Giáo án Tạo hình Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Phạm Thị Xen
- Cô nói " Các con ơi chúng mình lại gần đây với cô nào" Các con thấy hôm nay lớp mình có gì đặc biệt.
Thấy lớp mình ngoan, học giỏi các cô giáo ban giám hiệu cùng các cô giáo trong trường đã về thăm lớp chúng mình các con hãy nổ chàng pháo tay chào mừng các cô.
- Về thăm lớp mình hôm nay các cô có một món quà để tặng các con chúng mình cùng hướng lên màn hình xem món quà đó nào?
- Cho trẻ xem vi deo các loại thuyền.
- Các con vừa xem vi deo có những loại thuyền nào?
Thuyền là phương tiện giao thông đường gì?
Ngoài thuyền chúng mình còn biết những phương tiện giao thông đường thủy nào?
- Khi đi trên các phương tiện giao thông đó chúng mình phải như thế nào?
Giáo dục trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy không được nô đùa, xô đẩy.
GIÁO ÁN Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ Chủ đề : Phương tiện giao thông Đề tài : Tạo hình vẽ Thuyền trên biển( Đề tài) đối tượng : 5 - 6 tuổi. Thời gian : 30 - 35phút. Ngày soạn : 12/11/2015. Ngày day : 17/11/2015 Giáo viên : Phạm Thị Xen. Đơn vị : Trường mầm non Liên Bảo I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết thuyền là phương tiện giao thông đường thủy - Trẻ biết vẽ thuyền trên biển, biết được luật xa gần ở gần thì vẽ to xa thì vẽ nhỏ. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết cầm bút bằng 3 đầu ngón tay để vẽ thuyền trên biển. - Luyện cách bố cục tranh, biết phối hợp màu và biết cách sáng tạo sắp xếp hài hòa để bức tranh thêm sinh động. 3. Thái đô: - Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động vẽ thuyền trên biển. - Trẻ biết khi ngồi trên thuyền không xô đẩy, nô nghịch. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: Vi deo các loại thuyền. 2 tranh vẽ thuyền trên biển, bài hát Lý kéo chài, nhạc không lời bài hát em đi chơi thuyền cài trên ti vi. 1 tranh cô vẽ. Bảng từ 2 cái, nam châm dính 2. Đồ dùng của trẻ: Giấy, bút chì, sáp tô, bàn ghế đủ cho số trẻ. Mái chèo đủ cho số trẻ. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:Gây hứng thú: - Cô nói " Các con ơi chúng mình lại gần đây với cô nào" Các con thấy hôm nay lớp mình có gì đặc biệt. Thấy lớp mình ngoan, học giỏi các cô giáo ban giám hiệu cùng các cô giáo trong trường đã về thăm lớp chúng mình các con hãy nổ chàng pháo tay chào mừng các cô. - Về thăm lớp mình hôm nay các cô có một món quà để tặng các con chúng mình cùng hướng lên màn hình xem món quà đó nào? - Cho trẻ xem vi deo các loại thuyền. - Các con vừa xem vi deo có những loại thuyền nào? Thuyền là phương tiện giao thông đường gì? Ngoài thuyền chúng mình còn biết những phương tiện giao thông đường thủy nào? - Khi đi trên các phương tiện giao thông đó chúng mình phải như thế nào? Giáo dục trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy không được nô đùa, xô đẩy. 2. Hoạt động 2: Nội dung a. Quan sát tranh: - Các con ơi các bạn khu Đắc Lực biết các cô giáo về thăm lớp mình nên cũng gửi tặng các con những bức tranh rất đẹp chúng mình cùng xem các bức tranh đó nào. * Tranh 1: - Các con xem tranh của các bạn vẽ gì nào? - Các con ơi chúng mình có biết trên những hòn đảo ngoài biển khơi có ai không? Đúng rồi các chú hải quân ngày đêm canh gác bảo vệ và gìn biển đảo tổ quốc. - Muốn ra đảo thăm các chú hải quân mọi người phải đi bằng phương tiện gì? Giáo dục trẻ chăm ngoan học giổi khi nào lớn ra thăm các chú hải quân. * Tranh 2: - Các con có nhận xét gì về bức tranh này? - Những chiếc thuyền được các bạn vẽ như thế nào? - Vì sao có những chiếc thuyền to, có những chiếc lại nhỏ? - Những chiếc thuyền bạn vẽ có dạng hình gì? - Cánh buồm như thế nào? - Ngoài thuyền bạn còn vẽ thêm gì nữa? * Tranh 3: Sắp đến ngày 20/11 bạn Lan có tặng cô một bức tranh các con xem bạn Lan tặng cô bức tranh gì? - Bạn vẽ được mấy chiếc thuyền? - Thân thuyền có dạng hình gì? - Cánh buồm bạn vẽ có dạng hình gì? - Khi vẽ xong thuyền bạn đã làm gì để những chiếc thuyền đẹp hơn? - Những chiếc thuyền ở gần bạn vẽ như thế nào? - Những chiếc thuyền ở xa thì sao? - Để bức tranh đẹp hơn bạn còn vẽ gì nữa? - Sóng nước được vẽ như thế nào? b. Trẻ nêu ý tưởng: - Các con vừa được quan sát những bức tranh vẽ gì? - Các con thấy những bức tranh như thế nào? - Chúng mình có muốn vẽ những bức tranh đẹp như vậy không? - Vậy hôm nay cô sẽ mở hội thi bé khéo tay các con hãy cùng nhau vẽ thuyền trên biển thật đẹp nhé. - Cho trẻ vễ chỗ ngồi cô hỏi trẻ muốn vẽ được thuyền trên biển các con phải vẽ như thế nào? Thân thuyền con vẽ là hình gì? cánh buồm có dạng hình gì? Để bức tranh đẹp sinh động các con vẽ thêm gì nữa? c. trẻ thực hiện: - Cô hỏi trẻ cách ngồi, cách cầm bút - Trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý để trẻ sáng tạo thêm cho bức tranh. Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhỏ bài em đi chơi thuyền. d. Nhận xét sản phẩm: - Cô cho trẻ lên bảng treo tranh và nhận xét. - Cho trẻ chọn tranh trẻ thích để nêu lên cảm nhận của mình về bức tranh đó. Cô củng cô, nhận xét. 3. Hoạt động 3:Kết thúc - Các con học rất giỏi cô thưởng cho các con mỗi bạn một mái chèo chúng mình hãy cùng nhau tập chèo thuyền khi nào lớn các con sẽ đi dạo trên biển và ra thăm các chú hải quân nhé. Cho trẻ làm đọng tác chèo thuyền theo bài hát " Lý kéo chài" đi ra. - Trẻ lại với cô. - Trẻ vỗ tay. - Trẻ xem vi deo. - Thuyền buồm, thuyền gỗ, thuyền thúng. - Phương tiện giao thông đường thủy. - Tàu thủy, ca nô, bè - Không xô đẩy, nô đùa. - Tranh vẽ thuyền , đảo. - Các chú bộ đội hải quân. - Tàu, thuyền. - Tranh vẽ thuyền trên biển. - Có thuyền to, thuyền nhỏ. - Thuyền to là ở gần, thuyền nhỏ ở xa. - Hình thang và hình tam giác. - Cánh buồm hình tam giác. - Mây, mặt trời, chim. - Thuyền trên biển. - Có 3 chiếc thuyền. - Hình thang và hình tam giác. (3 trẻ) - Hình tam giác (3 trẻ). - Tô màu. - Bạn vẽ to. - Bạn vẽ nhỏ. - Sóng nước, mặt trời, mây. - Là những nét cong nhỏ. - Vẽ thuyền trên biển - Trẻ trả lời. - Có ạ. - Vẽ thân thuyền trước rồi đến cánh buồm( 5 - 6 trẻ). - Hình thang và hình tam giác. - Hình tam giác. - Sóng nước, mây, mặt trời - Trẻ nói cách ngồi, cách cầm bút(2 trẻ). - Trẻ vẽ thuyền trên biển - Trẻ tìm bài đẹp nhận xét, nói lên cảm nhận của mình về bức tranh đó.(2- 3 trẻ) - Trẻ cầm mái chèo và chèo theo nhịp bài hát.
File đính kèm:
- giao_an_tao_hinh.docx