi NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực nhờ sự co rút của sợi phân bào ( thoi vô sắc). 
Kì cuối
- NST dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện.
- Thoi vô sắc biến mất.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐÀO TẠO 
SINH HỌC TẾ BÀO
Mã số môn học: MH 08
Thời gian môn học: 45 giờ 	 (Lý thuyết 32 giờ; Thực hành 13 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí
	+ Môn sinh học tế bào được học sau các môn học chung và trước các môn học chuyên môn của nghề công nghệ sinh học.
- Tính chất: 
	+ Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc quan trọng đối với nghề công nghệ sinh học.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
* Kiến thức
- Trình bày được nội dung cơ bản của học thuyết tế bào.
- Hiểu được một số phương pháp nghiên cứu tế bào thông dụng.
- Xác định được cấu trúc cơ bản của các loại tế bào.
- Phân biệt được tế bào tiền nhân và tế bào nhân chuẩn.
- Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật.
 - Giải thích được mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của tế bào.
 - Mô tả được đặc điểm cấu trúc và chức năng cơ bản của các bào quan trong tế bào ở mức độ phân tử.
 - Trình bày được mối quan hệ giữa các bào quan trong cùng một tế bào.
 - Trình bày được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất và giải thích được cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào.
 - Trình bày được quá trình phân chia của tế bào - cơ sở của mọi quá trình sinh sản của sinh vật.
 - Trình bày được cơ sở phân tử của sự phân hoá tế bào trong sự phát triển cá thể.
 - Mô tả được các giai đoạn phát triển tế bào bao gồm: Sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng của tế bào, sự phân hoá của tế bào, sự già và chết của tế bào.
* Kỹ năng
	- Quan sát được hình thái tế bào.
	 - Nhận biết được một số thành phần hóa học của tế bào.
	- Quan sát tế bào dưới kính hiển vi phân biệt được thế nào là co và phản co nguyên sinh.
	- Hiểu được sự thẩm thấu và tính thẩm thấu của tế bào.
	 - Nhận biết được các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định.	
* Thái độ
	- Có ý thức tích cực trong học tập môn sinh học tế bào.
	- Có ý thức học tập, tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hành môn học.
	- Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác.
III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số TT
Tên chương, mục 
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
I
Thành phần hóa học của tế bào
- Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào
- Nước và vai trò của nước trong tế bào
- Cacbohidrat (saccarit) và lipit
- Protein
- Axit nucleic
11
8
3
0
II
Cấu trúc của tế bào
- Tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân thực
- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
12
8
3
1
III
 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Chuyển hóa năng lượng
- Enzyme và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Hô hấp tế bào
- Hóa tổng hợp và quang hợp
12
8
3
1
IV
 Phân bào
- Chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào.
- Nguyên phân
- Giảm phân
10
7
2
1
Cộng
45
31
11
3
	* Ghi chú: Thời gian kiểm tra 3 giờ: 1 giờ lý thuyết, 2 giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
	Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào
Mục tiêu:
	- Kể được tên các nguyên tố cơ bản của thực vật sống. Trình bày sự tạo thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
	- Phân biệt được các nguyên tố đa lượng với nguyên tố vi lượng và vai trò của chúng.
	- Giải thích được tại sao nước lại là một dung môi tốt, nêu được vai trò sinh học của nước đối với tế bào và cơ thể.
	- Phân biệt được thuật ngữ: đơn phân, đa phân, đại phân tử.
	- Nêu được vai trò của cacbohidrat và lipit trong tế bào và cơ thể.
	- Trình bày được cấu trúc và chức năng của protein.
	- Mô tả được cấu trúc và chức năng của AND và ARN.
	- Nhận biết được một số thành phần hóa học của tế bào.
	- Có ý thức tích cực trong học tập và thực hành. 
1. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào	 Thời gian: 1 giờ
1.1. Những nguyên tố hóa học của tế bào
1.2. Các nguyên tố đa lượng, vi lượng
2. Nước và vai trò của nước trong tế bào Thời gian: 1 giờ
2.1. Cấu trúc và đặc tính lý hóa của nước
2.2. Vai trò của nước đối với tế bào
3. Cacbohidrat và lipit	 Thời gian: 2 giờ
3.1. Cacbohidrat (Saccarit) 
3.1.1. Cấu trúc của Cacbohidrat
3.1.2. Chức năng của Cacbohidrat
3.2. Lipit
3.2.1. Cấu trúc của lipit
3.2.2. Chức năng của lipit
4. Protein 	 Thời gian: 2 giờ
4.1. Đại cương về protein
4.2. Chức năng của protein
4.3. Các bậc cấu trúc của protein
5. Axit nucleic 	 Thời gian: 2 giờ
5.1. Cấu trúc và chức năng của AND
5.2. Cấu trúc và chức năng của ARN
6. Thực hành
	- Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào 	
Thời gian: 3 giờ
	Chương 2: Cấu trúc của tế bào
Mục tiêu:
	- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
	- So sánh được tế bào nhân sơ và nhân thực
	- Trình bày được đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
	- Trình bày được các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng nhập bào xuất bào.
	- Quan sát được tế bào dưới kính hiển vi. Phân biệt được thế nào là hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
	- Có thái độ nghiêm túc trong thực hành. Ý thức tích cực tìm tòi học hỏi xung quanh vấn đề cấu trúc tế bào.
1. Tế bào nhân sơ	 Thời gian: 2 giờ
1.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
1.2. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
1.2.1. Thành tế bào, màng sinh chất, long và roi.
1.2.2. Tế bào chất
1.2.3. Vùng nhân
2. Tế bào nhân thực 	 	 Thời gian: 3 giờ
2.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
2.2. Cấu trúc tế bào nhân thực
2.2.1. Nhân tế bào
2.2.2. Riboxom
2.2.3. Lưới nội chất
2.2.4. Bộ máy Gôngi
3. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Thời gian: 3 giờ
3.1. Vận chuyển thụ động
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Các kiểu vận chuyển
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng.
3.2. Vận chuyển chủ động
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Cơ chế
3.3. Nhập bào và xuất bào
3.3.1. Nhập bào
3.3.2. Xuất bào
4. Thực hành	 Thời gian: 3 giờ
	- Quan sát tế bào dưới kính hiển vi. 
	- Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
	- Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thẩm thấu của tế bào.
5. Kiểm tra	 Thời gian: 1 giờ
	Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Mục tiêu:
	- Trình bày được quá trình tổng hợp năng lượng và tiêu hao năng lượng trong cơ thể.
	- Trình bày được các cơ chế điều hòa chuyển hóa năng lượng.
	- Hiểu được cấu trúc và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa vật chất.
	- Trình bày được khái niệm và các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
	- Hiểu được các khái niệm: hóa tổng hợp, quang tổng hợp và các sắc tố tổng hợp.
	- Có khả năng vận dụng các kiến thức của bài học này vào các bài sau và công tác nghề sau này.
	- Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzyme.
	- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và tư duy sáng tạo cho sinh viên.
	- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
1. Chuyển hóa năng lượng 	 Thời gian: 2 giờ
1.1. Các dạng năng lượng trong cơ thể
1.2. Tổng hợp năng lượng của cơ thể
1.3. Tiêu hao năng lượng trong cơ thể
1.4. Điều hòa chuyển hóa năng lượng
2. Enzyme và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa vật chất. 	 	 Thời gian: 2 giờ
2.1. Cấu trúc và phân loại các enzyme
2.2. Cơ chế của các phản ững enzyme
2.3. Vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa vật chất
3. Hô hấp tế bào	 Thời gian: 2 giờ
3.1. Khái niệm hô hấp tế bào
3.2. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào
3.2.1. Đường phân
3.2.2. Chu trình Crep
3.2.3. Chuỗi truyền electron hô hấp
4. Hóa tổng hợp và quang tổng hợp.	 Thời gian: 2 giờ
4.1. Hóa tổng hợp
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Các nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp
4.2. Quang tổng hợp
4.2.1. Khái niệm
4.2.2. Sắc tố tổng hợp
5. Thực hành	 Thời gian: 3 giờ
- Một số thí nghiệm về enzyme. Sinh viên được làm thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH đối với enzyme và thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzyme. Trên cơ sở đó củng cố kiến thức về enzyme.
6. Kiểm tra	 Thời gian: 1 giờ 
 	Chương 4: Phân bào
Mục tiêu:
	- Trình bày được những diễn biến cơ bản trong chu kỳ tế bào đặc biệt là các pha ở kỳ trung gian.
	- Hệ thống hóa các hình thức phân bào và những đặc điểm cơ bản của chúng.
	- Trình bày những diễn biến cơ bản qua các kỳ của nguyên phân và giảm phân.
	- Nắm vững và có kỹ năng phân biệt được hình thức phân bào nguyên phân và giảm phân.
	- Hiểu được ý nghĩa của quá trình phân bào.
	- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.
1. Chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào 	 Thời gian: 2 giờ
1.1. Định nghĩa chu kỳ tế bào
1.2. Sự phân bào đẳng nhiễm
1.3. Sự phân bào giảm nhiễm
2. Nguyên phân	 Thời gian: 2 giờ
2.1. Sự phân chia nhân
2.2. Sự phân chia tế bào chất
2.3. Ý nghĩa của nguyên phân
3. Giảm phân 	 	 Thời gian: 3 giờ
3.1.Giảm phân I
3.2. Giảm phân II
3.3. Ý nghĩa của giảm phân
4. Thực hành:
- Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định	 	 Thời gian: 2 giờ
7. Kiểm tra	 Thời gian: 1 giờ

File đính kèm:

  • docxnguyen_phan_20150726_111233.docx