Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ( 4 phút)

- Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới : ( 33 phút)

A. Giới thiệu bài mới:

B. Dạy bài mới :

v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.

Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, động não.

- GV gọi 1 HS đọc bài viết.

- Nội dung bài thơ nói gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số từ dể nhầm lẫn: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.

- GV gọi 1 HS nêu lại cách trình bày bài viết.

- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2, 3 lần.

- Giáo viên đọc cả bài thơ cho học sinh dò lỗi.

- Giáo viên thu một số bài viết của HS kiểm tra và nhận xét.

v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Phương pháp: Động não,Luyện tập, thực hành.

 Bài 2:

- Gv gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.

- Giáo viên chốt, nhận xét lời giải đúng.

4. Củng cố- dặn dò : ( 3 phút)

Phương pháp: Thi đua.

- Trò chơi: Ai nhiều hơn? Ai chính xác hơn?

- Tìm và viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.

 

doc33 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mới : ( 34 phút)
A. Giới thiệu bài mới: Ôn tập cuối năm.
B. Dạy bài mới : 
v	Hoạt động 1: Ôn tập phần một.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành.
 Bước 1:
* Phương án 1: Nếu có phiếu học tập phát cho từng học sinh thì học sinh sẽ hoàn thành phiếu học tập.
* Phướng án 2: Nếu chỉ có bản đồ thế giới thì giáo viên gọi một số học sinh lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đối đáp nhanh” tương tự như ở bài 8 để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu nào. Ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 7 học sinh.
 Bước 2:
- Giáo viên điều chỉnh phần làm việc của học sinh cho đúng.
v	Hoạt động 2: Ôn tập phần II.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành.
- Giáo viên kẻ sẵn bảng thống kê (như ở câu 4 trong SGK) lên bảng.
4. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
Phương pháp: Đàm thoại.
- GV nêu một số CH về ND tiết học .
- Ôn những bài đã học.
- Chuẩn bị: Ôn tập cuối năm (TT)
+ Hát 
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lớp nhận xét.
- Nghe.
Làm việc cá nhân hoặc cả lớp.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
 Làm việc theo nhóm. 
Bước 1:
- Học sinh các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 4 trong SGK.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp.
- Học sinh điền đúng các kiến thức vào bảng.
* Lưu ý: Ở câu 4, có thể mỗi nhóm phải điền đặc điểm của cả 5 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 trong 5 châu lục để đảm bảo thời gian.
Hoạt động lớp.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 25/4/2016
Ngày dạy : 27/4/2016
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC
Tiết : 259 SANG NĂM CON LÊN BẢY. 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.(Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài)
Ghi chú : HS năng khiếu đọc thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Bảng phụ viết những dòng thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: - Tìm hiểu trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 phút)
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : ( 32 phút)
A. Giới thiệu bài mới: 
	Giới thiệu bài Sang năm con lên bảy.
B. Dạy bài mới : 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên chú ý phát hiện những từ ngữ học sinh địa phương dễ mắc lỗi phát âm khi đọc, sửa lỗi cho các em.
Giáo viên giúp các em giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu bài thơ dựa theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Thế giới tuổi thơ thây đổi thế nào khi ta lớn lên?
- Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
® Giáo viên chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có những hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt của tiên. 
 - Điều nhà thơ muốn nói với các em?
® Giáo viên chốt: thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính bàn tay ta gây dựng nên. 
v	Hoạt động2: Đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ.
- Giáo viên đọc mẫu khổ thơ.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- GV tổ chức cho HS nhẩm HTL.
- Nhận xét.
- GV nêu CH gợi ý.
4. Củng cố - dặn dò: ( 3 phút)
- GV gọi 2 HS nêu ND bài thơ.
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc trước bài : Lớp học trên đường 
Hát 
- 2 Học sinh đọc và trả lời CH.
- Lớp nhận xét.
- Nghe. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 HS đọc toàn bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ – đọc 2-3 vòng. 
- Học sinh phát hiện những từ ngữ các em chưa hiểu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại toàn bộ bài thơ.
- Nghe và nắm bắt cách đọc bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ 1 và 2 ( 
Đó là những câu thơ ở khổ 1:
 Giờ con đang lon ton
 Khắp sân vườn chạy nhảy
 Chỉ mình con nghe thấy
 Tiếng muôn loài với con.
 Ở khổ 2, những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. Trong thế giới tuổi thơ, chim và gió biết nói, cây không chỉ là cây mà là cây khế trong truyện cổ tích Cây khế có đại bàng về đậu).
Học sinh đọc lại khổ thơ 2 và 3, qua thời thơ ấu, không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muôn thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn, vì vậy thế giới của các em thay đổi – trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng cười nói.
1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 3. cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
+ Con người phải dành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dể dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích.
- Nghe.
- Học sinh phát biểu tự do.
- Giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng.
 Mai rồi / con lớn khôn /
 Chim / không còn biết nói/
 Gió / chỉ còn biết thổi/
 Cây / chỉ còn là cây /
 Đại bàng chẳng về đây/
 Đậu trên cành khế nữa/
 Chuyện ngày xưa, / ngày xửa /
 Chỉ là chuyện ngày sưa.//
- Nghe và nắm bắt cách đọc.
- Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ trên, đọc cả bài. Sau đó thi đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS nhẩm HTL từng khổ thơ,cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ,bài thơ.
- Nhận xét.
- HS nêu ND bài.
- 2 HS nêu lại ND bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết : 158 LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. Mục tiêu:
Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
* BT cần làm: 1 , 2 .
* BT dành cho HS năng khiếu : 3
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, VBT, xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập. ( 5 phút)
- GV gọi 3 học sinh nhắc lại công thức và qui tắc tính : SHCN ; SxqHHCN ; SHTG
GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : ( 32 phút)
A. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập chung.
® Ghi tựa.
B. Dạy bài mới : 
v	Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Đề bài hỏi gì?
- Muốn tìm năng suất ta cần biết gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- Muốn tính chiều cao ta làm sao?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- GV tổ chức cho HS theo nhóm.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò: ( 3 phút)
- Thi đua dãy A đặt câu hỏi về các công thức dãy B trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: Một số dạng toán đã học .
Hát. 
- 3 HS nêu.
- Nhận xét.
- Nghe.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- 1 HS đọc đề, cả lớp theo dõi SGK.
- Năng suất thu hoạch trên thửa ruộng.
- Tìm: S mảnh vườn và một đơn vị diện tích thu hoạch.
- 1 Học sinh giải ở bảng lớp, HS còn lại tự làm vào vở. 
- Nhận xét.
Giải
Nửa chu vi mảnh vườn:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn:
80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn:
50 ´ 30 = 1500 (m2)
Cả thửa ruộng thu hoạch:
1500 ´ 40 : 10 = 6000 (kg) = 60 tạ
	 Đáp số: 60 tạ
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận cùng bạn về cách giải.
- Nêu hướng giải(Tính chu vi đáy - lấy Sxq chia cho chu vi đáy tìm được sẽ được chiều cao của HHCN)
- Nhận xét.
- Học sinh làm vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, dưới lớp đổi vở để dò KQ.
Bài giải
Chu vi mặt đáy là:
( 60+40) x2 = 200(cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
6000 : 200 = 30(cm)
Đáp số: 30cm
- Nhận xét.
- Sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc(trên bảng phụ).
- Trình bày KQ ở bảng.
- Nhận xét.
- HS thi đua theo dãy.
- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
Tiết : 260 VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục tiêu: 
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả ngưòi đã học.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
 + HS: - SGK, nháp, vở tập làm băn.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ : ( 2 phút)
- KT phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : ( 36 phút)
 A. Giới thiệu bài mới: 
-Viết bài văn tả ngưòi.
B. Dạy bài mới : 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV HD nhanh tìm hiều đề bài.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
Phương pháp: Thực hành.
- GV yêu cầu HS viết bài.
- Theo dõi HS viết bài.
- Thu bài về nhà kiểm tra.
4. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
- Nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu học sinh về xem lại bài văn tả cảnh.
 - Chuẩn bị: Trả bài văn tả cảnh.
- Hát. 
- Nghe.
Hoạt động lớp.
- 1 học sinh đọc lại 3 đề văn.
Đề bài: Chọn một trong các đề sau:
1.Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
2.Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng )
3.Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- HS tìm hiểu qua từng đề bài.
- Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
- Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
Ngày soạn : 26/4/2016
Ngày dạy : 28/4/2016
Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
 CHÍNH TẢ: (Nghe- viết )
Tiết : 262 TRONG LỜI MẸ HÁT. 
I. Mục tiêu: 
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng, không mắc quá 5 lỗi trong bài .
-Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em(BT2).
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng nhóm, bút lông.
+ HS: SGK, vở CT, luyện viết trước ở nhà.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 4 phút)
- Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : ( 33 phút)
A. Giới thiệu bài mới: 
B. Dạy bài mới : 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, động não.
GV gọi 1 HS đọc bài viết.
Nội dung bài thơ nói gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số từ dể nhầm lẫn: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.
- GV gọi 1 HS nêu lại cách trình bày bài viết.
- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2, 3 lần.
Giáo viên đọc cả bài thơ cho học sinh dò lỗi.
Giáo viên thu một số bài viết của HS kiểm tra và nhận xét.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phương pháp: Động não,Luyện tập, thực hành.
 Bài 2:
Gv gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
Giáo viên lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
Giáo viên chốt, nhận xét lời giải đúng.
4. Củng cố- dặn dò : ( 3 phút)
Phương pháp: Thi đua.
Trò chơi: Ai nhiều hơn? Ai chính xác hơn?
Tìm và viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
Hát. 
2, 3 học sinh ghi bảng, HS lớp viết bảng con..
- Nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 Học sinh đọc bài.
- Lớp đọc thầm bài thơ và nêu:
Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
HS viết trên bảng con, 1HS viết bảng lớp.
- 1HS nêu, cả lớp theo dõi và thực hiện vào bài viết.
Học sinh nghe - viết.
- HS dò lỗi bài viết.
- Học sinh đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài. 
Học sinh làm việc theo nhóm.
Đại diện mỗi nhóm trình bày, nhận xét.
Nhận xét.
 Hoạt động lớp.
Học sinh thi đua 2 dãy.
Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết : 159 MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC. 
I. Mục tiêu:
- Biết một số dạng toán đã học .
- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
*BT cần làm : 1 ; 2 .
*BT dành cho HS năng khiếu : 3
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: Bảng con, SGK, VBT, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Luyện tập chung. ( 5 phút)
- GV gọi HS nêu lại cách giải của bài 2 tiết trước .
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : ( 33 phút)
A. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập về giải toán.
® Ghi tựa.
B. Dạy bài mới : 
v	Hoạt động 1: 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Ôn lại các dạng toán đã học.
Nhóm 1:
- Nêu quy tắc cách tìm trung bình cộng của nhiều số hạng?
- Nêu quy tắc tìm tổng khi biết số trung bình cộng?
Nhóm 2:
- Học sinh nêu các bước giải dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ?
Nhóm 3:
- Học sinh nêu cách tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu?
- Giáo viên yêu cầu các học sinh tìm cách khác?
Nhóm 4:
- HS nêu cách tính dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước giải?
Nhóm 5:
- Nêu phương pháp giải toán liên quan rút về đơn vị.
- Cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
- Cách giải bài toán về chuyển động đều.
Nhóm 6:
- Cách giải về bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích)
v Hoạt động 2: 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
- GV gọi 1 HS đọc đề toán.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm dạng toán trung bình cộng .
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và chốt lại cách giải dạng toán trung bình cộng.
Bài 2: 
- GV gọi 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận cùng bạn về cách giải.
- GV gọi HS nêu dạng toán và hướng giải.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng và nêu lại cách giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV HD HS tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và nêu lại phương pháp giải của dạng toán rút về đơn vị.
4. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
- Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập.
- Ôn lại các dạng toán điển hình đã học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát 
- 1 HS đứng tại chỗ trình bày lại bài làm và nêu công thức áp dụng .
- Học sinh nhận xét.
- Nghe.
Hoạt động nhóm.
(nhóm bàn)
1/ Trung bình cộng (TBC)
- Lấy tổng : tổng các số hạng.
- Lấy trung bình cộng ´ số các số hạng.
2/ Tìm 2 số biết tổng và tỉ 2 số đó.
B1 : Tổng số phần bằng nhau.
B2 : Giá trị 1 phần.
B3 : Số bé.
B4 : Số lớn.
3/ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.
B1 : Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
B2 : Số bé = (tổng – hiệu) : 2
Học sinh nêu tự do.
4/Dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ 2 số đó.
B1 : Hiệu số phần bằng nhau.
B2 : Giá trị 1 phần.
B3 : Số bé.
B4 : Số lớn.
5/
+Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- PP rút về đơn vị.
- PP tìm tỉ số.
+Tìm thương ,lấy thương nhân với 100,được kết quảghi kí hiệu 0/0 vào bên phải.
6/
+ s = v x t , v= s : t , t = s : v
+ Nêu các dạng toán về các hình đã học
 Hoạt động cá nhân, lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Học sinh nhắc lại.
- 1 HS giải ở bảng, HS còn lại tự giải vào vở. 
Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được là:
(12+18) : 2 = 15(km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15(km)
 Đáp số: 15km
- Nhận xét.
- Nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận cùng bạn về cách giải.
- HS nêu : +Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
+Áp dụng công thức: SL, SB để tìm chiều dài, chiều rộng, rồi tính diện tích.
- Cả lớp nhận xét.
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Nữa chu vi mảnh đất là:
120 : 2 = 60(m)
Chiều dài mảnh đất là:
(60 + 10) : 2 = 35(m)
Chiều rộng mảnh đất là:
60 – 35 = 25(m)
Diện tích mảnh đất là
35 x25 = 875(m2)
 Đáp số: 875m2
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp theo dõi SGK.
- HS tìm hiểu bài.
- 1 HS năng khiếu lên bảng giải, HS còn lại tự làm vào vở.
Bài giải
1cm3 kim loại cân nặng là:
22,4 : 3,2 = 7(g)
 4,5cm3 kim loại cân nặng là:
4,5 x 7 = 31,5(kg)
 Đáp số: 31,5 kg
- Nhận xét.
- Nghe.
- HS lắng nghe và nắm bắt lại.
- Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết : 263 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 (DẤU NGOẶC KÉP). 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép .
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
II. Chuẩn bị: 
+ GV:	 Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
+ HS: Tìm hiểu trước ND bài học.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: MRVT: “Trẻ em” ( 5 phút)
Giáo viên kiểm tra bài tập học sinh (2 em).
Nêu những thành ngữ, tục ngữ trong bài.
GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : ( 33 phút)
A. Giới thiệu bài mới: 
 Ôn tập về dấu câu _ Dấu ngoặc kép.
B. Dạy bài mới : 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Học sinh nắm kiến thức về dấu ngoặc kép.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Bài 1:
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Giáo viên mời 2 học sinh nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
® Treo bảng phụ tác dụng dấu ngoặc kép.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên nhận xét – chốt bài giải đúng.
Bài 2:
Giáo viên nêu lại yêu cầu, giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt bài đúng.
 Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Giáo viên lưu ý học sinh viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép.
- GV gọi HS nối tiếp đọc đoạn văn và nêu rõ chỗ nào đã dùng dấu ngoặc kép và tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
Thi đua cho ví dụ.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: MRVT: “Quyền và bổn phận”.
 Hát. 
- Học sinh nêu.
- Nghe.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
Học sinh phát biểu.
- 1 học sinh đọc lại, lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân.
1HS làm bảng phụ.
Nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân: đọc thầm từng câu văn, điền bằng bút chì dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
Học sinh phát biểu.
Học sinh sửa bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm việc cá nhân, viết vào nháp.
Đọc đoạn văn đã viết nối tiếp nhau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép đã sử dụng trong đoạn văn..
- Học sinh nêu.
- Học sinh thi đua theo dãy cho ví dụ.
Nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 27/4/2016
Ngày dạy : 29/4/2016
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2016
TOÁN
Tiết : 160 LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học .
* BT cần làm : 1 ; 2 ; 3 .
* BT dành cho HS năng khiếu : 4 .
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, bảng con, tìm hiểu trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Ôn tập về giải toán. ( 5 phút)
- GV gọi HS nêu qui tắc và công thức tính của một số hình đã học.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : ( 32 phút)
A. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập.
® Ghi tựa.
B. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện tập 
Bài 1 :
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu thảo luận cùng bạn về cách giải.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề toán.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 4 bước tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV thu một số bài làm của HS kiểm tra và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS tự đọc đề toán và cho biết :dạng toán và nêu PP để giải.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 4 :
- GV gọi HS đọc

File đính kèm:

  • docGIAO_AN.doc