Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 21: Chuyện một khu vườn - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Thị Tuyết Vân

1.Kiểm tra bài cũ :

- Tuần 10 : Ôn tập GV chỉ nhận xét chung

2.Bài mới :

a/ Giới thiệu chủ điểm :

GV hỏi:

Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?

Hãy miêu tả những gì em nhìn thấy trong tranh chủ điểm.

Qua những bài học trong chủ điểm này, các em sẽ thấy được vì sao phải giữ lấy màu xanh, vì sao phải bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.

b/ Giới thiệu bài :

Ở mỗi gia đình chúng ta thường dành một phần nhỏ để trang trí bồn hoa cây cảnh vừa tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà, vừa làm cho bầu không khí được trong lành. Gia đình nhà bé Thu cũng vậy(GV giới thiệu tranh), cũng dành một ban công để trồng rất nhiều các loài cây tạo nên một khu vườn nhỏ. Câu chuyện về khu vườn nhà bé Thu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học mở đầu chủ điểm hôm nay : “Chuyện một khu vườn nhỏ”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 21: Chuyện một khu vườn - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Thị Tuyết Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GVDG NĂM HỌC: 2019 -2020
MÔN : TẬP ĐỌC LỚP 5
 Tiết 21 - Bài : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
GV DẠY: HUỲNH THỊ TUYẾT VÂN
Ngày dạy: 06/11/2019
 I - MỤC TIÊU: Giúp HS :
Kiến thức: 
	Biết cách đọc diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
	Hiểu nội dung: Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Qua đó muốn nhắc nhở mọi người có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. 
Kỹ năng: Đọc lưu loát, đúng từ, diễn cảm phù hợp tâm lí nhân vật.
Thái độ: 
	Học sinh yêu thích môn học.
	Yêu thích thiên nhiên và bảo vệ cảnh vật xung quanh.
 II. CHUẨN BỊ :
Tranh của bài học, Tranh các loại hoa
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1.Kiểm tra bài cũ : 
- Tuần 10 : Ôn tập GV chỉ nhận xét chung
2.Bài mới :
a/ Giới thiệu chủ điểm : 
GV hỏi:
Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
Hãy miêu tả những gì em nhìn thấy trong tranh chủ điểm.
Qua những bài học trong chủ điểm này, các em sẽ thấy được vì sao phải giữ lấy màu xanh, vì sao phải bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
b/ Giới thiệu bài : 
Ở mỗi gia đình chúng ta thường dành một phần nhỏ để trang trí bồn hoa cây cảnh vừa tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà, vừa làm cho bầu không khí được trong lành. Gia đình nhà bé Thu cũng vậy(GV giới thiệu tranh), cũng dành một ban công để trồng rất nhiều các loài cây tạo nên một khu vườn nhỏ. Câu chuyện về khu vườn nhà bé Thu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học mở đầu chủ điểm hôm nay : “Chuyện một khu vườn nhỏ”.
HĐ 1:Luyện đọc :
- 1HS đọc toàn bài
- GV gợi ý chia đoạn:
- HS đọc nối tiếp đoạn(2 lần)
GV kết hợp sửa lỗi phát âm và tìm hiểu từ mới cần giải nghĩa. 
+ ngọ nguậy, nhọn hoắt, rủ rỉ, sà xuống
+ săm soi, cầu viện
- Theo em giọng đọc của bài này thế nào?
 Đoạn 1,2: các em cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả(khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt,); đoạn 3: thể hiện giọng đối thoại- giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc theo nhóm( nhóm 3) và tìm từ khó đọc, khó hiểu.
+ Luyện phát âm từ khó đọc : rủ rỉ, ngọ nguậy, nhọn hoắt, sà xuống.
+ GV cho HS tìm câu dài và cho biết chỗ ngắt, nghỉ hơi, luyện đọc.
- Cho h/s đọc cho nhau nghe và sửa lỗi theo nhóm. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài :(Theo lối bổ ngang)
- GV cho HS đọc đoạn 1.
- GV hỏi:
1, Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
GV chốt : Ý thích của bé Thu: Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây. 
Để xem cây cối trên ban công có gì đặc biệt? Các em đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
2, Kể tên các loại cây trên ban công nhà Thu? Nêu đặc điểm nổi bật mỗi loại cây đó?
+ Kể tên các loài cây trên ban công nhà Thu?
+ Cây quỳnh có đặc điểm gì? Cây hoa ti gôn thì như thế nào? Cây hoa giấy thì sao? Còn cây đa Ấn Độ thế nào?
 3, Để miêu tả các loài cây trên ban công, tác giả đã dùng nghệ thuật gì?
Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá và sử dụng từ ngữ gợi tả, tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động. Qua đó cho thấy ban công nhà bé Thu rất phong phú, đa dạng các loài cây chẳng khác nào một khu vườn nhỏ. 
4, Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
GV chốt ý: Vẻ đẹp và đặc điểm các loài cây ở ban công.
Để chứng tỏ ban công nhà bé Thu có phải là vườn hay không? Chúng ta tìm hiểu tiếp sang đoạn 3.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3 và cho biết : “Một sớm chủ nhật đầu xuân, Thu phát hiện ra điều gì?”
5, Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công,Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
6, Vì sao Thu phải cầu viện ông?
7, Khi Thu cầu viện, ông đã nói gì?
8, Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
GV chốt ý: Vườn của bé Thu là nơi: “Đất lành chim đậu”.
9, Qua bài văn nhắc nhở mọi người điều gì?
 GV liên hệ giáo dục HS chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, ở gia đình, nơi công cộng
10, Em hãy nêu nội dung chính của bài văn.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm :
- Trong 3 đoạn của bài văn, em thích đoạn nào nhất?
(gợi ý chọn đoạn 3 để luyện đọc diễn cảm)
- GV đọc, nhắc HS theo dõi ngắt nghỉ, nhấn giọng ở chỗ nào? (hướng dẫn giọng đọc)
- GV cho HS luyện đọc theo cách phân vai(người dẫn truyện, Thu, ông).
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cho HS nhận xét và chọn nhóm đọc hay nhất.
3, Củng cố dặn dò :
- HS nhắc lại nội dung của bài văn.
- Dặn dò về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: “Tiếng vọng.”
- HS quan sát tranh giới thiệu chủ điểm.
- Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.
HS trả lời: Hình ảnh cây xanh có chim làm tổ trên cành; các bạn nhỏ đang vui đùa quanh gốc cây, có ông mặt trời.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS chia đoạn:3 đoạn.
Đoạn 1 : Từ đầu đến từng loài cây; 
đoạn 2 : tiếp đến .không phải là vườn; 
đoạn 3: phần còn lại
- Giọng toàn bài nhẹ nhàng, bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, ông hiền từ chậm rãi.
- HS luyện đọc theo nhóm , luyện phát âm,tìm từ khó đọc,.
- HS trả lời: :“Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh/ bị nó cuốn chặt một cành”.
- HS đọc theo nhóm.
- Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.
- Trên ban công có nhiều loài cây nhưng tác giả tập tung tả kĩ 4 loài cây tiêu biểu đó là : cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy và cây đa Ấn Độ.
- Cây quỳnh-Lá dày, giữ được nước; Cây hoa ti gôn-Thích leo trèo, thò râu ra, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; Cây hoa giấy-Bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; Cây đa Ấn Độ-Bật ra búp đỏ hồng, nhọn hoắt; nó xoè ra chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng
- So sánh, nhân hoá
- Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
- Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc đậu xuống cành lựu. Nó săm soi mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.
- Khi thấy chim về đậu ở ban công,Thu muốn báo ngay cho Hằng biết vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Thu phải cầu viện ông vì khi Thu dẫn Hằng lên đến ban công thì chú chim đã bay đi, Thu sợ Hằng không tin lời mình.
- Khi Thu cầu viện, ông xoa đầu cả hai đứa và nói : 
 - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu có gì lạ đâu hả cháu?
- Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để ở và làm ăn, 
- Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
- Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu, có ý thức làm đẹp môi trường sống.
-HS trả lời.
-HS theo dõi GV đọc để phát hiện.
- HS luyện đọc theo vai.
 - HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
GV dạy
Huỳnh Thị Tuyết Vân

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_21_chuyen_mot_khu_vuon_nam_hoc_20.doc
Giáo án liên quan