Giáo án tăng cường lớp 2 - Tuần 6
GV yêu cầu hs quan sát môi trường xung quanh và cho biết:
? Hãy nêu tên 1 số cây cối, con vật đồ vật mà em biết.
GV chọn ra mỗi loại 1 đồ vật cho hs thảo luận (Cây đậu, con gà, hòn đá )
GV chia nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nhóm trưởng điều hành.
? Cây đậu, con gà cần điều kiện sống gì.
?Hòn đá có cần điều kiện giống 2 loại trên không.
? Qua thảo luận em rút ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời
loại thân. ? Đặc điểm của mỗi loại - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV kết luận. - HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận Nội dung 1, Cấu tạo ngoài của thân Thân chính Cành Thân cây: Chồi ngọn Chồi nách - ở ngọn thân và cành có chồi ngọn - Dọc thân và cành có chồi nách, có 2 loại. + Chôi hoa phát triển thành hoa + Chồi lá phát triển thành lá 2, Các loại thân. * Gồm 3 loại thân chính - Thân đứng: có 3 loại + Thân gỗ: Cứng, cao, có cành + Thân cột: Cứng, cao, không cành + Thân cỏ: Mềm, yếu, thấp - Thân leo: Có 4 loại + Leo bằng thân quấn + Leo bằng tua cuốn + Leo bằng gai móc + Leo bằng rễ móc - Thân bò: Mềm, yếu, bò sát mặt đất. IV. Kiểm tra, đánh giá: (5 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1, Thân cây gồm: a, Thân chính, cành b, Chồi ngọn và chồi nách c, Hoa và quả d, Cả a và b 2, Căn cứ vào cách mọc của thân người ta chia thân làm 3 loại là: a, Thân quấn, tua cuốn, thân bò b, Thân gỗ, thân cột, thân cỏ c, Thân đứng, thân leo, thân bò d, Thân cứng, thân mềm, thân bò V. Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời cau hỏi và làm bài tập sau bài. Xem trước bài mới. Ngày soạn : 03/10/08 Ngày dạy:06/10/08 Tiết 15: Bài 14: thân dài ra do đâu A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm - HS biết vận dụng cơ sở khoa học vào bấm ngọn, tỉa cành và giải thích các hiện tượng trong thực tế. B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, thí nghiện nghiên cứu, hoạt động nhóm C. Chuẩn bị: GV: Tranh hình 14.1 SGK HS: Chuẩn bị thí nghiệm, tìm hiểu trước bài D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định: II. Bài cũ: (kiểm tra 15 phút) ? Thân cây gồm những bộ phận nào. ? Nêu các loại thân thường gặp. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Các loại thực vật trong tự nhiên luôn sinh trưởng và phát triển. Vậy thân dài ra do bộ phận nào? Để biết được hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học này. 2, Triển trai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (15 phút) - GV yêu cầu các nhóm trình bày và báo cáo kết quả thí nghiệm đẫ chuẩn bị (theo mẫu ở phần trước) - Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả vào bảng, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Các nhóm tìm hiểu thông tin, thí nghiệm, thảo luận theo nhóm theo câu hỏi phần lệnh mục 1 SGK. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. HĐ 2: (10 phút) - Dựa vào hiểu biết của mình, kiến thức đẫ học, các nhóm thảo luận giải thích 2 cách làm của người dân sau mục 2 SGK. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - GV nhận xét và hỏi: ? Hãy giải thích vì sao người ta thường bấm ngọn,tỉa cành. ? Bấm ngọn, tỉa cành đối với những loại cây nào? Vì sao. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. Nội dung 1, Sự dài ra của thân. a, Thí nghiệm: * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: Nhóm cây Chiều cao (cm) N.1 N.2 N.3 Ngắt ngọn 5 6 5 Không ngắt 8 9 7 b, Kết quả: - Thân cây dài ra do sự phân chia TB ở mô phân sinh ngọn. - Các loại thân khác nhau sự dài ra khác nhau. VD: + Cây thân cỏ, leo thân dài ra nhanh. + Cây thân gỗ thân dài ra chậm. 2, Giải thích những hiện tượng thực tế. - Để tăng năng suất cây trồng tuỳ loại cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp. - VD: + Bấm ngọn: Cây đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa. + Tỉa cành: Cây lấy gỗ, cây lấy sợi, IV. Kiểm tra, đánh giá: (4 phút) Hãy chon câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1, Thân dài ra do: a, Sự lớn lên và phân chia TB. b, Mô phân sinh ngon c, Sự phân chia TB mô phân sinh ngọn d, Cả a và b 2, Vì sao khi trồng cây đậu, bông, cà phê….trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường bấm ngọn, kết hợp với tỉa cành: a, Khi bấm ngọn cây không cao lên b, Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển c, Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển d, Cả a,b và c V. Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời câu hỏi và làm bài tập sau bài Đọc mục em có biết Xem trước bài mới. Ngày soạn : 04/10/08 Ngày dạy:07/10/08 Tiết 16: Bài 15: cấu tạo trong của thân non A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS nắm vững đặc điểm cấu tạo bên trong của thân non, so sánh cấu tạo trong của rễ vơi cấu tạo trong của thân non. - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. - HS biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các hiện tượng trong thực tế. B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị: GV:- Tranh hình 10.1 và 15.1 SGK - Bảng phụ cấu tạo trong của thân non HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định: (1 phút) II. Bài cũ: (5 phút) ? Thân dài ra do bộ phận nào? Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành cho cây. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và cành, thân non thường có màu xanh lục. Để biết được cấu tạo và chức năng của thân non, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài hcọ này. 2. Triển trai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (20 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 và tìm hiểu nội dung thông tin SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. ? Thân non có cấu tạo như hế nào. ? Chưc năng của từng bộ phận. ? Các nhóm hoàn thiện phiếu học tập đã chuẩn bị tiết trước. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời và lên bảng điền vào bảng phụ, bổ sung - GV nhận xét, kết luận bằng bảng kiến thức chuẩn. Nội dung 1, Cấu tạo và chức năng của thân non. Các bộ phận của thân non Cấu tạo từng bộ phận C. năng từng bộ phận Biểu bì Vỏ Thịt vỏ Gồm 1 lớp TB trong suốt, xếp sát nhau Bảo vệ các bộ phận bên trong Gồm nhiều lớp TB lớn hơn Một số TB chứa chất diệp lục Vận chuyển, quang hợp Một vòng bó mạch Trụ giữa Ruột Mạch rây: Gồm những TB sống vách mỏng Vận chuyễn chất hữu cơ Mạch gỗ: Gồm những TB có vách hoá gỗ dày, k0 có chất TB Vận chuyễn nước và muối khoáng Gồm những TB có vách mỏng Chứa chất dự trữ HĐ 2: (13 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và hình 15.1 SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh 2 SGK. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận 2, So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ. * Giống: Đều cấu tạo bằng TB, có các bộ phận (vỏ, trụ giữa) * Khác: Rễ - Biểu bì có lông hút - Mạch gỗ và mạch rây nằm xen kẻ nhau Thân - Biểu bì không có lông hút - Mạch gỗ nằm trong, mạch rây nằm ngoài IV. Kiểm tra, đánh giá: (5 phút) Hãy tìm câu trả lời đúng trong các câu sau: 1, Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào: a, Gồm thịt vỏ và mạch rây b, Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột c, Gồm biểu bì và thịt vỏ d, Gồm thịt vỏ và ruột 2, Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào: a, Gồm thịt vỏ và mach rây b, Gồm thịt vỏ và ruột c, Gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột. d, Gồm vỏ và mạch gỗ V. Dặn dò: (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi sau bài Đọc phần em có biết Xem trước bài mới. Ngày soạn : 10/10/08 Ngày dạy:13/10/08 Tiết 17: Bài : thân to ra do đâu vận chuyển các chất trong thân A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS nắm được thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, phân biệt được ròng và dác, xác định được tuổi của cây nhờ vào vòng gỗ hằng năm. - HS biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chát hữu cơ trong thân được vận chuyển nhờ mạch rây. - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng… B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm C. Chuẩn bị: GV: - Tranh hình 15.1 và 16, hỡnh1-217.1-2 SGK - Làm trước thí nghiệm hình 17.1 SGK - Một đoạn thân cây già HS: Chuẩn bị vật mẫu, chọn trước bài. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định: (1 phút) II. Bài củ: (5 phút) ? Chỉ trên tranh các thành phần của thân non. Chức năng của nó? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Trong quá trình sống thân cây không ngừng cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ đâu? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. 2. Triển trai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (13 phút) - GV treo tranh hình 16.1 SGK các nhóm quan sát, nhận xét và ghi vào phiếu học tập - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 1 mục 1 SGK. ? Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác với thân non. ? Theo em nhờ bộ phận nào mà cây to ra được (Vỏ, trụ giữa, cả vỏ và trụ giữa) - Các nhóm tìm hiểu thông tin và quan sát hình 16.1 SGK - Thảo luận nhóm theo câu hỏi lệnh 2 mục 1 SGK ? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào. ? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào. ? Thân cây to ra do đâu. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: (8 phút) - GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh, đồng thời tìm hiểu nội dung SGK - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ? Lát cắt ngang của thân cây có đặc điểm gì. ? Vòng gỗ muốn cho ta biết điều gì. ? Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. HĐ 3: (12 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình vễ, mẫu vật, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. ? Lát cắt ngang của thân cây có những phần nào. ? Dác có đặc điểm gì. Chức năng của nó. ? Ròng có đặc điểm gì. Chức năng. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận Nội dung 1. Tầng phát sinh. - Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ - Thân cây to ra nhờ sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ(nằm giữa thịt vỏ) và tầng sinh trụ(nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) 2. Vòng gỗ hàng năm. - Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây. 3. Dác và ròng. - Gỗ cây có 2 miền(dác và ròng) + Dác: là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mach gỗ sống vận chuyển nước và muối khoáng + Róng: là lớp gỗ màu thẩm phía trong gồm những TB chết vách dày nâng đỡ cây. 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan. a. Thí nghiệm: *Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Cóc A hoa trắng nhuộn đỏ - Cóc B không có hiện tượng gì b. Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. 2. Vận chuyển chát hữu cơ. a. Thí nghiệm: * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Mép vỏ phía trên phình to.(do chất dinh dưỡng bị tích tụ) - Mép vỏ phía dưới không phình to b. Kết luận: Các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây. IV. Kiểm tra, đánh giá: (5 phút) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1, Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra. a, Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở chồi ngọn. b, Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ. c, Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh trụ d, Cả b và c V. Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời các câu hỏi SGK Đọc mục em có biết, xem trước bài mới Ngày soạn : 10/10/08 Ngày dạy:13/10/08 Tiết 18: Bài 18:QUAN SÁT SỰ SỰ BIẾN DẠNG CỦA THÂN A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng một số loại thân biến dạng - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật. B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị: GV: - Tranh hình 18.1-2 SGK - Mẫu vật một số loại thân biến dạng HS: - Chuẩn bị mẫu vật như SGK - Xem trước bài mới D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định: (1 phút) II. Bài cũ: (5 phút) ? Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vật chuyễn nước và muối khoáng. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Ngoài thân đứng, thân leo, thân bò, thực vận còn có thân biến dạng. Vậy thân biến dạng là thân như thế nào? Có chức năng gì ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. 2. Triển trai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (17 phút) - GV yêu cầu các nhóm để vật mẫu lên bàn, nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - Yêu cầu các nhóm quan sát vật mẫu, hình 18.1, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục a SGK. ? Củ dong ta, củ su hào, củ khoai tây có đặc điểm gì giống và khác nhau. ? Câu hỏi phần lệnh. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS quan sát cây xương rồng, tìm hiểu thông tin SGK, cho biết: ? Thân xương rồng thuộc loại thân gì. ? Câu hỏi phần lệnh SGK. - HS trả lời, bổ sung, gv chốt lại. HĐ 2: (16 phút) - GV yêu cầu các nhóm dựa vào phần một để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK Nội dung 1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng. a. Quan sát các loại củ: Dong ta, su hào, gừng và khoai tây. * Giống nhau: - Có chồi ngọn, chồi nách " là thân - Phình to, chứa chất dự trữ * Khác nhau: - Dong ta, gừng có hình dạng giống rễ, vị trí nằm dưới mặt đất " thân rễ - Củ su hào: hình dạng to tròn, nằm trên mặt đất " thân củ. - Khoai tây: to tròn, nằm trên mặt đất " thân củ b. Quan sát cây xương rồng ba cạnh. Cây xương rồng sống nơi khô hạn, thân mọng nước để dự trữ nước 2. Đặc điểm và chức năng của một số thân biến dạng. TT Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng Thân biến dạng 1 Su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất hữu cơ Thân củ 2 Khoai tây Thân củ dưới mặt đất Dự trữ chất hữu cơ Thân củ 3 Củ gừng Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất hữu cơ Thân rễ 4 Dong ta Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất hữu cơ Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước mọc trên mặt đất Dự trữ nước và quang hợp Thân mọng nước - Đại diện các nhóm lên bảng điền vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung. - GV treo bảng kiến thức chuẩn cho HS đối chiếu với kết quả của mình. IV. Kiểm tra, đánh giá: (5 phút) Hãy chọn câu tả lời đúng trong các câu sau. 1, Trong những nhóm cây sau, nhóm nào gồm toàn cây thân rễ ? a, Cây dong riềng, cây su hào, cây chuối b, Cây nghệ, cây gừng, cây cỏ tranh c, Cây khoai tây, cây khoai lang, cây hành d, Cây cảicủ, cây dong ta, cây cà rốt 2, Trong những cây sau, nhóm nào gồm toàn cây có thân mọng nước? a, Cây xương rông, cây cành giao, cây thuốc bổng b, Cây sống đời, cây húng chanh, cây táo c, Cây su hào, cây cải, cây ớt. d, Cây rau muống, cây hoa hồng, cây hoa cúc. V. Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời câu hỏi sau bài và làm bài tập sau bài. Đọc mục em có biết, xem trước bài mới: chuẩn bị một số loại lá như SGK. Ngày soạn:17/10/08 Ngày dạy:20/10/08 Tiết 19: Bài : ôn tập A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - Giúp HS hệ thống hoá lại những kiến thức đã học. - Rèn luyện cho HS kỉ năng tổng hợp, so sánh - Giáo dục đức tính tìm tòi, nghiên cứu. B, Phương pháp: Vấn đáp tái hiện. C, Chuẩn bị: GV: Hệ thống câu hỏi HS: Xem lại những bài đẫ học D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: (1 phút) II, Bài cũ: III, Bài mới: (43 phút) 1, Đặt vấn đề: Từ đầu năm đến nay chúng ta đã tìm hiểu một số vấn đề về TV, hôm nay chúng ta củng cố lại những vấn đề này qua tiết ôn tập hôm nay. 2, Triển trai bài: Hoạt động thầy trò ? Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết TV có hoa và TV không có hoa. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức ? TBTV có hình dạng, kích thước và chức năng như thế nào. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức ? Mô là gì ? Kể tên các loại mô thường gặp? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức ? Rễ cây gồm những miền nào? Nêu chức năng của từng miền? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức ? Thân cây có những loại nào? cho ví dụ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức ? Nêu đặc điểm cáu tạo và chức năng của thân non? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức ? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân trưởng thành? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức Nội dung 1, Thực vật có hoa và thực vật không có hoa: - Thực vật có hoa: cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt - Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa quả hạt. 2, Hình dạng, kích thước của TBTV. - Hình dạng kích thước TBTV rất khác nhau: hình nhiều cạnh, hình sao, hình sợi… - Cấu tạo gồm: Vách TB, màng sinh chất, chất TB, nhân và một số thành phần khác ( không bào, lục lạp) 3, Mô và các loại mô: - Mô: là nhóm TB có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng. - Các loại mô thường gặp: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ. 4, Các miền của rễ chức năng của nó: - Miền sinh trưởng Ư làm cho rễ dài ra - Miền tr]ởng thành Ư dẫn truyền - Miền lông hút Ư hấp thụ nước và muối khoáng. - Miền chóp rễ Ư che chở cho đầu rễ. 5, Các loại thân: Gồm 3 loại. - Thân đúng: Thân gỗ, cột và thân cỏ - Thân leo: Tua cuốn, thân quấn, tay móc, rễ móc - Thân bó: Bò sát mặt đất 6, Đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân non: * Cấu tạo: Gồm vỏ và trụ giữa - Vỏ: Biểu bì và thịt vỏ - Trụ giữa: Bó mạch(Mạch gỗ và mạch rây) và ruột * Chức năng: SGK 7, Đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân trưởng thành: * Cấu tạo: Giống thân non(chỉ khác cách sắt xếp của bó mạch) * Chức năng: SGK IV, Kiểm tra, đánh giá: V, Dặn dò: (1 phút) Học lại toàn bộ những bài đẫ học Hôm sau kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn:17/10/08 Ngày dạy:21/10/08 Tiết 20: Bài : kiểm tra viết 1 tiết A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học. - Rèn luyện cho HS kỉ năng diển đạt, trình bày - Giáo dục cho HS tính trung thực trong thi cử. B, Phương pháp: Trắc nghiệm, tự luận C, Chuẩn bị: GV: Đề, đáp án, thang điểm HS: Học thuộc bài D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: (1 phút) II, Đề: (thời gian làm bài 43’) A, Trắc nghiệm: I- Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1, Miền hút của rễ là miền quan trọng nhất vì: a, Gồm 2 phần vỏ và trụ giữa b, Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất. c, Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng. d, Có ruột chứa chất dự trữ 2, Theo thứ tự các miền hút của rễ từ dưới lên: a, Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, trưởng thành, lông hút b, Miền chóp rễ, miền trưởng thành, sinh trưởng, lông hút. c, Miền trưởng thành, lông hút, sinh trưởng, chóp rễ. d, Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, lông hút, trưởng thành. 3, Thân cây to ra do đâu: a, Do sự lớn lên và phân chia TB. b, Do sự phân chia TB tầng sinh vỏ. c, Do sự phân chia TB mô phân sinh ngọn. d, Do sự phân chia các TB ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. II- Chọn các từ: Gỗ, rây, vạn chuyển chất hữu cơ, vận chuyển nước và muối khoáng điền vào chỗ trống(…) trong các câu sau: 1, Mạch………….gồm những tế bào hoá gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng……………………………. 2, Mạch ………..gồm những tế bào sống, có vách mỏng, có chức năng………………………… III- Hãy chọn nội dung cột B phù hợp với cột A để viết vào cột trả lời trong bảng sau cho phù hợp: Cột A Cột B Trả lời Các bộ phận của hân non Chức năng 1, Biểu bì 2, Thịt vỏ 3, Mạch rây 4, Mạch gỗ 5, Ruột a, Tham gia quang hợp b, Vận chuyển chất hữu cơ c, Bảo vệ d, Vận chuyển nước và muối khoáng e, Dự trữ chất hoà dưỡng 1,……….. 2,……….. 3,……….. 4,……….. 5,……….. B, Tự luận: ? Mô là gì ? Hãy kể tên các loại mô ở thực vật ? III, Đáp án, thang điểm: A, Trắc nghiệm: (7,5 điểm) I- Chọn câu trả lời đúng nhất….(3 điểm) 1, c; 2, d; 3, d; HS làm đúng 1 câu được 1 điểm. II- Chọn các từ……..(2 điểm) 1, Gỗ, vận chuyển nước và muối khoáng 2, Rây, vận chuyển chất hữu cơ HS làm đúng 1 cụm từ được 0,5 điểm III- Chọn nội dung cộtB phù hợp với cột A(2,5 điểm) 1 c; 2a; 3 d; 4 b; 5e HS làm đúng 1 câu được 0,5 điểm B, Tự luận: (2,5 điểm) * Mô là nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. * Các loại mô thường gặp ở thực vật: - Mô phân sinh ngọn - Mô mềm - Mô nâng đỡ IV, Thu bài, dặn dò: (1 phút) - Thu bài - Về nhà xem trước bài mới Ngày soạn:27/10/08 Ngày dạy:30/10/08 Tiết 21: chương IV: lá Bài 19: đặc điểm bên ngoài của lá A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS nêu được những đặc điểm
File đính kèm:
- giao an sinh 6 ca nam.doc