Giáo án Tập đọc 3: Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua

3.3. Luyện đọc

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài

- GV tóm tắt nội dung bài: Bài nói về cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của cán bộ Việt Nam với các em học sinh của một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua. Các bạn nhỏ ở Lúc – xăm – bua biết nói tiếng Việt Nam, sưu tầm đồ vật có ở Việt Nam, biết vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt “Việt Nam, Hồ Chí Minh. Cuộc gặp gỡ này cho thấy tình thân ái, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc – xăm – bua.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 3: Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/03/2015
Ngày giảng: 06/03/2015
Lớp dạy: 3A
Tập đọc:
GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM – BUA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài: Lúc – xăm – bua, Mô – ni – ca, Giét – xi – ca.
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
2. Kĩ năng
- Hiểu các từ ngữ chú giải ở cuối bài
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của cán bộ Việt Nam với các em học sinh của một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua. Cuộc gặp gỡ này cho thấy tình thân ái, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc – xăm – bua.
3. Thái độ
- HS có hứng thú, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Tranh chủ điểm, Tranh minh họa trong bài (SGK/T98), bảng phụ viết nội dung bài và đoạn ngắt ngỉ hơi.
- HS: SGK, vở viết, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu chủ điểm mới:
- Ở các giờ trước các em đã được học các bài trong chủ điểm thể thao. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu một chủ điểm mới.
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh có gì?
* Tranh vẽ chú chim bồ câu thể hiện hòa bình, hữu nghị, các bạn ở khắp năm châu bốn biển nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết. Đây chính là nội dung của chủ điểm “Ngôi nhà chung”
3.2. Giới thiệu bài mới
- Treo tranh minh họa bài tập đọc (SGK/T98), yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Gọi HS nhận xét
* Tranh vẽ cảnh đoàn Việt Nam đến thăm trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua, để biết cuộc gặp gỡ này có điều gì bất ngờ và thú vị thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay “Gặp gỡ ở Lúc – xăm –bua”.
3.3. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV tóm tắt nội dung bài: Bài nói về cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của cán bộ Việt Nam với các em học sinh của một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua. Các bạn nhỏ ở Lúc – xăm – bua biết nói tiếng Việt Nam, sưu tầm đồ vật có ở Việt Nam, biết vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt “Việt Nam, Hồ Chí Minh. Cuộc gặp gỡ này cho thấy tình thân ái, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc – xăm – bua.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Đọc với giọng kể nhẹ nhàng, cảm động. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ bằng Tiếng Việt, đàn tơ – rưng, cái nón, vẽ Quốc kì Việt Nam, lưu luyến
* Đọc từng câu
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu toàn bài kết hợp sửa lỗi phát âm.
* Đọc đoạn
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Giải nghĩa từ chú giải
- GV yêu cầu HS nêu cách ngắt nghỉ giọng.
+ Cho HS đọc ngắt nghỉ hơi ở đoạn 2.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
3.4. Tìm hiểu bài
* Để biết được vì sao đoàn cán bộ Việt Nam lại bất ngờ khi gặp các em học sinh lớp 6 của trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua thì các e hãy đọc thầm đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ và thú vị?
* Tại sao các bạn học sinh lớp 6A ở Lúc- xăm – bua lại có thể nói và hát bài hát bằng tiếng Việt thì cô mời một bạn đọc đoạn 2 của bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Vì sao các bạn học sinh lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
+ Các bạn nhỏ đã thể hiện sự quan tâm thế nào với thiếu nhi Việt Nam?
* Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng có lúc phải chia tay. Vậy khi đoàn cán bộ Việt Nam trở về nước thì các bạn nhỏ ở Lúc – xăm – bua đã làm gì để thể hiện tình cảm thì các em hãy đọc thầm đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Giải nghĩa từ lưu luyến
+ Khi chia tay đoàn cán bộ Việt Nam, các bạn học sinh ở Lúc – xăm – bua đã thể hiền tình cảm như thế nào?
* Qua đoạn 3 của bài các em thấy các bạn nhỏ thế nào? 
- Em muốn nói gì với các bạn nhỏ ở Lúc – xăm – bua?
* Chúng ta vừa được tìm hiểu bài tập đọc gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua, một em hãy nêu nội dung của bài.
- Treo bảng phụ ghi nội dung
- Yêu cầu 2-3 HS đọc nội dung bài
4. Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ các bạn nhỏ nắm tay trong vòng tròn trái đất, có 2 chú chim bồ câu.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ các bạn nhỏ, cô giáo và đoàn cán bộ Việt Nam.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Việt Nam, Hồ Chí Minh”
+ Đoạn 2: Tiếp đến “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì?”
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- Giải nghĩa từ:
- Ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS đọc, ngắt nghỉ hơi
+ Cô thích Việt Nam / nên đã dạy các em tiếng Việt / và kể cho các em nghe những điều về đất nước / và con người Việt Nam.//
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc đoạn theo nhóm
+ Đọc nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc lại toàn bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Tất cả học sinh lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt, sưu tầm tranh ảnh, đồ vật có ở Việt Nam.
- HS lắng nghe
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
+ Các bạn muốn biết “Học sinh ở Việt Nam học những môn học gì? Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào? Ở Việt Nam, trẻ em thích chơi trò chơi gì?”
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Lưu luyến: Tình cảm bị ràng buộc mạnh mẽ, khó rời xa.
+ “Dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đúng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố.”
- Mến khách, dễ gần và rất thân thiện.
- HS phát biểu ý kiến, cảm nghĩ của mình.
- HS nêu nội dung bài
- Cuộc gặp gỡ cho thấy tình thân ái , hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc – xăm – bua.
- HS đọc nội dung bài
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxTuan_30_Gap_go_o_Lucxambua.docx