Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ. Nội dung bài : Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy diễn văn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS truyền thống dân tộc : “ Uống nước nhớ nguồn” .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhxét đgiá đúng cách đọc bài thơ .

2. KN xác định giá trị : Biết xác định các gtrị tình cảm tác giả gửi trong bài phù hợp với nội dung bài học .

3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh minh hoạ trong SGK .Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho HS .

· HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Thứ hai, ngày 27 tháng 2 năm 2017
Sinh hoạt dưới cờ
-----------------------------------------------------
Tập đọc
TIẾT 49 : PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó phát âm.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài; các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu ý chính của bài.
2. Kĩ năng: 	
- Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Biết tham gia cac 1ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng các đọc các từ khó phát âm .
2. KN xác định giá trị : 
- biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài đọc .
3. KN đặt mục tiêu : 
- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoa chủ điểm , tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PP
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Hộp thư mật.
Yêu cầu HS đọc bài và trả lời 
Nêu nội dung chính của bài.
GV nhận xét.
3. Bài mới: (23’)
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Mục tiêu : HS đọc đúng văn bản.
GV yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS phân đoạn bài đọc .
Yêu cầu HS đọc các từ ngữ trong sách để chú giải.
GV hướng dẫn HS đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà HS đọc chưa chính xác : Chót vót, dập dờn, uy nghiêm vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc 
GV đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : HS hiểu nội dung văn bản.
Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
à GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm ( 2879 TCN à 288 TCN ) 
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về truyền thuyết sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Tên của các truyền thuyết đó là gì?
GV bổ sung ( SGV ) 
Yêu cầu HS đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
- Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
- GV nhận xét – chốt ý .
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
VD: Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Tình.// Trước đền/ những khóm hải đường/ đâm bông rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập dờn/ như múa quạt/ xoè hoa.//
GV đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
Nhận xét – tuyên dương 
 4.Củng cố: (5’)
Yêu cầu HS tìm nội dung chính của bài.
Giáo dục tư tưởng .
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Cửa sông 
Nhận xét tiết học 
Hát 
4 HS nối tiếp đọc và trả lời .
Hoạt động lớp
1 HS đọc – lớp đọc thầm.
Bài văn gồm 3 đoạn : 
+ Đoạn 1 : Đền Thượng .chính giữa .
+ Đoạn 2 : Lăng của các vua.xanh mát .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- 1 HS đọc phần chú giải .
HS luyện đọc các từ ngữ khó.
- HS luyện đọc nhóm đôi .
1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. 
Hoạt động lớp
HS đọc – Lớp đọc thầm, thảo luận
-HS trình bày.
- HS nhận xét.
Hoạt động lớp
3 HS đọc nối tiếp .
HS luyện đọc diễn cảm nhóm đôi .
HS thi đua đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét .
- Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính của mỗi người đối với cội nguồn dân tộc.
KNS
Trực quan
Luyện tập
KT Các mảnh ghép
Động não
Thực hành
KNS
Luyện tập
HCM
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư, ngày 1 tháng 3 năm 2017
ANH VĂN
ANH VĂN
GV Bộ mơn
--------------------------------------------------------
Tập đọc
TIẾT 50 : CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	Hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ. Nội dung bài : Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy diễn văn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS truyền thống dân tộc : “ Uống nước nhớ nguồn” .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhxét đgiá đúng cách đọc bài thơ .
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các gtrị tình cảm tác giả gửi trong bài phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ trong SGK .Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho HS .
HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PP
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Phong cảnh đền Hùng.
- Yêu cầu 3 HS đọc .
- Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc? GV nhận xét.
3. Bài mới: (23’)
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Mục tiêu : HS luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
GV nhắc HS chú ý đọc ngắt giọng đúng nhịp thơ trong bài.
VD: Là cửa/ nhưng không/ then khoá/ cũng không/ khép lại bao giờ/ phát âm đúng các từ ngữ HS còn hay lẫn lộn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp .
- Yêu cầu HS nêu các từ khó đọc .
Yêu cầu HS luyện đọc .
GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : HS hiểu nội dung văn bản.
GV hướng dẫn HS cả lớp cùng trao đổi, trả lời các câu hỏi.
Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? 
Cách giới thiệu ấy có gì hay ?
Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 trả lời .
Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối.
Phép nhân hoá trong khổ thơ , tác giả đã nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ .
Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muón nói lên điều gì ?
- GV nhận xét – chốt ý .
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài thơ, xác lập kỹ thuật đọc: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp.
	Nơi biển/ tìm về với đất/
	Bằng/ con sóng nhớ/ bạc đầu
	Chất muối/ hoà trong vị ngọt
	Thành vùng nước lợ nông sâu//
Cho HS các tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
4.Củng cố: (5’)
GV yêu cầu HS nêu nội dung bài .
Giáo dục tư tưởng .
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Nghĩa thầy trò
Nhận xét tiết học 
Hát 
3 HS nối tiếp đọc và trả lời .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp
1 HS khá giỏi đọc bài thơ.
- 1 HS đọc chú giải .
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- then khoá, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, sông sâu, tôm rảo, lấp loá 
- HS luyện đọc nhóm đôi .
- 1 HS đọc toàn bài .
Hoạt động lớp
HS đọc thầm khổ thơ 1, trả lời câu hỏi.
Để nói về nơi sông chảy ra biển  làm cho người đọc hiểu về cửa sông, thấy cửa sông quen thuộc 
Tác giả đã giới thiệu hình ảnh một cửa sông thân quen và độc đáo.
1 HS đọc – Cả lớp suy nghĩ trả lời 
Cửa sông là nơi giữ lại phù sa được bồi đắp bãi bồi, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi sông và biển hoà lẫn vào nhau.
1 HS đọc – lớp đọc thầm.
Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông là không quên cội nguồn .
HS đọc thầm .
.muón ca ngợi tình cảm thủy chung uống nước nhớ nguồn .
Hoạt động lớp
Nhiều HS luyện đọc khổ thơ.
HS thi đua đọc diễn cảm.
HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
3 HS nêu.
Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
KNS
Trực quan
Luyện tập
Trực quan
KNS
Luyện tập
Hỏi đáp
KNS
Thực hành
Thi đua
HCM
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2016_2017.doc