Giáo án Tập đọc 2 - Tiết 43, 44: Hai anh em
Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc 2 mẩu tin nhắn trong bài Tập đọc Nhắn tin và nêu tác dụng của tin nhắn.
- Gọi 1 HS đọc mẩu tin em đã viết.
- Nhận xét HS.
- Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Tuần trước chúng ta đã học những bài tập đọc nào nói về tình cảmgiữa người thân trong gia đình?
- Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình, đó là tình anh em. Một câu chuyện cảm động của nước ngoài.
TẬP ĐỌC Tiết 43, 44: HAI ANH EM I - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: l / n - Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh và người em. - Đọc nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau. 2. Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ - Hiểu được ND: Sự quan tâm lo lắng nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 3. Thái độ:- Giáo dục HS biết quan tâm lo lắng, đùm bọc, nhường nhịn người khác. - Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II - ĐỒ DÙNG : 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ Tập đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc. 2. Học sinh: Bút, vở, SGK. III - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 5’ 2’ 1’ 5’ 5’ 5’ 5’ 2’ 20’ 12’ 4’ 1’ A. Ôn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ : C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc : a. Đọc mẫu. b. Đọc từng câu c. Đọc từng đoạn. d. Đọc từng đoạn trong nhóm e. Thi đọc giữa các nhóm. g. Cả lớp đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài 4. Luyện đọc lại bài: D. Củng cố E. Dặn dò. Tiết 1 - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc 2 mẩu tin nhắn trong bài Tập đọc Nhắn tin và nêu tác dụng của tin nhắn. - Gọi 1 HS đọc mẩu tin em đã viết. - Nhận xét HS. - Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - Tuần trước chúng ta đã học những bài tập đọc nào nói về tình cảmgiữa người thân trong gia đình? - Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình, đó là tình anh em. Một câu chuyện cảm động của nước ngoài. - Viết tên bài lên bảng . - GV đọc mẫu + Hướng dẫn giọng đọc. + Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ : công bằng, ngạc nhiên, xúc động , ôm chầm lấy nhau. - Gọi HS khá đọc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. - Theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS. * Luyện phát âm - GV Ghi những từ HS đọc hay nhầm lẫn: - Giáo viên đọc mẫu gọi HS đọc lại. - Giáo viên theo dõi sửa phát âm sai cho HS. - Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn. * Luyện ngắt giọng: + Nếu phần lúa của mình / cũng bằng phần của anh / thì thật không công bằng.// + Nghĩ vậy, / người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh// + Thế rồi / anh ra đồng / lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em.// - GV đọc mẫu gọi HS nêu cách ngắt nghỉ. - Gọi HS đọc lại. - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2. - Kết hợp giải nghĩa từ chú giải SGK. + GT từ: Công bằng.? + Con hiểu thế nào là kì lạ? - Chia nhóm. Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn sau đó nghe, chỉnh sửa cho nhau. - Gọi các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài. Tiết 2 - Gọi HS đọc đoạn và lần lượt trả lời câu hỏi: + Ngày mùa đến, hai anh em chia lúa như thế nào? + Họ để lúa ở đâu ? + Người em có suy nghĩ như thế nào ? + Nghĩ vậy, người em đã làm gì? + Tình cảm của người em đối với anh như thế nào? + Người anh vất vả hơn em ở điểm nào? Chuyển ý: Qua đoạn 1, 2 chúng ta biết tình cảm của người em đối với người anh. Thế còn tình cảm của người anh đối với người em ra sao, chúng ta tìm hiểu ở đoạn 3,4 . - Gọi HS đọc đoạn 3,4 và lần lượt TLCH. + Người anh bàn với vợ điều gì? + Người anh đã làm gì sau đó? + Điều kì lạ gì đã xảy ra ? + Theo người anh, người em vất vả hơn mình ở điểm nào? + Người anh cho thế nào là công bằng ? + Mỗi người cho thế nào là công bằng ? => : Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác. + Những từ ngữ nào cho ta thấy hai anh em rất yêu quý nhau ? + Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào ? (Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em ) Kết luận: Anh em cùng một nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. - Gọi HS đọc theo vai nhân vật( người dẫn chuyện, người anh, người em) - Thi đọc lại toàn bài. - GV và cả lớp bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất. -Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - GV tổng kết tiết học. Nhắc nhở HS biết nhường nhịn, Anh chị em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì cuộc sống gia đình mới được Hạnh phúc. - Dặn HS về nhà đọc lại bài. Tập kể chuyện. - Hát. - 1 HS đọc và TLCH. - 1 HS đọc. N/x bạn. - Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa. - Câu chuyện bó đũa. Tiếng võng kêu. - Mở SGK trang 119. - 2 HS nhắc lại. HS ghi bài vào vở. - Theo dõi SGK và đọc thầm theo. - 1 HS đọc bài - Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - 4 HS đọc. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: - Theo dõi GV đọc tự phát hiện ra cách ngắt, nghỉ. - 3 -5 em đọc cá nhân. - Lớp đọc đồng thanh. - 4 HS đọc. - Hợp lẽ phải - Lạ đến mức không ngờ - Nhóm 4, Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. - 2 nhóm đọc nối tiếp. 2 nhóm đọc ĐTđoạn 4. - Đọc đồng thanh. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Chia lúa thành 2 đống bằng nhau. - Để lúa ở ngoài đồng. - Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng. - Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. - Rất yêu thương, nhường nhịn anh. - Còn phải nuôi vợ con. - 1HS đọc. - Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng. - Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. - Hai đống lúa ấy vẫn bằng nhau. - Phải sống một mình. - Chia cho em phần nhiều - Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chi cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con. - Xúc động, ôm chầm lấy nhau. - Hai anh em rất yêu thương nhau sống vì nhau/. Hai anh em luôn lo lắng cho nhau/. Tình cảm của 2 anh em thật là cảm động. - 3 nhóm thi. - 2 HS dọc. - Vài HS TL (Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.) - HS nghe - Về thực hiện.
File đính kèm:
- Tuan_15_Hai_anh_em.doc