Giáo án Tập làm văn - Bài: Nhân vật trong truyện
c. Ghi nhớ:(2’)
- GV rút ra phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
d. Luyện tập:(14’)
* Bài 1:(7’)
- GV yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV hỏi: Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào?
- Nhìn vào tranh minh họa, các em thấy 3 anh em có gì khác nhau?
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi.
+ Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào?
GIÁO ÁN PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN BÀI: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). II. Đồ dùng dạy học: - SGK, bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: bài văn kể chuyện khác với bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới:(30’) a. Giới thiệu bài:(2’) - GV hỏi: đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì? - GV giới thiệu: Vậy nhân vật trong truyện chỉ đối tượng nào? Nhân vật trong truyện có đặc điểm gì? Cách xây dựng nhân vật trong truyện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Bài: Nhân vật trong truyện. - Gọi HS nhắc lại đề bài. b. Nhận xét:(12) * Bài 1:(7’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hỏi: Các e vừa học những câu chuyện nào? - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu khổ to cho mỗi nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu. - Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên dán bài trên bảng. - Gọi các nhóm còn lại nhận xét,bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương các nhóm. - GV hỏi: qua bài tập 1 các em cho cô biết nhân vật có thể là ai? - GV rút ra nhận xét: các nhân vật trong truyện có thể là người hoặc các con vật, đồ vật, cây cối đã được nhân hóa. Vậy để biết tính cách nhân vật thể hiện như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài tập 2. * Bài 2:(5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. + Nhận xét về các tính cách của từng nhân vật trong 2 câu chuyện đó. + Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như thế? - Gọi HS trả lời. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung. - GV hỏi: nhờ đâu mà em biết được tính cách của nhân vật ấy? - GV nhận xét: tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. c. Ghi nhớ:(2’) - GV rút ra phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. d. Luyện tập:(14’) * Bài 1:(7’) - GV yêu cầu HS đọc bài tập. - GV hỏi: Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào? - Nhìn vào tranh minh họa, các em thấy 3 anh em có gì khác nhau? - Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi. + Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào? + Theo em, dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy? + Em có đồng ý cách nhận xét của bà về tính cách của từng cháu? Vì sao bà có nhận xét như vậy? - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương. * Bài 2:(7’) - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS đọc tình huống và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì? + Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì? - GV yêu cầu HS thảo luận và suy nghĩ kể chuyện theo 2 hướng. - Gọi HS tham gia thi kể. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò:(2’) - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - Hát tập thể. - 1 HS trả lời: Bài văn kể chuyện thường kể lại 1 chuỗi các sự việc có đầu, có cuối, liên quan tới một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện phải nói lên được 1 điều có ý nghĩa. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Là chuỗi các sự việc có liên quan đến một hay một số nhân vật. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại đề bài. - HS đọc đề bài. - HS trả lời: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể. - Các nhóm thảo luận và trả lời: + Nhân vật là người: bà lão ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người khác. + Nhân vật là vật: Dế Mèn, Nhện, Nhà Trò, Giao long. - Đại diện 2 nhóm lên dán bài. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS trả lời: nhân vật có thể là người, vật. - HS lắng nghe. - HS đọc đề bài. - Các nhóm thảo luận trả lời. - HS trả lời: + Dế Mèn là một nhân vật có tính khảng khái, có lòng thương người, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. Căn cứ vào: lời nói và hành động che chở cho chị Nhà Trò. + Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu, đều rất thương người và luôn luôn nghĩ đến người khác. Căn cứ vào việc: sẵn sàng cho bà lão ăn xin, ăn và ngủ ở nhà mình, chèo thuyền cứu giúp người bị nạn. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS trả lời: nhờ hành động lời nói của nhân vật, nói lên tính cách của nhân vật ấy. - HS lắng nghe. - HS đọc lại. - HS đọc. - Nhân vật trong truyên là: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. - Ba anh em có những hành động khác nhau. - HS làm theo yêu cầu và trả lời: + Bà nhận xét: _Ni-ki-ta: không nghĩ đến người khác, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. _Gô-sa: hơi lấu, lén hất những mẫu bánh vụn xuống đất. _Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp đỡ bà và biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt những mẫu bánh vụn choc him ăn. +Nhờ quan sát 3 anh em mà bà đưa ra nhận xét như vậy. + Em đồng ý với cách nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Vì qua việc làm của từng cháu đã bộc lộ tính cách của mình. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS thảo luận trả lời. + Bạn nhỏ sẽ chạy lại nâng em bé dậy phủi bụi bẩn trên quần áo của em, dỗ em bé nín khóc, đưa em về lớp hoặc về nhà, rủ em cùng chơi những trò chơi khác. + Bạn nhỏ sẽ tiếp tục nô đùa, cứ vui chơi mà chẳng để ý gì đến em bé cả. - Các nhóm thảo luận, suy nghĩ. - Các nhóm tham gia thi kể. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc lại.
File đính kèm:
- Tuan_1_Nhan_vat_trong_truyen.doc