Giáo án tăng tiết Ngữ văn 9

ÔN TẬP:

 TIẾNG VIỆT(Tuần:15-Tiết:15 )

 A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.

 2. Kĩ năng:

- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

- Biết lấy ví dụ các phương châm hội thoại.

3/ Thái độ:

-Nhận thấy tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp và phải biết trung thực trong giao tiếp.

B.Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ các đoạn hội thoại, bài tập 2.

- HS: Soạn bài, vở ghi, sách bài tập.

 

doc79 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tăng tiết Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n công việc anh còn trồng rau, nuôi gà
- Đó là một con người khiêm tốn, ham học hỏi, lạc quan , yêu đời,
 gọn gàng, ngăn nắp.
 -Sống lí tưởng, hoài bão: sống là để phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.
 -Say mê công việc, lấy công việc làm niềm vui, có trách nhiệm với công việc
- Quan niệm của anh: sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
3.Cũng cố bài giảng:	 
 -HS nhắc lại dàn ý
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Dựa vào dàn ý đã sửa diễn đạt bài văn:
D/ Rút kinh nghiệm.
 	ÔN TẬP:
 TIẾNG VIỆT(Tuần:15-Tiết:15 ) 
Ngày soạn 20/11/2013
Ngày dạy:29/11/2013 Lớp:9a5,9a6 
 A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Biết lấy ví dụ các phương châm hội thoại. 
3/ Thái độ:
-Nhận thấy tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp và phải biết trung thực trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ các đoạn hội thoại, bài tập 2.
- HS: Soạn bài, vở ghi, sách bài tập.
 C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Kiểm tra kiến thức cũ:
2.Giảng kiến thức mới: 	
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài học
HĐ1:
G: Trong giao tiếp không chỉ chúng ta tuân thủ về thứ bậc xã hội mà còn thực hiện đúng một số phương châm hội thoại . Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các phương châm 
Hội thoại đầu tiên.
HS: Nhắc lại các phương châm hội thoại.
G: Gọi HS đọc đối thoại.
H: Đọc, theo dõi.
G: Em có nhận xét gì về lời đáp của Ba?
H: Lời của Ba không đáp ứng được điều mà An muốn biết.
G: Vậy theo em phải trả lời như thế nào?
H: Nên trả lời: “Bơi ở suối, sông hay hồ hay tên bể cụ thể”
G: Qua đó em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
H: Khi nói nội dung phải đúng với yêu cầu giao tiếp.
G: Gọi H đọc truyện cười “lợn cưới, áo mới” 
H: Đọc
G: Vì sao câu chuyện lại buồn cười?
H: Vì trong lời nói hai anh có những câu thừa thể hiện tính khoe của.
G: Lẽ ra hai anh phải nói như thế nào?
H: Chỉ cần nói:
Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
G: Em rút ra được điều gì từ câu chuyện này?
H: Trong giao tiếp không nên nói thiếu nhưng cũng không nên nói thừa.
G: Đó chính là phương châm về lượng.
G: Gọi H đọc “Quả bí khổng lồ” 
H: Đọc
G: Truyện phê phán điều gì?
H: Phê phán tính nói khoác.
G: Vậy theo em, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
H: Tránh nói những điều không đúng sự thật.
G: Đó là phương châm về chất. 
G: Cho H nhắc lại phương châm về lượng sau đó cho các em tự phân tích lỗi.
HĐ2:
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1/10.
Þ Chú ý vào 2 phương châm để nhận ra lỗi.
G: Cho H chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” bằng cách thi điền nhanh lên bảng theo hai đội.
G: Cho H đọc truyện, trả lời. Sau đó gọi nhận xét. Cuối cùng G chốt ý.
G: Cho H tự giải thích sau đó nhận xét, rút ý đúng.
G: Cho H thảo luận nhóm và giải thích.
H: Thảo luận , trình bày.
G: Nhận xét rút ý đúng.
 4. Củng cố
- Xét câu nói “Thưa thầy, em nghĩ là bạn ấy ốm.” Thể hiện ý gì của người nói?
	H: Thể hiện người nói không chắc chắn lắm về điều mình nói.
 5. Hướng dẫn tự học 
- Về nhà học bài, hoàn tất phần lyện tập.
	- Xem trước bài “Các phương châm hội thoại” (tt).
D: RKNBD:
I.Ôn tập lý thuyết:
 1. Phương châm về lượng:
 Trong giao tiếp cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.
2. Phương châm về chất:
 Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm về quan hệ:
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4. Phương châm về cách thức:
- Khi giao tiếp , cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
5. Phương châm lịch sự:
- Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
II. Luyện tập:
 Bài 1: Phân tích lỗi trong câu
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã bao hàm ý đó.
b. Thừa cụm từ “hai cánh” vì loài chim đều có hai cánh.
 Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói nhăng, nói cuội.
e. Nói trạng.
Þ Phương châm về chất.
 Bài 3: Đọc truyện, nhận xét
 Vi phạm phương châm về lượng. Thừa câu: “thế có nuôi được không”
 Bài 4: Giải thích cách diễn đạt.
a. Thể hiện người nói không chắc chắn về thông tin họ nói.
b. Thể hiện không lặp lại nội dung đã trình bày.
 Bài 5: Giải thích thành ngữ
- ăn cơm nói đặt: Vu khống, đặt điều cho người khác.
- ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- ăn không nói có: Bịa chuyện.
- Cãi chày cãi cối: Cố cãi chứ không có lý.
- Khua môi múa mép: Nói năng ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa mà không giữ lời.
Þ Không tuân thủ phương châm về chất.
 Bài 6: giải thích các câu nói sau và những câu này liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nói như dùi đục chấm mắm cáy
Dây cà ra dây muống
Nữa úp nữa mỡ
Nói nặng nói nhẹ.
Đánh trống lãng.
Nói dơi nói chuột.
Đáp án:
Câu 1:
a. Nói như dùi đục chấm mắm cáy:
- Nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị
" phương châm lịch sự.( khi giao tiếp cần tế nhị, và tôn trọng người khác)
b. Dây cà ra dây muống.
- Nói dài dòng, rườm rà
" Phương châm cách thức. ( khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ)
c.Nữa úp nữa mỡ:
- Nói mập mờ, ỡm ờ không nói ra hết ý 
" Phương châm cách thức.
d. Nói nặng nói nhẹ. ( điều nặng tiếng nhẹ)
- Nói trách móc, chì chiết
" phương châm lịch sự.
đ. Đánh trống lãng.
- Lãng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.
" Phương châm quan hệ.( Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề)
e. Nói dơi nói chuột.
- Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
" PC chất ( khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.)
3.Cũng cố bài giảng:	 
-HS nhắc lại kiến thức đã học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
D/ Rút kinh nghiệm.
 ÔN THƠ TRUYỆN HIỆN ĐẠI(Tuần:16-Tiết:16 ) 
Ngày soạn 28/11/2013
Ngày dạy:6/12/2013 Lớp:9a5,9a6 
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
 - Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước.
 - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong các truyện hiện đại.
 2. Kĩ năng:
 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm .
 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
 3. Thái độ:
- Ý thức tự giác học tập.
B. Chuẩn bị:
GV: câu hỏi ôn tập..
HS: Đọc, soạn bài ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Kiểm tra kiến thức cũ:
	a. Phân tích diễn biên tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
	b. Nhân vật ông Hai trong truyện đã gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến ?
2.Giảng kiến thức mới: 	
	 ĐỀ CƯƠNG ÔN – PHẦN THƠ , TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Câu 1 : Kẻ bảng hệ thống : stt, tác phẩm , tác giả , năm sáng tác , thể loại , tóm tắt nội dung nghệ thuật của các tác phẩm truyện , thơ đã học:
Câu 2 : Tóm tắt cốt truyện , tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn : Làng ( Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ).
Câu 3: Vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
Câu 4: Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then ,đêm sập cửa.
Câu 5: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Câu 6: Phân tích khổ cuối trong bài Ánh trăng :
 Trăng cứ tròn vành vạnh 
 Kể chi người vô tình 
 Ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình .
Câu 7: Nêu cơ sở để hình thành tình đồng chí trong bài thơ Đồng Chí ( Chính Hữu).
Câu 8: ( 6đđd)
Suy nghó cuûa em veà ñôøi soáng tình caûm gia ñình trong chieán tranh qua truyeän ngaén chieác löôïc ngaø cuûa Nguyeãn Quang Saùng .
Câu 9: Em hiểu gì về câu nói của Lỗ Tấn: “ Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường đấy thôi”.
Câu 10: ( 6 đ)
Hãy tưởng tượng em gặp lại anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa đó .
Câu 11: Chuyển nội dung bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy thành một câu chuyện theo lời tác giả.
ĐÁP ÁN –ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Câu 1: tự làm
Câu2:
* Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân .
- Nhân vật chính của truyện là ông Hai ,người rất yêu quý ,thiết tha gắn bó với làng quê mình .Khi thực dân Pháp xâm lược làng Chợ Dầu quê ông ,vì hoàn cảnh ông phải theo gia đình lên vùng tự do ,ông luôn nhớ làng ,lo lắng cho làng .
- Được tin làng mình theo giặc ,ông Hai vô cùng đau khổ ,tủi nhục nhưng không ai chia sẻ,ông chỉ biết tâm sự với thằng con út. 
- Nghe tin cải chính làng mình không theo giặc ,ông Hai vui sướng tự hào .
-Khi hay tin nhà mình bị đốt ,ông mừng không kể xiết vì như vậy chứng tỏ làng ông không theo giặc. Niềm vui đó chứng tỏ tình cảm yêu nước và yêu làng của nhân vật ông Hai thật hồn nhiên và sâu sắc . 
* Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long .
 Một ông họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã làm một chuyến đi thực tế ở vùng cao Tây Bắc .Trên chuyến xe ,ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ “ một trong những người cô độc nhất thế gian ” .Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m .
 Cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe ,họa sĩ già , cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ ,cảm động . Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hàng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống . Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ ,cao quý của anh nên đã phác họa một bức chân dung .
- Qua lời kể của anh ,các vị khách còn được biết thêm về nhiều gương sáng trong lao động ,sản xuất ,đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
* Tóm tắt: “ Chiếc lược ngà”
- Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến từ lúc đứa con gái chưa đầy 1 tuổi.
- Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp ghé thăm nhà, thăm con.
- Bé Thu không nhận ra Ba vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp với má nó trước đây.
- Em đối xử với ba như người xa lạ.
- Sau đó nhờ bà ngoại giải thích vết sẹo do đạn thù bắn trên mặt cha nó bé Thu mới nhận là ba vào thời điểm Anh Sáu phải lên đường.
- Ở chiến khu anh dồn tình cảm của mình làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con gái bé bỏng.
- Trong một trận càn ông đã hi sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kip trao tay cho một người bạn.
- Lúc nhận được chiếc lược Bé Thu đã trở thành một cô giao liên xinh đẹp và dũng cảm.
Câu3: Vẻ đẹp trong cách sống ,trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên.
- Hiếu khách và cởi mở ,thân tình :Anh mời hai vị khách lên nhà chơi ,cắt hoa tặng cô gái dẫn khách đi thăm vườn khí tượng , giới thiệu về các loại máy móc và kể về công việc hàng ngày của mình .Pha trà ngon đãi khách ,giãi bày tâm sự một cách rất tự nhiên ,chân thành 
- Quan niệm sống đúng đắn :Sống là cống hiến cho quê hương,đất nước .Tự giác làm việc với tinh thần trách nhiệm cao .Chấp nhận làm việc “một mình”trên đỉnh núi cao,giữa mây ngàn và cây rừng ,giữa thời tiết vô cùng khắc nghiệt .Luôn nghĩ đến truyền thống tốt đẹp của gia đình ,quê hương, đất nước 
Đời sống tâm hồn trẻ trung ,phong phú và lành mạnh :Thích gặp gỡ và giao lưu “thèm người”.Tự tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình : trồng hoa, đọc sách ,chăn nuôi sắp xếp nơi ăn ở và làm việc gọn gàng ,ngăn nắp ,dù chỉ có một mình.Những điều anh kể về mình ,về các đồng nghiệp đang âm thầm đóng góp cho Tổ quốc đã làm cho các vị khách mới quen xúc động .
Câu 4: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ .
 + Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ :
 +So sánh :Mặt trời xuống biển như hòn lửa .
 +Ẩn dụ : Sóng cài then ,đêm sập cửa .
 +Nhân hóa : Sóng đã cài then ,đêm sập cửa .
- Gía trị của các biện pháp tu từ .
Sử dụng so sánh ,ẩn dụ và nhân hóa ,nhà thơ đã vẽ lên cảnh hoàng hôn và đêm tối của biển cả thật sinh động và lộng lẫy .ngày tàn của vũ trụ được báo hiệu bằng nặt trời –hòn lửa rực rỡ lặn xuống biển .Với sự so sánh này ta thấy thật thú vị . Dường như trong mắt người khổng lồ mặt trời lộng lẫy giồng như một hòn lửa ,còn vũ trụ giống như một ngôi nhà . Màn đêm sập xuống như cánh cửa ,còn những con sóng chạy ngang qua lại là then cửa cài vào màn đêm .Biển cả mênh mông trong đêm tối không khiến người ta sợ hãi mà còn cảm thấy thân thiết vì biển mang hình ảnh ngôi nhà quen thuộc ,chở che hàng ngày. 
Thi nhân đã đem đến cho chúng ta cảm giác tuyệt vời. 
Câu 5:
* cảm nhận của em về tình đồng chí.
- Tình đồng chí được cảm nhận một cách chân thực ,sinh động bằng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn .Những người đồng chí có chung một niềm tâm sự :
-Họ đều ra đi vì lý tưởng sống cao đẹp . giữa bổn phận với gia đình ,trách nhiệm với người thân và sự nghiệp giải phóng dân tộc ,họ đã chọn con đường đi để đem lại độc lập tự do cho quê hương ,đất nước .
+ Hình ảnh gian nhà không ,giếng nước, gốc đa cho ta thấy tình cảm sâu nặng của người lính đối với gia đình và quê hương.Tình cảm ấy biến thành nổi nhớ ,thành động lực giúp họ chiến đấu và chiến thắng .
+Họ chia sẻ cho nhau những lo lắng, suy nghĩ ,trăn trở của mình ,họ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn ,thử thách để hoàn thành nhiệm vụ .Họ phải đối mặt với căn bệnh sốt rét ở rừng,với những thiếu thốn về vật chất .
+Họ đã cùng nhau vượt qua khó khăn bằng tinh thần lạc quan ,ý chí kiên định và tình đoàn kết yêu thương nhau.
* Hình tượng người chiến sĩ lái xe .
-Vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn được thể hiện qua những phương diện sau :
+Tư thế ung dung ,đỉnh đạc ,hiên ngang ,bình thản .
+Tâm hồn vừa tinh tế ,nhạy cảm ,vừa bất khuất kiên định .
+ “Nhìn đất nhìn thẳng” thể hiện được tinh thần sẳn sàng nhìn thẳng vào mọi gian khổ, 
 Không hề run sợ, không né tránh .
 + Hình ảnh thiên nhiên hiện ra trong cái nhìn của người lính ( gió, con đường,sao trời, cánh chim ) cho ta thấy tâm hồn thơ mộng ,luôn hòa nhịp với thiên nhiên thơ mộng biến mọi khó khăn ,khắc nghiệt do thiên nhiên đem lại thành niềm vui ,thành người bạn thân thiết của mình .
+ Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng : Con đường đến với Miền Nam thân yêu luôn ở trong tim những người chiến sĩ .
+Tinh thần vượt qua mọi khó khăn thử thách .
+ Hành động chưa cần thay ,chưa cần rửa cho ta thấy sự bình thản ,thái độ bất chấp những khó khăn gian khổ của người lính .
+Tình đồng đội keo sơn gắn bó ,giúp người lính tiếp thêm sức mạnh cho nhau .
-Tình yêu đất nước ,tinh thần hết lòng vì Miền Nam thân yêu ,vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là nét đẹp nhất trong chân dung của những người lính lái xe. 
Câu 6:Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài ánh trăng . 
- khổ thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc .
 Trăng cứ tròn vành vạnh ...giật mình 
 Ánh trăng là người bạn tri kỉ ,là hiện thân của quá khứ gian khổ mà tươi đẹp .
-Trăng lúc nào cũng tròn vành vạnh ,lúc nào cũng lặng lẽ, tròn đầy, thủy chung không trách móc ,không oán hận sự thờ ơ,dửng dưng vô tình ,bạc bẽo của con người .
- Ánh trăng khiến con người thức tỉnh giật mình tự chiêm nghiệm :không bao giờ được lãng quên quá khứ, phải luôn khắc sâu những năm tháng gian khổ mà tươi đẹp của cuộc đời, hướng tới tương lai ,phải luôn ân tình,thủy chung với quá khứ .
Câu7: Những cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Tình đồng chí được xây dựng dựa trên những cơ sở vững chắc, bền chặt.
- Những người lính đều có xuất thân giống nhau .Họ đều ra đi từ những làng quê nghèo (nước mặn đồng chua ,đất cày lên sỏi đá ).
- Hình ảnh súng bên súng, đầu sát bên đầu với nghệ thuật điệp từ ,điệp cấu trúc đã diễn tả được sự quấn quýt, gắn bó của những người cùng chung lý tưởng và mục đích chiến đấu . 
 -“ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ” mang đậm chất hiện thực cho ta thấy sự đồng cam cộng khổ ,cùng chia ngọt sẻ bùi của những người lính .Chính tình cảm gắn bó keo sơn đã biến những người xa lạ thành tri kỉ. Đây là cơ sở quan trọng nhất hình thành nên tình đồng chí .
Câu 8:
Môû baøi : (1ñ)
	- Tình caûm gia ñình trong ñôøi soáng tinh thaàn cuûa con ngöôøi
	- Truyeän ngaén chieác löôïc ngaø keå veà tình cha con trong chieán tranh
Thaân baøi : (4ñ)
1) Chieán tranh ñaõ khieán gia ñình OÂng Saùu laâm vaøo caûnh chia li.
	OÂng saùu thoaùt li ñi khaùng chieán khi oâng chöa bieát maët ñöùa con gaùi (beù Thu) chæ bieát noù qua aûnh. Beù Thu ñaõ khoâng bieát maët cha, chæ bieát qua taám hình moät ngöôøi chuïp vôùi maù.
2) Chieán tranh khoâng theå chia caét tình caûm gia ñình, tình cha con. Tình caûm yeâu thöông cuûa hoï ñöôïc theå hieän voâ cuøng caûm ñoäng.
a) Beù Thu ñaõ theå hieäntình yeâu cha moät caùch ñaëc bieät .
	- Söï xa caùch, laïnh nhaït khi môùi gaëp cha
	- Thaùi ñoä ngang ngaïnh, hoãn xöôïc cuûa Thu vôùi oâng saùu trong nhöõng ngaøy oâng saùu ôû nhaø .
	- OÂng saùu vaãn coá coâng laøm thaân vôùi con.
	- Thaùi ñoä yeâu quyù boàng boät, soâi noåi hoàn nhieân cuûa beù Thu khi nhaän ra söï thaät. OÂng saùu laø ngöôøi cha maø beù haèng mong nhôù.
b) Tình caûm cuûa oâng saùu vôùi con .
	- Khi xa con, nhôù con ngaém con qua taám hình neân khi gaëp con möøng khoâng neùn noåi.
	- Thöông con neân duø ñau khoå tröôùc söï laïnh nhaït cuûa con, oâng vaãn coá gaéng laøm thaân, chaêm soùc, mong ñöôïc con hieåu ra. Khi khoâng kieàm cheá ñöôïc noái thaát voïng, oâng ñaõ ñaùnh con vaø sau naøy aân haän maõi .
	- OÂng haïnh phuùc khi ñöôïc con nhaän ra oâng laø cha noù, ñöôïc nghe tieáng “ Ba” töø beù Thu.
	- Xa con, oâng doàn heát tình thöông vaøo vieäc laøm chieác löôïc ngaø cho con.
	- Tröôùc khi huy sinh, oâng taäp trung söùc löïc cuoái cuøng nhôø baïn trao caây löôïc cho con.
Keát baøi : (1ñ)
	- Caâu chuyeän khaúng ñònh chaân lí : chieán tranh coù theå huyû dieät cuoäc soáng, nhöng khoâng theå huyû dieät. Tình caûm gia ñình thieâng lieâng cuûa con ngöôøi ./.
Câu 9:
à Mọi thứ trong cuộc sống không tự sẳn có. Nhưng nếu muốn cố gắng, kiên trì con người sẽ có tất cả.
- Ông muốn thức tỉnh những người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức và tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no, hạnh phúc cho quê hương.
Câu 10:
 * Yêu cầu bài viết phải sử dụng các yếu tố miêu tả ,nghị luận, đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
 Bài viết phải đạt các ý sau:
 1. Mở bài : Giới thiệu tình huống gặp anh thanh niên và cảm xúc ban đầu của em.(1d)
 2. Thân bài : - Hoàn cảnh cụ thể : gặp ở đâu: nêu được không gian cảnh quan của cuộc gặp gỡ.
 - Tả anh thanh niên : tuổi , trang phục ,diện mạo ,nói năng
 - Anh đã kể cho em nghe gì: cuộc sống, công việc , ý thức về công việc và cuộc sống của anh, anh quan tâm đến mọi người như thế nào , sống cởi mở và chân thành, khiêm tốn 
 - Em có suy nghĩ gì trước câu chuyện của anh: yêu mến ,tự hào , trân trong ..
 - Em sẽ hành động như thế nào : học tập anh thanh niên ,sống lao động và cống hiến cho đất nước. (có sử dụng dẫn chứng trong “một khúc ca xuân, khát vọng tuổi trẻ”của hai tác giả Tố Hữu,Vũ Hoàng  ) . (4đ)
 3. Kết bài : Khẳng định phẩm chất đạo đức lối sống cao đẹp của anh thanh niên.
 - Bài học bản thân về ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương đất nước .(1d)
3.Cũng cố bài giảng:	 
 Ôn lại các câu hỏi trong đề cương.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 Về nhà viết bài văn theo dàn ý đã sửa.
D/ Rút kinh nghiệm.
 ÔN TẬP LÀM VĂN(Tuần:17-Tiết:17 ) 
Ngày soạn: 3/12/2013
Ngày dạy:13 /12/2013 Lớp:9a5,9a6 
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - Khái niệm văn bản thuyế

File đính kèm:

  • docGiao_an_van_9_tang_tiet_ca_hai_HK_20150725_033408.doc
Giáo án liên quan