Giáo án Tập đọc – Kể chuyện 3 học kì 1

Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Tiết : 3+ 4

Tuần : 8

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. Mục tiêu:

A. Tập Đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn. Đọc đúng các từ khó đọc. Biết ngắt nghỉ hơi đúng .

- Biết dọc phân biệt giọng.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

Hiểu nghĩa các từ khó Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

B. Kể chuyện

1. Rèn kĩ năng nói.

- Kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với với điệu bộ, nét mặt và giọng kể phù hợp .

 

doc116 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập đọc – Kể chuyện 3 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới:
1. Giới thiệu bài. 
* Giáo viên giới thiệu trực tiếp
2. Luyện đọc.
2.1. Đọc mẫu.
Đọc giọng thong thả:
- Các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng băn khoăn, lo lắng.
- Câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3 đọc với giọng nhẹ nhàng, ân cần, thông cảm.
* Giáo viên đọc mẫu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
* Học sinh đọc nối câu trong đoạn 1 
a. Đọc từng câu.
- Từ khó: lùi dần, ríu rít, nặng nhọc, nghẹn ngào, ốm nặng lắm, lặng đi
- Học sinh đọc nối câu.
- Luyện đọc từ khó
b. Đọc từng đoạn.
* Học sinh đọc nối 5 đoạn trong bài.
- Giáo viên nhắc học sinh ngắt hơi, nhấn giọng cho đúng.
- Giải nghĩa từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào
+ Đặt câu với những từ: u sầu, nghẹn ngào.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Đọc tiếp nối.
- Học sinh giải nghĩa, đặt câu.
* Gv chia lớp thành nhóm (mỗi nhóm 5 em)
+ GV nhận xét, bổ sung
* 5 học sinh đọc nối 5 đoạn
+ GV nhận xét
3. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1 + 2
* Học sinh đọc thầm.
- Các bạn nhỏ đi đâu? (đi về nhà sau 1 cuộc dạo chơi vui vẻ)
- 1 học sinh.
- Trên đường về, điều gì khiến các bạn phải dừng lại? Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- 1 học sinh.
- Các bạn quan tâm đến ông cụ thế nào? Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy? (Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ).
- 1 học sinh trả lời.
* Đoạn 3+4.
* Học sinh đọc thầm
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn? (Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi).
- 1 học sinh trả lời.
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? Ví dụ: Ông thấy nỗi buồn được chia sẻ/ ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện/ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ
* Học sinh trao đổi nhóm.
- Nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Đoạn 5: CHọn một tên khác cho truyện theo gợi ý dưới đây: Ví dụ:
- Chọn tên “những đứa trẻ tốt bụng” vì được các bạn nhỏ trong truyện tốt và giàu tình thương người.
- Các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cụ thấy lòng nhẹ hơn.
-> Đặt tên truyện là “Chia sẻ”.
- Ông cụ đã cảm ơn các bạn nhỏ quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại nên đặt tên truyện là “Cảm ơn các cháu”.
* Học sinh chọn tên cho truyện và giải thích lí do chọn
* Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
(Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau/ Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết và đáng quý).
* Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- Học sinh nhận xét, bổ sung
* GV chốt: Các bạn trong câu chuyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết.
* Giáo viên chốt và nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 2
10’
4. Luyện đọc lại:
- Thi đọc nối tiếp.
- Thi đọc theo vai: người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ.
+ 4 bạn đọc 4 câu hỏi ở đoạn 2 và cùng hỏi ông cụ ở đoạn 3.
* 4 học sinh đọc nối tiếp.
- 6 học sinh đọc phân vai tạo thành 1 tốp, 2 tốp thi đọc.
- Hướng dẫn cách đọc.
+ Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi ở đoạn 1 và ở các đoạn sau: buồn, cảm động.
+ Câu hỏi của các bạn nhỏ: giọng lo lắng, băn khoăn (đoạn 2), lễ độ, ân cần ở đoạn 3. 
+ Giọng ông cụ: buồn, nghẹn ngào.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng.
- Cả lớp, giáo viên bình chọn cá nhân đọc tốt.
20’
Kể chuyện
1. Nhiệm vụ
* Giáo viên nêu nhiệm vụ.
Tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn.
2. Hướng dẫn hoàn cảnh kể theo lời 1 bạn nhỏ:
- Kể mẫu 1 đoạn truyện.
* 1 học sinh giỏi kể mẫu 1 đoạn trước khi kể em đó cần nói rõ em chọn đóng vai nào.
- Tập kể.
* Học sinh tập kể theo nhóm đôi
+ Các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Thi kể
* 3 học sinh thi kể
+ GV chọn ra những học sinh kể tốt
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
* 1 học sinh kể.
- Cả lớp, giáo viên nhận xét.
5’
C. Củng cố, dặn dò:
- Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
* Học sinh phát biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : tập đọc 
Tiết : 2
Tuần : 8 
Tiếng ru
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ. 
- Nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc bài với giọng truyền cảm, thiết tha.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó.
- Hiểu nội dung bài: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Tài liệu phương tiện:
- Giáo viên: 	+ SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
+ Bảng phụ viết sẵn câu cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Học sinh: 	+ SGK TV 3.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy – học chủ yếu
Phương pháp và các HTTC 
dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” theo lời 1 bạn nhỏ trong truyện .
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Học sinh 1 kể đoạn 1 + 2 và trả lời câu hỏi 2.
- Học sinh 2 kể đoạn 3 + 4 và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV nhận xét 
25’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
* Giáo viên giới thiệu theo chủ đề bài.
2. Luyện đọc.
2.1. Đọc mẫu.
Đọc với giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm
* Giáo viên đọc
2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc + giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
- Từ khó: làm mật, lúa chín, lửa tàn, núi cao, nước
* Học sinh nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc 2 dòng thơ.
+ Luyện đọc từ khó.
+ GV nhận xét, bổ sung
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Giải nghĩa từ: đồng chí, nhân gian, bồi
- Chú ý cách ngắt nghỉ:
Núi cao/ bởi có đất bồi/
Núi chê đất thấp,/ núi ngồi ở đâu?//
Muôn dòng sông đổ biẻn sâu/
Biển chê sông nhỏ,/ biển đâu nước còn?//
* Học sinh tiếp nối đọc 3 khổ thơ.
+ GV nhận xét, bổ sung
+ Luyện đọc khổ thơ thứ 3.
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 3 em)
+ Luyện đọc từng khổ thơ.
+ HS nghe và nhận xét cho bạn.
d. Đọc đồng thanh.
* Đồng thanh cả lớp toàn bài
3. Tìm hiểu bài:
* Khổ thơ 1 
* Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt.
- Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được. Không có nước cá sẽ chết.
- Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn
- 1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Học sinh phát biểu.
- Giáo viên chốt.
* Khổ thơ 2: 
- Hãy nói cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2?
 Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng
-> 1 thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín.
-> nhiều thân lúa chín mới làm nên cả mùa chín.
-> vô vàn thân lúa chín mời làm nên cả mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
* 1 học sinh đọc câu hỏi 2, đọc câu mẫu.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Khuyến khích học sinh diễn đạt theo nhiều cách.
-> 1 người không phải là cả loài người/ sống 1 mình giống như 1 đốm lửa đang tàn lụi.
-> nhiều người mới làm nên nhân lại/ sống cô đơn 1 mình, con người giống 1 đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn
* Khổ 3: 
- Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ? Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của sông mà đầy.
* 1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi
 – Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của bài thơ? (Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em).
* Học sinh đọc thầm khổ 1 và trả lời câu hỏi.
- Giảng: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
* Giáo viên giảng.
4. Học thuộc lòng bài thơ
* Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Ngắt hơi: 
Con ong làm mật/ yêu hoa/
Con cá bơi,/ yêu nước;// con chim ca,/ yêu trời/
Con người muốn sống,/ con ơi/
Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.//
- Giáo viên đọc khổ thơ 1
- Yêu cầu học sinh tự lên ngắt nghỉ hơi
- Giáo viên nhận xét.
- Giọng đọc: thiết tha, tình cảm
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng
- Thi đọc thuộc từng khổ, cả bài
5’
C. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ muốn nói điều gì?
- Giáo viên dặn dò, nhắc nhở về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
- 2 học sinh nêu.
+ GV nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : tập đọc – kể chuyện
Tiết : 3 + 4
Tuần : 10
Giọng quê hương
I. Mục tiêu:
1. Đọc
Đọc trôi chảy toàn bài
Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Hiểu : Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện : Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với những người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
3. Kể chuyện :
3.1 Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.
3.2 Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học
Bảng phụ ghi gợi ý của từng đoạn 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy – học chủ yếu
Phương pháp và các HTTC 
dạy học tương ứng
Tiết 1
5’
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV nhận xét bài kiểm tra
* Phương pháp thuyết trình
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung truyện Giọng quê hương và kể lại câu chuyện này.
* Giáo viên giới thiệu trực tiếp
2. Luyện đọc.
2.1. Đọc mẫu.
Đọc giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm
* Giáo viên đọc mẫu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
* Học sinh đọc nối câu trong đoạn 1 
a. Đọc từng câu.
- Từ khó: luôn miệng, vui lòng, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ
- Học sinh đọc nối câu.
- Luyện đọc từ khó
b. Đọc từng đoạn.
* Học sinh đọc nối 3 đoạn trong bài.
- Giáo viên nhắc học sinh ngắt hơi, nhấn giọng cho đúng.
- Giải nghĩa từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Đọc tiếp nối.
- Học sinh giải nghĩa, đặt câu.
* Gv chia lớp thành nhóm (mỗi nhóm 3 em)
+ GV nhận xét, bổ sung
* 3 học sinh đọc nối 3 đoạn
+ GV nhận xét
3. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1 
* Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Thuyên và Đồng vào quán gần đường để làm gì? (hỏi đường và ăn cho đỡ đói)
+ GV nhận xét, bổ sung
- Thuyên và Đồng vào ăn trong quán với những ai? (ba thanh niên)
- Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt? (vui vẻ lạ thường)
* Đoạn 2:
* 1 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? (Lúc hai người đang lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong ba thanh niên cùng quán ăn với họ đến gần xin được trả tiền giúp hai người)
+ GV nhận xét, bổ sung
- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì? (Không nhớ được người thanh niên này là ai?)
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào? 
* Đoạn 3: 
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? 
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? (Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ)
* 1 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét, bổ sung
* Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? 
- Giọng quê hương là đặc trưng cho mỗi miền quê và rất gần gũi, thân thiết đối với con người ở vùng quê đó.
- Giọng quê hương gợi cho con người nhớ đến nơi chon rau, cắt rốn với những kỉ niệm thân thương của cuộc đời.
- Giọng quê hương giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn.
* HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+ GV chốt nội dung bài.
Tiết 2
10’
4. Luyện đọc lại:
- Thi đọc nối tiếp.
- Thi đọc theo vai: người dẫn chuyện, Thuyên và anh thanh niên
* 3 học sinh đọc nối tiếp tđoạn
+ GV nhận xét.
- 3 học sinh đọc phân vai tạo thành 1 nhóm, 2 nhóm thi đọc.
- GV nhận xét, khen những học sinh đọc tốt
20’
Kể chuyện
1. Nhiệm vụ
* HS đọc yêu cầu
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Yêu cầu học sinh xác định ND của từng tranh minh hoạ:
+ Tranh 1: Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán có ba thanh niên đang ăn uống vui vẻ.
+ Tranh 2: Anh thanh niên xin phép được làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng.
+ Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên nói rõ lí do mình muốn làm quen với Thuyên và Đồng. Ba người xúc động nhớ về quê hương.
+ HS trả lời.
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện: Giọng quê hương
- Kể mẫu 
* GV chọn 3 học sinh khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Tập kể theo nhóm
* Học sinh tập kể theo nhóm ba
+ Các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Thi kể
* 2 nhóm học sinh thi kể trước lớp
+ GV chọn ra những học sinh kể tốt
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
* 1 học sinh kể.
- Cả lớp, giáo viên nhận xét.
5’
C. Củng cố, dặn dò:
- Quê hương em có giọng đặc trưng riêng không? Khi nghe giọng quê hương mình em cảm thấy thế nào?
- Câu chuyện cho em biết nội dung gì? 
* Học sinh phát biểu.
- Về kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên dặn dò.
Môn : tập đọc 
Tiết : 2
Tuần : 10
Thư gửi bà
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ khó đọc: lâu rồi, dào này, năm nay, sống lâu
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa ácc cụm từ, giữa các phần của bức thư.
- Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu thể hiện được tình cảm thân thiết và giọng đọc từng loại câu.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu mục đích thư từ.
- Nắm được hình thức trình bày của một bức thư.
- Hiểu được ND bức thư: Tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ đối với bà của mình.
II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ, Bảng phụ.máy chiếu.	
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy – học chủ yếu
Phương pháp và các HTTC 
dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ: “Giọng quê hương”
+ GV gọi Hs kể lại truyện
+ Em hãy nêu nội dung của truyện?
* GV gọi học sinh kể nối tiếp truyện và trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét .
25’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu 
* Giáo viên giới thiệu - ghi tên bài.
2. Luyện đọc.
2.1 Đọc mẫu.
Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Ngắt giữa các phần của bức thư
* Giáo viên đọc mẫu
2.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc + giải nghĩa từ;
a. Đọc từng câu:
- Từ khó: lâu rồi, dào này, năm nay, sống lâu
* Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
+ GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
+ HS luyện đọc từ khó.
b. Đọc từng đoạn (phần):
* Giáo viên chia đoạn
- Chú ý: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và khi đọc câu kể, câu cảm. 
+ Chú ý đọc câu:
- Dạo này bà có khoẻ không ạ? (giọng nhẹ nhàng, ân cần)
- Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê,/ thả diều cùng anh Tuấn trên đê/ và đêm đêm/ ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.// (giọng tha thiết, chậm rãi thể hiện sự nhớ mong)
- Giáo viên nhắc học sinh.
+ HS luyện đọc câu dài.
GV bật màn hình.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Gv chia học sinh thành nhóm 3.
+ HS đọc nối tiếp trong nhóm.
+ Bạn khác nghe và nhận xét
e. Đọc lại toàn bài.
* 1 em đọc.
3. Tìm hiểu bài:
* 1 em đọc lại cả bài
*Đoạn 1: 
+ Đức viết thư cho ai? (cho bà)
+ Dòng đầu thư bạn viết thế nào?
- GV: Đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
* Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
GV bật màn hình câu hỏi và câu trả lời.
* Đoạn 2: 
+ Đức hỏi thăm bà điều gì?
- GV: Sức khoẻ là điều quan tâm nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
- + Đức kể với bà điều gì?
- Khi viết thư cho người thân, bạn bè, sau khi hỏi thăm tình hình của họ, chúng ta cần thông báo tình hình của gia đình và bản thân mình cho người đó biết
* Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi .
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình.
GV bật màn hình câu hỏi và câu trả lời.
* Đoạn 3 
+ Tình cảm của Đức đối với người bà như thế nào?
Học sinh đọc thầm đoạn 3, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
4. Luyện đọc lại bài
* GV chia lớp thành các nhóm , luyện đọc theo nhóm 3.
+ HS trong nhóm luyện đọc, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV gọi một vài nhóm thi đọc
+ GV khen những em đọc tốt.
5’
C. Củng cố, dặn dò:
- Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa? Khi đó em đã viết những gì?.
+ HS trả lời câu hỏi của GV
Môn : tập đọc – kể chuyện
Tiết : 3 + 4
Tuần : 11
Đất quý, đất yêu
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : Ê-ti-ô-pi-a , đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng ,...
Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Ê-ti-ô-pi-a , cung điện, khâm phục, ...
- Hiểu được ND và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a , qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý.
B. Kể chuyện
- Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ theo trình tự ND truyện.
- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được Nd truyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu dài, Tranh minh hoạ, Bản đồ,May chiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy – học chủ yếu
Phương pháp và các HTTC 
dạy học tương ứng
Tiết 1
5’
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Đức viết thư cho ai?
+ Đức hỏi thăm bà điều gì? Đức kể cho bà những gì?
+ Bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà thế nào?
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét,
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
* Giáo viên giới thiệu trực tiếp
2. Luyện đọc.
2.1. Đọc mẫu.
Đọc giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại
* Giáo viên đọc mẫu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
* Học sinh đọc nối câu trong đoạn 1 
a. Đọc từng câu.
- Từ khó: Ê-ti-ô-pi-a , đường sá, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng...
- Học sinh đọc nối câu.
- Luyện đọc từ khó
b. Đọc từng đoạn.
* Học sinh đọc nối 3 đoạn trong bài.
- Giáo viên nhắc học sinh ngắt hơi, nhấn giọng cho đúng.
- Giải nghĩa từ: Ê-ti-ô-pi-a , cung điện, khâm phục
- Chú ý câu:
 + Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. //
 + Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? (cao giọng ở từ dùng để hỏi)
 + Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, / là mẹ, / là anh em ruột thịt của chúng tôi. // (Giọng cảm động) 
+ Câu trả lời của viên quan : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Đọc tiếp nối.
- Học sinh giải nghĩa, đặt câu.
+ HS luyện đọc
* Gv chia lớp thành nhóm (mỗi nhóm 3 em)
+ GV nhận xét, bổ sung
* 3 học sinh đọc nối 3 đoạn
+ GV nhận xét
3. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1 
+ Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào?
GV: Ê-ti-ô-pi-a là một nước ở phía đông bắc Châu Phi
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?(vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý tỏ ý tôn trọng, mến khách.)
* Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung
+ GV treo bản đồ và chỉ vị trí của nước Ê-ti-ô-pi-a trên bản đồ.
* Đoạn 2:
* 1 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?(viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước)
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?(Vì họ coi đất của quê hương là thiêng liêng, cao quý nhất)
+ GV nhận xét, bổ sung
* Đoạn 3: 
+ Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào? (yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương, coi đất đai của tổ quốc là tài sản quý 
* 1 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét, bổ sung
Tiết 2
10’
4. Luyện đọc lại:
- Thi đọc nối tiếp.
- Thi đọc theo vai: người dẫn chuyện, viên quan, hai người khách
* 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
+ GV nhận xét.
- 3 học sinh đọc phân vai tạo thành 1 nhóm, 2 nhóm thi đọc.
- GV 

File đính kèm:

  • docTDKC_hoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan