Giáo án Số học lớp 6 - Tiết: 40: Làm quen với số nguyên âm
- Cho HS làm ?1.
- Trong các thành phố trên, thành phố nào nóng nhất? Thành phố nào lạnh nhất?
- GV yêu cầu làm tiếp ?2 và ?3.
Hoạt động 2: (10)
- Yêu cầu HS nhắc lại: Làm thế nào để biểu diễn một số tự nhiên?
- GV giới thiệu cách biểu diễn các số nguyên âm bằng trục số.
- Cho HS đọc phần 2 trong SGK về trục số.
@ Tiêu Trọng Tú Trường THCS Hiệp Hòa Chương II SỐ NGUYÊN Tuần: 14 Tiết: 40 §1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM MỤC TIÊU Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N. Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tế. Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. Rèn kỹ năng liên hệ giữa toán học và thực tiễn cho học sinh. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, tranh phóng to hình 31, 35 SGK. HS: Thước kẻ có chia khoảng. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1: (15’) GV cho HS thực hiện phép tính 4 – 6 trong tập hợp số tự nhiên N. Trong chương này các em sẽ làm quen với một loại số mới (số nguyên âm). Các số nguyên âm kết hợp với các số tự nhiên sẽ tạo thành tập hợp các số nguyên, mà ở đó phép trừ luôn thực hiện được. Giới thiệu các số nguyên âm. Đưa tranh vẽ nhiệt kế như hình 31 SGK. Yêu cầu HS chú ý các nhiệt độ dưới 0oC. Hướng dẫn cách đọc số nguyên âm. Những số như thế nào gọi là số nguyên âm? Cho HS làm ?1. Trong các thành phố trên, thành phố nào nóng nhất? Thành phố nào lạnh nhất? GV yêu cầu làm tiếp ?2 và ?3. Hoạt động 2: (10’) Yêu cầu HS nhắc lại: Làm thế nào để biểu diễn một số tự nhiên? GV giới thiệu cách biểu diễn các số nguyên âm bằng trục số. Cho HS đọc phần 2 trong SGK về trục số. Yêu cầu HS làm ?4. Giới thiệu trục số thẳng đứng như hình 34. Hoạt động 3: (20’) GV cho HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 1. Cho HS làm tiếp bài tập 3. GV đưa bảng phụ ghi đề bài tập 4 lên bảng. Gọi hai em lên bảng làm. Cho cả lớp nhận xét. HS trong tập hợp số tự nhiên, phép trừ 4 – 6 không thực hiện được. HS khác chú ý theo dõi. HS quan sát tranh phóng to hình nhiệt kế: chú ý nhiệt độ dưới 0oC. Đọc số nguyên âm theo hướng dẫn của GV. HS những số có dấu “-” đằng trước gọi là số nguyên âm. HS làm ?1. HS trả lời câu hỏi. HS làm ?2, ?3 theo yêu cầu của GV. HS: Để biểu diễn một số tự nhiên, ta dùng tia số. HS tập biểu diễn số nguyên âm bằng cách dùng trục số. HS làm ?4. Xác định các điểm A, B, C, D trên hình 33 SGK. HS quan sát trục số thẳng đứng. HS làm bài tập 1. Đọc nhiệt độ trên các nhiệt kế vẽ ở hình 35. HS làm bài tập 3. Cả lớp làm bài tập 4. Các ví dụ Các số -1, -2, -3 là được gọi là số nguyên âm. Ví dụ nhiệt độ -3oC đọc là âm ba độ C. Dùng số nguyên âm để biểu thị nhiệt độ dưới 0oC, độ cao dưới mực nước biển, số tiền nợ. ?1. Thành phố Hồ Chí Minh nóng nhất. Thành phố Matxcơva lạnh nhất. ?2. ?3. Trục số Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số -1, -2, -3,… như trong hình -1 0 1 2 3 4 -2 -3 -4 -5 Ta được một trục số. Điểm 0 là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương. Chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số. A: -6; B: -2; C: 1; D: 5. Bài 1 trang 68 SGK Nhiệt độ ở các nhiệt kế a, b, c, d, e lần lượt là: -3oC, -2oC, 0oC, 2oC, 3oC. Bài 3: -776. Nhiệt độ ở nhiệt kế b cao hơn. Bài 4. Củng cố bài: Trong thực tế, người ta dùng số nguyên âm khi nào? Vẽ trục số biểu diễn các điểm A: -2, B: -5, C: 1, D: 4. Dặn về nhà: Làm bài 2, 5 trang 68 SGK. Làm bài tập 3, 4 trang 54 SBT. Xem trước bài Tập hợp các số nguyên.
File đính kèm:
- Giao an So hoc 6 Bai 40 cuc hay.doc