Giáo án Tăng buổi Tuần 10 Lớp 2 - Trường TH Xuân Hoà

TẬP VIẾT (TIẾT 10)

ÔN CHỮ HOA: G (TIẾP)

I,MỤC TIÊU

 - Viết đúng chữ hoa g, gi, ô,t mỗi chữ 1 dòng

 - Viết đúng tên riêng và từ ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.

 - Giáo dục HS viết bài cẩn thận, sạch đẹp.

II,CHUẨN BỊ: -Mẫu chữ viết hoa

III,CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

A,Kiểm tra bài cũ:(5) 1 hs viết bảng.lớp viết bảng con. G, Gò Công

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tăng buổi Tuần 10 Lớp 2 - Trường TH Xuân Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
 Toán
 ôn tập về cách đổi các số đo dộ dài trong bảng 
I. mục tiêu 
 - Tiếp tục cho HS ôn tập về cách đổi các số đo trong bảng vừa học.
 - YCHS nhớ được tên các đơn vị đo trong bảng theo thứ tự và đổi được các số đo ở mức độ đơn giản và nâng cao. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
A. Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài 
 - GV gọi HS lên bảng viết lại tên các đơn vị đo đọ dài trong bảng (khuyến khích HS đọc được càng nhiều tên đơn vị trong bảng thì càng tốt).
 - GV đưa ra một số VD khác nhau về đổi đơn vị đo rồi YCHS làm trên bảng con.
 - GV gọi HS NX,KL.
 - Tiếp tục KT lại bằng cách gọi HS lên bảng và làm một số bài toán có liên quan. Lớp NX,KL. 
B. Thực hành làm một số bài tập
 1. Tính nhẩm:
 4 hm = m 9 m + 25 m=m 
 7m =dm 88 hm + 71 hm = hm
 8km = dm 56 km + 49 km= km
 10 dam =m 80 mm - 69 mm =mm
 - Gọi một số HS đứng tại chỗvà đọc kết quả các bài toán trên. 
 2. GVHD rồi ra một số bài tập với tính chất nâng cao và YCHS làm vào vở
 30 dm + 45 dm - 68 dm 7 cm x 8 cm + 48 cm 
 63 dam : 7 6 dm x 9 dm - 47 dm
 - HS và GV NX,KL. 
* Củng cố, dặn dò.
- Về nhà tiếp tục làm các bài tập trong VBT.
Tập đọc
 I.mục tiêu
 - HS YK: Tiếp tục ôn luyện về tập đọc cho HS yếu kém : đánh vần và đọc trơn
 -HS khá giỏi: Đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn, bài văn đã học đồng thời nhớ lại được nội dung, ý nghĩa của bài đọc ấy 
 II. đồ dùng dạy học
GV: Bảng lớp viết sẵn một đoạn văn ngắn chứa các từ, tiếng có vần mà HS thường quên hoặc hay nhầm lẫn trong khi đọc.
HS: SGK TV3 Tập một.
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS yếu kém tập đọc 
 - GVYC HS còn đọc chậm đứng tại chỗ đánh vần và đọc đoạn văn mà GV viết sẵn trên bảng lớp (2- 3 lần).
 - Tiếp tục YCHS đứng tại chỗ đọc một đoạn văn trong SGK do GV chỉ định.
 2.HDHS khá giỏi tập đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn đã học.
 - Chia nhóm đôi và YCHS các nhóm chọn một đoạn văn đã học và thảo luận về cách đọc diễn cảm được đoạn văn ấy.
 - Các nhóm ngồi tại chỗ luyện đọc sau đó các nhóm thi đọc trước lớp.
 - GVHD HS NX theo các gợi ý tương tự như trong các giờ Tập đọc
 - GV NX , KL và cho điểm đối với từng cặp.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc
 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
 Toán: ôn tập các bảng chia đã học
I. mục tiêu
- Giúp HS nhớ và đọc lại được các bảng chia đã học.
- Vận dụng bảng chia vào làm tính và giải một số bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học 
 	-HS: Vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
 * Ôn tập bảng chia
 	-GV gọi một em nhắc lại tên những bảng chia đã học 
- Gọi HSNX, GVKL.
-YC một số em lên bảng đọc thuộc lòng các bảng chia (HS đọc được càng nhiều bảng chia thì càng tốt ).
-GV tiếp tục KT bằng cách gọi một HS bất kì và YCHS ấy nêu kết quả của một hay nhiều phép tính trong một hay nhiều bảng chia do GVYC.
* Thực hành làm một số bài tập.
GVYCHS lấy bảng con và đọc lần lượt một số phép tính cho HS làm và KT kết quả.
- Viết một số phép tính( dạng tổng hợp nâng cao) lên bảng và YCHS làm trên bảng lớp.
 36 :6 + 34 21:3+87 32 : 4 - 8 28: 7+99
- Số HS dưới lớp làm vào vở và sau đó đổi vở KT chéo lẫn nhau.
* Bài toán: Một lớp học có 28 HS xếp hàng, mỗi hàng có 7 em. Hỏi lớp đó xếp được mấy hàng?
- Gọi HS nêu YC bài toán và xác định tóm tắt.
- 1HS khá nêu cách giải sau đó gọi 1 em làm bảng lớp còn cả lớp làm vào vở của mình.
- Gọi HS NX bài làm của bạn, lớp bổ sung và GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
Biết ơn thầy cô giáo
Tiết 1
Giao lưu vẽ tranh về chủ đề thầy cô giáo của em”
1. Mục tiêu hoạt động
- Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS.
- Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của HS trong việc thể hiện sự kính trọng biết ơn công lao to lớn của thầy cô giáo qua tranh vẽ.
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu trường, yêu lớp.
- Rèn kỉ năng tự nhận thức , kỉ năng trình bày, chia sẻ, hợp tác cho HS.
2. Quy mô hoạt động
 Tổ chức theo quy mô lớp
3. Tài liệu và phương tiện
- Giá vẽ, giấy vẽ.
- Bút chì, bút màu, bút sáp và các loại màu vẽ...
- Micro, loa, amli...
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị 
 Trước 2 tuần Gv phổ biến cho HS nắm được :
- Nội dung chương trình, kế hoạch , thời gian tổ chức cuộc giao lưu.
- Yêu cầu: tranh vẽ phải thể hiện được các nội dung sau:
+ Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
+ Học tập tốt, rèn luyện tốt.
+ Yêu trường, yêu lớp.
+ Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn bè.
- Hình thức giao lưu: CA s nhân và tập thể.
- Địa điểm tổ chức giao lưu: trong lớp học.
- Thông tin với các bậc phụ huynh HS.
- GVCN lớp thông báo chi tiết cho HS về nội dung chương trình , kế hoạch cuộc giao lưu.
- Thành lập BGK và BTC
- Thống nhất tiêu chí chấm tranh
+ Đáp ứng yêu cầu về nội dung.
+ Bố cục, phối màu của tranh. 
+ Tác phẩm được đánh giá dựa trên khả năng sáng tạo trí tưởng tượng và thể hiện được chủ đề “ chúng em biết ơn các thầy cô giáo”.
+ Tác giả của bức tranh phải có phần thuyết trình về ý tưởng, nội dung tranh
- Cơ cáu giải thưởng: 2 giải nhât, 2 giải nhì, 4 giải ba,6 giải khuyến khích..
Bước 2: Tiến hành vẽ tranh
- Các giá vẽ được sắp xếp trong khu vực tổ chức thi.
- Người dẫn chương trình:
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
+ GV lên khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của cuộc giao lưu.
+ Giới thiệu BGK.
- BTC công bố nội dung, chương trình, thể lệ, thời gian tiến hành vẽ tranh.
- người dẫn chương trình giới thiệu các thí sinh vào vị trí đã định trước để chuẩn bị tiến hành vẽ tranh.
- Các HS vẽ tranh
Bước 3: Chấm thi
- BGK chấm điểm theo tiêu chí đã công bố.
- Thống nhất kết quả và thông qua BTC. 
- Trong thời gian BGK chấm tranh để tạo không khí phấn khởi, vui tươi các nhóm trình diễn vài tiết mục văn nghệ dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình.
Bước 4: Công bố kết quả và trao giải.
- BTC công bố các cá nhân đoạt giải.
-Trao giải thưởng cho các bạn đoạt giải.
- GVCN khen ngợi tinh thần tham gia của các bạn HS va cảm ơn sự tham gia của các bậc phụ huynh.
- GV tuyên bố kết thúc cuộc thi.
***************************************
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
 I.mục tiêu
 - HDHS tiếp tục ôn luyện về tập đọc cho HS yếu kém : Ghép vần, đánh vần.
 - HS khá giỏi: Đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn, bài văn đã học trong những tuần trước.
 II. đồ dùng dạy học
GV: Bảng lớp viết sẵn bảng chữ cái và một số vần cơ bản.
HS: SGK TV3 Tập một.
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS yếu kém tập ghép vần
 (HD tương tự như đối với các tiết tăng buổi ở tuần 7 và 8). 
 - GVYC HS đứng tại chỗ đọc bảng chữ cái và một số vần mà GV viết trên bảng.
 - GV viết một số tiếng theo mức độ từ dễ đến khó và YCHS đọc.
 - GV viết lên bảng một câu văn ngắn và HDHS ngồi tại chỗ đánh vần
 2.HDHS khá giỏi tập đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn đã học.
 - Chia nhóm đôi và YCHS các nhóm chọn một đoạn văn đã học và thảo luận về cách đọc diễn cảm được đoạn văn ấy.
 - Các nhóm ngồi tại chỗ luyện đọc sau đó các nhóm thi đọc trước lớp.
 - GVHD HS NX theo các gợi ý tương tự như trong các giờ Tập đọc
 - GV NX , KL và cho điểm đối với từng cặp.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc
Tập viết (tiết 10)
ôn chữ hoa: g (tiếp)
I,Mục tiêu 
 - Viết đúng chữ hoa g, gi, ô,t mỗi chữ 1 dòng
 - Viết đúng tên riêng và từ ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Giáo dục HS viết bài cẩn thận, sạch đẹp.
II,Chuẩn bị: -Mẫu chữ viết hoa 
III,Các hoạt động cơ bản.
A,Kiểm tra bài cũ:(5’) 1 hs viết bảng.lớp viết bảng con. G, Gò Công B,Giới thiệu bài mới: (1’)
Hoạt độnng của thầy.
1,HĐ1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa
a.Quan sát quy trình.
-Giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát các chữ hoa:G, Ô, T
-HD mẫu quy trình viết.
b. Viết bảng.
-Nhận xét,sửa sai cho học sinh. 
2,HĐ2:Hướng dẫn viết tên riêng.(6’)
-a.Giới thiệu từ ứng dụng:
b. Quan sát nhận xét.
 -HD học sinh cách viết.
c.Viết bảng con:
Sửa sai cho hs 
HĐ3: HD viết câu ứng dụng(6’)
a.Giới thiệu câu ứng dụng:
-Giúp hs hiểu ý nghĩa của câu ca dao.
b.Quan sát nhận xét.
c. Viết bảng con.
-Sửa lỗi cho hs .
HĐ4:(9’)HD viết vào vở
-Hướng dẫn cách trình bày vào vở.
-Quan sát giúp học sinh yêu kém
-Thu vở chấm điểm.
4,Củng cố - dặn dò. 
N/x tiết học.
-Về nhà viết phần ở nhà.
Hoạt động của trò.
-Nêu chữ hoa trong bài:G, Ô, T, V ,X
-Quan sát nêu các đơn vị của chữ ,các nét chữ , quy trình viết các chữ , so sánh giữa chữ G/ Gi
-Một học sinh viết bảng con G, Ô , T
Đọc từ : Ông Gióng.
-Chữ đầu mỗi chữ.
-Con chữ: Ô, G : cao 2,5 đơn vị.
-Các chữ còn lại cao một li.
-Các chữ cách nhau bằng một chữ o
-Viết bảng con, một hs lên bảng viết.
Ông Gióng.
-H/s đọc:Gió đưa cành trúc....Xươn
-Gió, Tiếng: Chữ đầu dòng.
-Trấn Vũ , Thọ Xương: Tên riêng.
-Một học sinh viết bảng ,lớp viết bảng con.
-Trấn Vũ,Thọ Xương.
-Viết bài vào vở.
chính tả
I. mục tiêu
 	 - HDHS ôn tập về viết một số đoạn văn ngắn trong đó có chứa các từ, tiếng bắt đầu bằng các phụ âm đầu mà HS thường phát âm sai và viết sai.
 	 - Giúp HS nhớ và phân biệt được những lỗi này để viết đúng chính tả.
 - HS tự trao đổi bài trong nhóm để phát hiện ra những lỗi khi viết bài và tự sửa lỗi trong bài của mình.
II. đồ dùng dạy học
- GV: Bảng con 
- HS : Bảng con, vở ô li viết CT
III. các hoạt động dạy học
1. Luyện viết đúng các từ, tiếng dễ lẫn do phương ngữ ( viết trên bảngcon ).
 ( cách thực hiện tương tự như đối với các tiết CT tăng buổi trước)
2. GV chọn một đoạn văn ngoài và đọc cho HS viết vào vở ô li.
 	(Cách tiến hành tương tự như đối với phần HDHS nghe- viết trong các tiết CT Nghe- viết đã học).
- HS đổi bài và KT chéo lẫn nhau rồi một số em nêu NX về số lỗi và cách trình bày bài của bạn.
- GVchấm, chữa một số bài và NX chung về các lỗi điển hình.
- HS tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Dặn HS về nhà chọn một đoạn bài tập đọc đã học và chép vào vở ô li (Vở dành cho luyện viết ở nhà) để hôm sau chấm điểm.
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Toán:
ôn tập về giải bài toán bằng hai phép tính
I. mục tiêu
- Củng cố về giải bài toán bàng hai phép tính vừa học, giúp HS nắm và nhớ được cách thưc hiện bài toán tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Vận dụng vào làm các bài toán có liên quan với mức độ được nâng cao hơn.
II. Các hoạt động dạy học
1.Củng cố về cách giải bài toán bằng hai phép tính
- GV ra một đề toán dạng vừa học và HDHS tìm hiểu đề bài, hướng giải rồi YC các em làm vào vở.
 - Gọi HS NX, GV KL và củng cố, nhấn mạnh thêm về những lưu ý khi làm bài.
- Giúp HS củng cố lại kiến thức bàng cách cho các em nhắc lại những điều cần lưu ý khi gặp 1 dạng toán cụ thể mà phải giải bài toán ấy bằng hai phép tính.
2. Bài tập thực hành
 *GV viết một số bài toán lên bảng lớp rồi YC cả lớp làm vào vở nháp.
 Bài toán1: Mẹ hái được 37 bông hoa, con hái được ít hơn mẹ 9 bông hoa. Hỏi cả mẹ và con hái được tất cả bao nhiêu bông hoa?
 Bài toán 2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 98 kg đường,ngày hôm sau bán được nhiều hơn ngày đầu 24 kg. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được tất cả bao nhiêu kg đường?
 Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Na: 87 cây
 Xoài ít hơn na: 59 cây
 Cả xoài và na : cây? 
 - HS dưới lớp làm lần lượt các bài tập vào vở rồi đổi vở KT chéo và NX kết quả lẫn nhau.
 - GVNX và đưa ra kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò.
Tập đọc
 I.mục tiêu
 - HDHS tiếp tục ôn luyện về tập đọc cho HS đọc chậm và đang đánh vần (Chung, Tằm, Thêm). 
 - Đối với HS khá giỏi: Đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn, bài văn đã học trong tuần 7 hoặc 8.
 II. đồ dùng dạy học
GV: Bảng lớp viết sẵn một số phụ âm đầu mà HS đọc chậm thường hay quên (th, ngh, gh, kh..).
HS: SGK TV3 Tập một.
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS tập đánh vần và đọc 
 - GVYC HS đứng tại chỗ đọc một số vần và phụ âm đầu mà GV viết trên bảng.
 - GV viết một số tiếng theo mức độ từ dễ đến khó và YCHS đọc.
 - GV viết lên bảng một câu văn ngắn và YCHS đứng tại chỗ đánh vần và đọc.
 2.HDHS khá giỏi tập đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn đã học.
 - Chia nhóm đôi và YCHS các nhóm chọn một đoạn văn đã học và thảo luận về cách để đọc diễn cảm được đoạn văn ấy.
 - Các nhóm ngồi tại chỗ luyện đọc sau đó các nhóm thi đọc trước lớp.
 - GVHD HS NX theo các gợi ý tương tự như trong các giờ Tập đọc
 - GV NX , KL và cho điểm đối với từng cặp.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc
chính tả
 nghe- viết: quê hương. phân biệt tr, ch
I. mục tiêu
 	 - Tiếp tục HDHS ôn luyện về viết về bài thơ trong “Quê hương” của Giáp Văn Thạch. HS viết đúng các từ, tiếng bắt đầu bằng các phụ âm đầu tr, ch mà các em thường phát âm sai và viết sai.
 	 - Giúp HS nhớ và phân biệt được những lỗi này để viết đúng chính tả.
 - HS tự trao đổi bài trong nhóm để phát hiện ra những lỗi khi viết bài và tự sửa lỗi trong bài của mình.
II. đồ dùng dạy học
- GV: Bảng con 
- HS : Bảng con, vở ô li viết CT
III. các hoạt động dạy học
1. Luyện viết trên bảng con các từ, tiếng dễ lẫn do phương ngữ 
 ( cách thực hiện tương tự như đối với các tiết CT tăng buổi trước)
2. GV HDHS nghe- viết bài thơ “ Quê hương” 
 	(Cách tiến hành tương tự như đối với phần HDHS nghe- viết trong các tiết CT Nghe- viết đã học).
- HS đổi bài và KT chéo lẫn nhau rồi một số em nêu NX về số lỗi và cách trình bày bài của bạn.
- GVchấm, chữa một số bài và NX chung về các lỗi điển hình.
- HS tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Dặn HS về nhà chọn một đoạn bài tập đọc đã học và chép vào vở ô li (Vở dành cho luyện viết ở nhà) để hôm sau chấm điểm.
 Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Toán:
 ôn tập về bảng nhân 
I. mục tiêu
 - HSYK: Đọc được một bảng nhân bất kì và làm được một số bài toán đơn giản liên quan đến bảng nhân ấy.
 - HSTB: Nhớ và đọc lại được bảng nhân theo thứ tự và phép nhân bất kì thuộc các bảng nhân đã học và áp dụng vào thực hiện các phép tính và giải các bài toán có liên quan với mức độ dành cho HSKG.
II. Đồ dùng dạy học 
 	-HS: Vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
 * Ôn tập bảng chia
 - GV gọi một, hai HS khá đọc lại1 bảng nhân(do GVYC) trước lớp .
 - Gọi HSNX, GVKL.
 -HS xung phong lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân ( nhiều em )
 -GV tiếp tục KT bằng cách gọi một HS bất kì và YCHS ấy nêu kết quả của một hay nhiều phép tính trong bảng nhân do GVYC.
* Thực hành làm một số bài tập.
 1. tính nhẩm:
 - GV gọi đọc kết quả lần lượt một số phép tính bất kì trong bảng nhân do GV nêu. 
 - Viết một số phép tính(dạng tổng hợp nâng cao)lên bảng và YCHS làm bảng lớp.
 8 x6 + 34 8 x 3+ 87 8 x 9 - 8 8 x5 + 99 8 x7+ 89
- Số HS dưới lớp làm vào vở và sau đó đổi vở KT chéo lẫn nhau.
* Bài toán: Một lớp học xếp hàng, lúc đầu xếp được 3 hàng,mỗi hàng có 8 em, sau đó có thêm 3 em đến chậm và vào xếp tiếp vào các hàng.Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu HS?
 - Gọi HS nêu YC và xác định tóm tắt bài toán.
 - 1HS nêu cách giải sau đó gọi 1 em làm bảng lớp còn cả lớp làm vào vở của mình.
 - Gọi HS NX bài làm của bạn, lớp bổ sung và GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
Tập Viết:
 Tập viết các tiếng chứa chữ cái và các phụ âm đầu dễ lẫn do phương ngữ
I.mục tiêu
 -HS nhớ và luyện viết lại một số tiếng, từ chứa phụ âm đầu mà các em thường viết sai như:v, l, đ, tr, ch,...
 -HS viết đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu dễ lẫn như trên và các tiếng có dấu thanh mà các em thường mắc lỗi: thanh hỏi, thanh nặng
 -HS khá giỏi viết và trình bày đẹp được một đoạn văn (khoảng 8 câu). 
II. đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng con
 - HS: Bảng con, vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS luyện viết lại các phụ âm đầu mà các em dễ lẫn 
 -YC một vài HS khá giỏi nhắc lại những phụ âm đầu mà nhiều bạn trong lớp thường mắc phải.
 - Gọi HS khác NX, GVKL
 - Lần lượt cho HS viết lại các chữ cái đó vào bảng con. Lớp và GV NX, sửa sai cho các em.
 - YCHS viết các chữ cái ấy vào vở ô li (Mỗi chữ viết 2 dòng). GV theo dõi, KT và giúp đỡ những em yếu.
 2.HDHS viết một số tiếng, từ có phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn.
 - HDHS khá gỏi tìm ra các tiếng có phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn mà nhiều bạn trong lớp thường mắc phải.
 - HS nêu ý kiến. GVNX bổ sung.
 - GV chọn và đọc cho HS viết lần lượt một số từ chứa phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn: trang trọng, làm việc, lựa chọn, chạy nhảy, trả lời, xứng đáng,
-GV thu một số bảng con điển hình, gọi HSNX, GVKL và cho HS xem bảng mẫu viết đúng và đẹp của GV.
-YCHS viết các tiếng, các từ ấy vào vở của mình sau đó cho HS đổi vở KT chéo và NX,GVKT lại và chấm vở một số em.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS về nhà viết lại cho đẹp các chữ cái và từ vừa học.
***********************************

File đính kèm:

  • docTB T10.doc