Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết đọc khá liền mạch các dòng thơ trong cùng một khổ thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, thể hiện đúng ý của bài.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.

3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu môn Tiếng Việt .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc bài thơ .

2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài đọc .

3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bản đồ Việt Nam.Bảng phụ viết sẵn các câu thơ,

đoạn thơ luyện đọc cho HS .

· HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ hai, ngày 6 tháng 02 năm 2017
Sinh hoạt dưới cờ
----------------------------------------------------
Tập đọc
TIẾT 43 : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	 Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu môn tiếng Việt .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá cách đọc lời các nhân vật .
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ 
việt sẵn đoạn văn cần hướng dẫn.
HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP 
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Tiếng rao đêm
Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét .
3. Bài mới: (23’)
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng nội dung văn bản.
 - Yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS phân đoạn bài .
GV hướng dẫn luyện đọc cho HS , chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác.
Yêu cầu HS đọc từ ngữ chú giải. GV giúp HS hiểu những từ ngữ các em nêu và dùng hình ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số từ ngữ như : làng biển, dân chài, vàng lưới.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS hiểu nội dung văn bản.
- Bài văn có những nhân vật nào?
-Chia HS thành các nhĩm và tổ chức thảo luận các câu hỏi trong sách / 37
- Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi?
- Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ?
- Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
GV chốt ý .
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm đúng.
- GV hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài văn.
- Ta cần đọc bài văn này với giọng đọc như thế nào để thể hiện hết cái hay cái đẹp của nó?
GV hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm.
“Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền/ rồi sẽ có chợ/ có trường học/ có nghĩa trang //. Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ,/ rồi bất ngờ,/ vỗ vào vai Nhụ /
	- Thế nào/ con, / đi với bố chứ?//
	- Vâng! // Nhụ đáp nhẹ.//
	Vậy là việc đã quyết định rồi.//
Tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
4.Củng cố: (5’)
Yêu cầu HS các nhóm tìm nội dung bài văn
GV nhận xét – tuyên dương .
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Cao Bằng .
Nhận xét tiết học 
Hát 
3 HS lần lượt đọc và trả lời .
Hoạt động lớp
1 HS khá, giỏi đọc.
Bài văn gồm 4 đoạn 
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ phát âm chưa chính xác.
1 HS đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ chưa hiểu nghĩa.
Cả lớp lắng nghe .
Hoạt động lớp
Bài văn có bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn và ông bạn : ba thế hệ trọng một gia đình.
-HS thảo luận và đổi nhĩm trình bày cho nhau nghe.
HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét
Hoạt động lớp
- Cần đọc phân biệt lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ). Đoạn kết bài: Đọc với giọng mơ tưởng.
HS luyện đọc đoạn văn .
HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
HS các nhóm tìm nội dung bài và cử đại diện trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét 
KNS
Trực quan
Hỏi đáp
Luyện tập
KNS
KT Các mảnh ghép.
Hỏi đáp
KNS
Luyện tập
HCM
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư ngày 8 tháng 02 năm 2017
ANH VĂN
ANH VĂN
GV Bộ mơn
-----------------------------------------
Tập đọc
Tiết 44 : CAO BẰNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết đọc khá liền mạch các dòng thơ trong cùng một khổ thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, thể hiện đúng ý của bài.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu môn Tiếng Việt .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc bài thơ .
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài đọc .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bản đồ Việt Nam.Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, 
đoạn thơ luyện đọc cho HS .
HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP 
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Lập làng giữ biển
Chi tiết nào trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì? Bạn Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? Nội dung chính bài ? GV nhận xét.
3. Bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (27’)
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS đọc đúng.
- Yêu cầu HS đọc bài .
- Yêu cầu HS phân đoạn bài thơ .
GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ phát âm chưa chính xác: lặng thầm, suối khuất
GV gọi 1 HS đọc từ ngữ chú giải.
GV có thể giảng thêm những từ khác trong bài mà học sinh chưa hiểu (nếu có).
GV đọc diễn cảm bài thơ.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1 .
- Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào ? 
- Gạch dưới từ ngữ và chi tiết trong bài nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
GV chốt ý . 
Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2, 3.
Tác giả đã sử dụng từ ngữ và hình ảnh nào để nói lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4, 5.
Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền núi như thế nào?
GV chốt ý .
Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối.
Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
GV chốt ý .
v	Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm tốt bài thơ.
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài thơ.
GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc các khổ thơ: 	“Sau khi  suối trong”
GV tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
GV nhận xét – tuyên dương.
 5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Phân xử tài tình .
Nhận xét tiết học .
Hát .
3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp
1 HS đọc – Lớp đọc thầm.
Bài thơ gồm 6 đoạn , mỗi khổ thơ là 1 đoạn .
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ và luyện đọc các từ ngữ phát âm chưa đúng.
1 HS đọc từ ngữ chú giải.
HS lắng nghe.
Hoạt động lớp 
1 HS đọc khổ thơ 1 – lớp đọc thầm.
-	Muốn đến Cao Bằng ta phải vượt qua ba ngọn đèo: đèo Gió, đèo Giang, đèo Cao Bắc.
- Các chi tiết đó là: “Sau khi qua  lại vượt” ® chi tiết nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng.
1 HS đọc – lớp đọc thầm .
- Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng là: “Mận ngọt  dịu dàng”; rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong”.
1 HS đọc – lớp đọc thầm.
- Núi non Cao Bằng khó đi hết được chiều cao cũng như khó đo hết tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng.
+ Tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng sâu sắc mà thầm lặng như suối khuất, rì rào 
1 HS đọc – lớp đọc thầm.
Cao Bằng có vị trí rất quan trọng. Mảnh đất Cao Bằng xa xôi đã vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
+ Vai trò quan trọng của Cao Bằng nơi biên cương của Tổ quốc.
Hoạt động lớp
HS chia thành nhóm để tìm giọng đọc của bài thơ và các em nối tiếp nhau đọc cho nhóm mình nghe.
HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ.
HS thi đua đọc diễn cảm, đọc thuộc bài thơ.
- Hs lắng nghe
KNS
Thực hành
Hỏi đáp
 Luyện tập
KNS
Thực hành
Hỏi đáp
HCM
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2016_2017.doc