Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 41: Trí dũng song toàn

1.Ổn định lớp:

2.KTBC:

* Cho HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì :

a) Trước Cách mạng .

b) Khi Cách mạng thành công .

c) Trong kháng chiến .

đ) Sau khi hoà bình lập lại .

-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ?

- Từ câu chuyện này , em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ?

(Dành cho HS khá, giỏi)

3.Bài mới:

3.1-Giới thiệu bài

- GV nêu tựa bài và ghi bảng “Trí dũng song toàn”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 41: Trí dũng song toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết 41:	Trí dũng song toàn 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
	-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
	-Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Giáo dục kĩ năng sống: 
	- Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
	- Tư duy sáng tạo.
- Tổ chức hoạt động “Nói to, nghe rõ”.
 + Củng cố hiểu nghĩa của từ ở phần chú giải.
	+ Rèn kĩ năng nói ( to, rõ, đúng trọng tâm); rèn kĩ năng nghe ( chính xác, biết chọn lọc thông tin).
	+ Rèn năng lực mạnh dạn, tự tin.
II-PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY – HỌC :
Đọc sáng tạo.
Gợi tìm.
Trao đổi, thảo luận.
Tự bộc lộ (bày tỏ sự cảm phục Giang Văn Minh; nhận thức của mình)
III-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định lớp:
2.KTBC:
* Cho HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì :
a) Trước Cách mạng .
b) Khi Cách mạng thành công .
c) Trong kháng chiến .
đ) Sau khi hoà bình lập lại .
-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ?
- Từ câu chuyện này , em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ?
(Dành cho HS khá, giỏi)
3.Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài 
- GV nêu tựa bài và ghi bảng “Trí dũng song toàn”.
- HS hát vui.
* HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Trước Cách mạng , năm 1943 , ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương .
+ Khi Cách mạng thành công , năm 1945, trong Tuần lễ Vàng , ông ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng ; góp vào Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương .
+ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: gia đình ông ủng hộ cán bộ , bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc .
+ Sau khi hoà bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước .
- Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa , sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
- Người công dân phải có trách nhiệm với đất nước . / Người công dân phải biết hi sinh vì Cách mạng , vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . / Người công dân phải biết góp công , góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
- HS lắng nghe .
3.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Cho 1 HS khá giỏi đọc toàn bài. 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài:
+ Đoạn 1 : Từ đầu . . . mời ông đến hỏi cho ra lẽ .
+ Đoạn 2 : Tiếp . . . một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng .
+ Đoạn 3 : Tiếp . . . sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại .
kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó (phần chú giải) . Giải nghĩa thêm các từ :tiếp kiến ( gặp mặt ) ; hạ chỉ ( ra chiếu chỉ , ra lệnh ) ; than ( than thở ) ; cống nạp ( nạp : nộp ).
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài: 
+ Đoạn 1 : Từ đầu . . . mời ông đến hỏi cho ra lẽ .
+ Đoạn 2 : Tiếp . . . một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng .
+ Đoạn 3 : Tiếp . . . sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4 : Phần cịn lại .
kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó (phần chú giải) . Và hiểu nghĩa cc từ :tiếp kiến ( gặp mặt ) ; hạ chỉ ( ra chiếu chỉ , ra lệnh ) ; than ( than thở ) ; cống nạp ( nạp : nộp ).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe. 
b)Tìm hiểu bài 
*GV tổ chức HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ?
-Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn ?
c)Đọc diễn cảm
- GV tổ chức HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện .
*HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời . Vua Minh phán : không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời . Giang Văn Minh tâu luôn : Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm , sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng .
-Vài HS nhắc lại theo SGK .
- Vua Minh mắc mưu ông Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông . Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán , Tống và Nguyên đều phải thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên giận quá , sai người ám hại Giang Văn Minh .
- Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất . Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt ; để giữ thể diện và danh dự đất nước , ông dũng cảm , không sợ chết , dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc .
- 5HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện.
4.Củng cố , dặn dò :
- Ý nghĩa câu chuyện ?
- Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
- Tổ chức hoạt động “Nói to, nghe rõ”.
+ GV nêu tên trò chơi: “Nói to, nghe rõ”.
+ GV nêu luật chơi: Mỗi lượt chơi 2 bạn, một bạn đứng cuối lớp đọc từ ngữ ở phần chú giải ; bạn kia quay mặt vào bảng lớp lắng nghe và đọc phần giải thích của từ ngữ đó. Sau đó thực hiện ngược lại (như trên). Cả lớp theo dõi, nhận xét cả hai bạn tham gia chơi thế nào.
+ GV cùng 1 bạn làm mẫu.
+ Tổ chức thực hiện như vừa hướng dẫn.
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét, tuyên dương HS nói to, nghe rõ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo sự tổ chức của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- Giáo dục HS yêu quý và cảm phục người có trí dũng song toàn như Giang Văn Minh.
- Nhận xét tiết học .
 -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về Giang Văn Minh cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_41_tri_dung_song_toan.doc
Giáo án liên quan