Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2016-2017
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng từ khó trong bài (chữ V, bu-gi, cần khởi động máy ).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuện: Khi hồi hộp, khi vui mừng, nhẹ nhàng toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật.
3. Thái độ: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Ca ngợi Hai Long và những người chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí góp phần bảo vệ tổ quốc.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (khai thác gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần đọc.
+ HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TUẦN 24 Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2017 Sinh hoạt dưới cờ. --------------------------------------------------- Tập đọc Tiết 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài. Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê. 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản. 3. Thái độ: Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành. * Nội dung tích hợp : HCM, KNS (khai thác gián tiếp) II. CHUẨN BỊ: + GV: Tranh minh hoa. Tranh ảnh về sinh hoạt người Tây Nguyên. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc. + HS: Tranh sưu tầm, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PP 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: (5’) Chú đi tuần. Gọi 2 – 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi; Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: (1’) 4. Phát triển các hoạt động: (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu:Hướng dẫn HS luyện đọc. - GV yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn. Chia bài thành các đoạn : Đoạn 1 : Về các hình phạt. Đoạn 2 : Về các tang chứng. Đoạn 3 : Về các tội trạng. Đoạn 4 : Tội ăn cắp. Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó, lầm lẫn do phát âm địa phương. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải. Giáo viên đọc chậm rãi, rành mạch, trang nghiêm, diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi: Người xưa đặt luật để làm gì? Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi. Tìm dẫn chứng trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng? Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng. - Ngày nay việc xét xử dựa trên quy định nào? Gợi ý những tội chưa có trong luật tục. Giáo viên chia thành nhóm phát giấy khổ to cho nhóm trả lời câu hỏi. Kể tên 1 số luật mà em biết? Giáo viên kết luận, treo bảng phụ viết tên 1 số luật. v Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm Mục tiêu:Hướng dẫn HS đoc diễn cảm - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm. Giáo viên nhxét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: (1’) Chuẩn bị: “Hộp thư mật”. Nhận xét tiết học . Hát Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. Hoạt động lớp, cá nhân 1 học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn. Học sinh luyện đọc. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. - HS lắng nghe. Hoạt động nhóm lớp. Cả lớp đọc thầm, đại diện nhóm trình bày: Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo. Phải có luật tục để mọi người tuân theo, bảo vệ cuộc sống bình yên. Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc. Học sinh chia nhóm, thảo luận a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng: - Chuyện nhỏ xử nhẹ - Chuyện lớn xử nặng - Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy. b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc. c) Tội trạng phân thành loại. Học sinh phát biểu: Việc xét xử dựa vào luật. Học sinh nêu: trốn thuế, đánh bạc, vi phạm, giao thông Cả lớp trao đổi: Cần thay luật tục cũ bằng bộ luật. Học sinh thảo luận rồi viết nhanh lên giấy. Dán kết quả lên bảng lớp. Đại diện nhóm đọc kết quả: Bộ luật dân sự, luật báo chí Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. Cả nhóm đọc diễn cảm. Lớp nhận xét. KNS HCM Trực quan Thảo luận Thuyết trình Truyền đạt KT” Khăn phủ bàn” Hỏi đáp Luyện tập Rút kinh nghiệm : Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2017 ANH VĂN ANH VĂN GV Bộ mơn ------------------------------------------- Tập đọc Tiết 48: HỘP THƯ MẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng từ khó trong bài (chữ V, bu-gi, cần khởi động máy ). 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuện: Khi hồi hộp, khi vui mừng, nhẹ nhàng toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật. 3. Thái độ: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Ca ngợi Hai Long và những người chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí góp phần bảo vệ tổ quốc. * Nội dung tích hợp : HCM, KNS (khai thác gián tiếp) II. CHUẨN BỊ: + GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần đọc. + HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PP 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: (5’) Luật tục xưa của người Ê-đê Gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét. 3.Bài mới: (23’) v Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: H dẫn HS luyện đọc đúng văn bản. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn. Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh. Đoạn 1 : “Từ đầu đáp lại” Đoạn 2 : “Anh dừng xe bước chân” Đoạn 3 : “Hai Long chỗ cũ” Đoạn 4 : Đoạn còn lại. Giáo viên sửa những từ đọc dễ lẫn, phát âm chưa chính xác, viết lên bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chú giải dưới bài đọc. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Mục tiêu:Hướng dẫn HS hiểu nội dung bài. Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài văn, trả lời câu hỏi: Bài văn có những nhận vật nào? Hộp thư mật để làm gì? Học sinh đọc đoạn văn từ: “Người đặt hộp thư chỗ cũ”, sau đó trả lời câu “Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật như thế nào?” - Qua nhân vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn chú Hai Long điều gì? Giáo viên chốt: Chiến sĩ tình báo trong lòng địch bao giờ cũng gan góc, thông minh, yêu Tổ quốc. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời câu. Gạch dưới chi tiết trong bài nêu rõ cách lấy thư và gửi báo cáo của Hai Long? Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu: “Hoạt động của người liên lạc có ý nghĩa thế nào đối với sự nghiệp Tổ quốc”. Giáo viên chốt lại: Hoạt động trong vùng địch đòi người chiến sĩ tình báo phải thông minh, gan góc, khôn khéo. Như chú Hai Long góp phần bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. Mục tiêu:HS rèn đọc diễn cảm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Giáo viên treo bảng ghi sẵn câu hướng dẫn học sinh luyện đọc, tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 4.Củng cố: (5’) Yêu cầu học sinh thảo luận tìm nội dung bài. GV nhận xét, chốt ý. 5. Tổng kết - dặn dò: (1’) Chuẩn bị: “Phong cảnh đền Hùng”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh thực hiện theo yêu cầu Hoạt động lớp, cá nhân 1 học sinh khá giỏi đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn. Học sinh luyện đọc: từ phát âm sai. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. HS lắng nghe. Hoạt động nhóm, lớp Học sinh nêu câu trả lời. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Tình yêu Tổ quốc, lời chào chiến thắng. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. + Dừng xe, tháo bu-gi ra xem, giả bộ như xe mình bị hư. Mắt không xem bu-gi mà lại chú ý quan sát vạt đất phía sau cột cây số lắp lại bu-gi, khởi động máy, làm như đã sửa xong xe. Học sinh đọc lướt toàn bài trả lời. + Rất quan trọng vì cung cấp nhiều thông tin từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch kịp thời ngăn chặn, đối phó. - Có ý nghĩa vô cùng to lớn, cung cấp nhiều thông tin bí mật. Hoạt động nhóm, cá nhân Học sinh ghi dấu nhấn giọng, ngắt giọng. Tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc diễn cảm. Học sinh thảo luận nhóm đôi, tìm nội dung chính của bài. Hs lắng nghe KNS Trực quan HCM KNS Hỏi đáp Luyện tập Thi đua HCM Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2016_2017.doc