Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Ê-mi-li con - Năm học 2019-2020

III/ DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và giới thiệu: Đây là hình ảnh chú Mo-ri-xon bế con gái mười tám tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi chú sắp tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa và bạo tàn mà đế quốc Mĩ tiến hành trên mảnh đất Việt Nam. Xúc động trước hành động cao thượng của chú, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con mà chúng ta học hôm nay.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc đúng

- GV ghi tên riêng phiên âm lên bảng để HS luyện đọc đúng: Ê-mi-li, Mo-ri-xon, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.

- GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- GV gọi bốn HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Ê-mi-li con - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5: Thứ tư, ngày 19 tháng 09 năm 2019
TẬP ĐỌC
Ê – MI – LI, CON
I. MỤC TIÊU
+Ñoc ñuùng teân rieâng nöôùc ngoaøi ñoïc dieãn caûm baøi thô .
+YÙ nghóa: Ca ngôïi haønh ñoäng duõng caûm cuûa moät coâng nhaân Myõ, daùm töï thieâu mình ñeå phaûn ñoái cuoäc chieán tranh xaâm löôïc Vieät Nam.( TL caâu 1,2,3,4 SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to).
- Tranh, ảnh về những cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ đã gây ra trên đất nước Việt Nam, VD: máy bay B.52 thả bom na-pan, khí độc,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I/ ỔN ĐỊNH
II/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi hai HS đọc bài tập đọc Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét HS về bài cũ.
III/ DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và giới thiệu: Đây là hình ảnh chú Mo-ri-xon bế con gái mười tám tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi chú sắp tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa và bạo tàn mà đế quốc Mĩ tiến hành trên mảnh đất Việt Nam. Xúc động trước hành động cao thượng của chú, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con mà chúng ta học hôm nay.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
- GV ghi tên riêng phiên âm lên bảng để HS luyện đọc đúng: Ê-mi-li, Mo-ri-xon, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- GV gọi bốn HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- GV có thể ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện phát âm cho HS.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.
- GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.
- GV hỏi HS nêu thêm những từ mà các em chưa hiểu nghĩa, tổ chức cho các em tự giải nghĩa cho nhau hoặc giải nghĩa các từ mà các em không biết
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng xúc động, trầm lắng.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ, theo yêu cầu của câu hỏi
1/ Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn.
- Gọi một HS đọc to khổ thơ thứ 2 và hỏi: Vì sao chú Mo-ri-xơn và hàng vạn người Mĩ lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ 3 và trả lời câu hỏi: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- GV nói thêm: Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn thật cảm động vì chú sắp phải từ biệt vợ con ra đi mãi mãi. Trong giây phút ngắn ngủi sắp phải giã từ cuộc sống, chú nghĩ đến những người thân yêu nhất, phải chia tay với họ vĩnh viễn. Cảnh tượng ấy thật đau lòng và làm xúc động trái tim bao người vì chú đã hi sinh hạnh phúc của đời mình để đòi hạnh phúc cho bao người.
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lại nói với con rằng: ”Cha đi vui xin mẹ đừng buồn”?
- Câu thơ "Ta đốt thân ta / Cho ngọn lửa sáng lòa / Sự thật" thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
c) Luyện đọc diễn cảm
- Gọi bốn HS đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc diễn cảm của bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra kĩ thuật đọc diễn cảm từng khổ, cả bài thơ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4.
- Gọi HS đọc thuộc lòng, nhận xét .
- GV nhận xét cho từng HS.
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV hỏi HS về nội dung ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học thuộc lòng khổ 3, 4 của bài tập đọc và đọc trước bài tập đọc tiếp theo.
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở
- HS luyện đọc đúng các tên riêng.
- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một khổ thơ.
- HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp.
- Bốn HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một khổ thơ. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo trong SGK.
- HS có thể nêu thêm các từ mà các em chưa hiểu nghĩa, các em có thể trao đổi để giải nghĩa cho nhau hoặc nghe GV giải nghĩa.
- Hai HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Bốn HS nối tiếp đọc nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS theo dõi giọng đọc của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Các em đọc phân biệt tâm trạng hai cha con như sau:
+ Ê-mi-li con đi cùng cha / Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc...- lời của người cha sắp vĩnh biệt vợ con để ra đi mãi mãi -> đọc với giọng trang nghiêm, nén xúc động.
+ Đi đâu cha? Xem gì cha? - lời của bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi hỏi cha -> đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên.
- Vì cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn bạo. Chúng đã mang máy bay B.52, bom na-pan, hơi độc, trút hàng triệu tấn bon đạn, ... để đốt phá, bắn giết, hủy diệt một cách dã man. Tội ác của chúng thật tàn bạo, khủng khiếp. Chúng bắn, giết, đốt phá cả nhà thương, trường học, bắn giết những con người hiền lành, giết cả trẻ em, hủy diệt sự sống của thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước Việt Nam
- Chú dặn con khi mẹ tìm đến thì ôm lấy mẹ hôn thay cho chú và nói với mẹ là cha tự nguyện ra đi (chết) một cách vui vẻ xin mẹ đừng buồn.
- HS lắng nghe.
- Chú Mo-ri-xơn muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi vì chú ra đi thanh thản, tự nguyện, chú hi sinh vì lẽ phải, vì hạnh phúc của con người.
- Câu thơ: "Ta đốt.... Sự thật" thể hiện mong muốn của Mo-ri-xơn qua hành động tự thiêu của mình để nhân dân Mĩ, và nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình hiểu và thấy rõ cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam là phi nghĩa và vô nhân đạo, một tội ác ghê tởm phải vạch mặt, lên án.
- HS phát biểu tự do. Chẳng hạn:
+ Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hòa bình cho nhân dân Việt Nam. Em rất cảm phục trước hành động cao cả đó.
+ Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục.
- Bốn HS đọc nối tiếp diễn cảm bốn đoạn của bài. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
- HS nhận xét, xác lập được giọng đọc từng khổ thơ:
*Khổ 1: Như đã hướng dẫn ở trên.
*Khổ 2: Lên án tội các của chính quyền Mĩ -> đọc với giọng phẫn nộ, đau thương.
*Khổ 3: Lời nhắn nhủ, từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn trước giây phút tự thiêu -> giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
*Khổ 4: Ngọn lửa bùng cháy và mong ước cao đẹp của chú Mo-ri-xơn -> giọng chậm lại, xúc động, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp hai đến ba lượt. Mỗi lượt bốn HS, mỗi HS đọc một khổ thơ.
- HS đọc nhẩm tự học thuộc lòng hai khổ thơ.
- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
- HS lắng nghe.
- Một đến hai HS trả lời: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_bai_e_mi_li_con_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan