Giáo án Số Học khối 6 - Tiết 25: Số nguyên tố, hợp số. bảng số nguyên tố

Hoạt động 1: (15’)

 GV: kẻ bảng yêu cầu HS liệt kê ước của các số trong phần bài cũ.

 Chỉ ra những số có ước là 1 và chính số đó => số nguyên tố

 Chỉ ra những số có nhiều hơn ước là 1 và chính số đó => hợp số

 GV nhấn mạnh thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số.

 0; 1 có phải là số nguyên tố hay không? (GV: giải thích)

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số Học khối 6 - Tiết 25: Số nguyên tố, hợp số. bảng số nguyên tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 – 10 – 2014
Ngày dạy : 13 – 10 – 2014
 Ngày Soạn: 10 – 10 – 2014
Ngày Dạy : 13 – 10 – 2014
Tuần: 9
Tiết: 25
§14 SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức:
	- HS hiểu được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
	2. Kỹ năng:
- HS biết nhận ra một số nguyên tố, hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.
	3. Thái độ:
	- HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
II. Chuẩn Bị:
 Giáo Viên
Học Sinh
Giáo án, SGK.
 - bảng phụ, bút dạ. 
 - SGK, chuẩn bị bài ở nhà
 - bảng ghi các số tự nhiên nhỏ hơn 100.
III. Phương Pháp:
Đặt và giải quyết vấn đề.
 Thảo luận nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)	
6A2:/33
6A5:/33
HSvắng: .....................................
HS vắng: ..............................
 2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
 	- HS1: Khi nào thì b được gọi là ước của a ? tìm các ước của các số : 2; 3; 4
	- HS2: Tìm các ước của 5;6;7
 Giới thiệu: trong phần KT bài cũ ta thấy có số tự nhiên ước chỉ có số 1 và chính nó; có số tự nhiên có nhiều hơn hai ước đã nêu. Vậy có sự phân biệt tên gọi về nhóm các số đó hay không? => Bài mới
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (15’)
 GV: kẻ bảng yêu cầu HS liệt kê ước của các số trong phần bài cũ.
	Chỉ ra những số có ước là 1 và chính số đó => số nguyên tố
 Chỉ ra những số có nhiều hơn ước là 1 và chính số đó => hợp số
 GV nhấn mạnh thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số.
 	0; 1 có phải là số nguyên tố hay không? (GV: giải thích)
 GV cho thảo luận nhóm
Trong các số tự nhiên nhỏ 10 những số nào là số nguyên tố?
 HS: chú ý trả lời
 2; 3; 5	
 4 và 6
 HS nhắc lại.
 HS trả lời
 HS: thảo luận (2’) đại diện nhóm trả lời.
	Số nguyên tố:2;3;5;7 
1. Số nguyên tố, hợp số 
Xét bảng : 
a
2
3
4
5
6
Ư(a)
1;2
1;3
1;2;4
1;5
1;2;3;6
 - Các số 2;3;5 là số nguyên tố 
	- Các số 4;6 là hợp số 
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
 Chú ý: Trong các số nhỏ hơn 10:
	+ Số đặc biệt :0;1 
 + Số nguyên tố:2;3;5;7 
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
những số nào là hợp số?
GV giới thiệu chý ý.
Hoạt động 2: (10’)
	Xét xem có những số nguyên tố nào không vượt quá 100, GV treo bảng.
	Tại sao trong bảng không có số 0 và số 1.
	GV hướng dẫn HS làm như trong SGK => HS phát hiện qui luật tính chất của số nguyên tố.
 GV số nguyên tố đa số là những số chẵn hay lẻ? 
	Hợp số:4;6;8;9	 
 HS nhắc lại.
 HS: chú ý
	Vì chúng không là số nguyên tố .
	HS làm theo hướng dẫn 
 HS chỉ có số 2 là số chẵn duy nhất.
 + Hợp số:4;6;8;9
2. Lập bảng các số nguyên tố < 100
(SGK)
 Ta được 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100: 2;3;5;7;11;13;17;19;23;29;31;37;
41;43;47;53;57;59;61;67;71;73;79;83;89
;97. 
 số nguyên tố nhỏ nhất và là số chẵn duy nhất là số 2.
 	4. Củng Cố: (7’)
 	- Có số nguyên tố nào là số chẵn không? 
	- Tìm hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 1 đơn vị 
- Làm bài tập 116,118 (giáo viên hướng dẫn )
 	5. Dặn Dò: (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và làm các bài tập 119; 120; 121; 122.
	6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11 – 10 – 2014
Ngày dạy : 14 – 10 – 2014
Tuần: 9
Tiết: 26
LUYỆN TẬP §14
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Củng cố và khắc sâu khái niệm về số nguyên tố cho HS.
	2. Kỹ năng:
	- Biết cách kiểm tra một số có phải là số nguyên tố hay không.
	3. Thái độ:
	- Bước đầu rèn luyện tư duy lôgic.
II. Chuẩn Bị:
 Giáo Viên
Học Sinh
Giáo án, SGK.
 - bảng phụ, bút dạ. 
 - SGK, chuẩn bị bài ở nhà
 - phấn màu, bảng phụ
III. Phương Pháp:
Đặt và giải quyết vấn đề,
 Thảo luận nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)	
6A2:/33
6A5:/33
HSvắng: .....................................
HS vắng: ..............................
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 	Thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số. Cho VD. Làm bài tập 117.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
	Tổng số nào?
	Tương tự như vậy, GV cho HS thảo luận và trả lời.
Hoạt động 2: (12’)
	GV cho HS tra bảng số nguyên tố rồi trả lời.
	GV cho HS thảo luận tìm ra câu trả lời.
	Tổng 3
	HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, đại diện theo nhóm trả lời và giải thích rõ.
	HS tra bảng số nguyên tố và trả lời
	HS thảo luận theo nhóm nhỏ (3p)
Bài 128: 
a) 3.4.5 + 6.7 là hợp số vì nó 3 và tổng đó lớn hơn 3.
b) 7.9.11 – 2.3.4.7 là hợp số vì nó 7 và hiệu đó lớn hơn 7.
c) 3.5.7 + 11.13.17 là hợp số vì mỗi số hạng đều là số lẻ nên tổng là số chẵn và lớn hơn 2.
d) 16354 + 67541 tổng có chữ số tận cùng bằng 5 nên 5 và lớn hơn 5 nên nó là hợp số.
Bài 120: 
Ta có các số nguyên tố khi thay * là:
	53; 	59; 	97
Bài 121:
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
GV hưóng dẫn HS chia ra các trường hợp với các giá trị của k. 
	GV cử 4 HS đại diện 4 nhóm đọc 4 câu hỏi trong SGK và cho HS trong
lớp trả lời.
Hoạt động 3: (11’)
 GV giải thích bài toán rồi giao nhiệm vụ cho từng em suy nghĩ và lên bảng điền vào trống, các em khác làm và theo dõi, nhận xét các bạn trên bảng có điền đúng hay không?
 HS thực hiện theo HD của GV
 GV nhận xét chốt ý
 HS thảo luận theo nhóm đôi bạn và trả lời.
 HS: 4 nhóm đại diện trả lời
a) Với k = 0 thì 3.k = 0, không là số nguyên tố, cũng không là hợp số. 
Với k = 1 thì 3.k = 3 là số nguyên tố.
Với k 2 thì 3.k là hợp số vì có các ước số khác 1 và khác 3. 
Vậy: k = 1 là thoả yêu cầu bài toán.
b) Với k = 0 thì 7.k = 0, không là số nguyên tố, cũng không là hợp số. 
Với k = 1 thì 7.k = 7 là số nguyên tố.
Với k 2 thì 7.k là hợp số vì có các ước số khác 1 và khác 7. 
Vậy: k = 1 là thoả yêu cầu bài toán.
 Bài 123: 
a
29
67
49
127
173
253
p
2;3;5
2;3;5;7
2;3;5;7;11
2;3;5;7;11;13
2;3;5;7;11;13
2;3;5;7;11;13
4. Củng Cố: (2’)
	- GV nhắc lại các kiến thức cơ bản khi làm bài tập.
 	5. Dặn Dò: (2’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải. GV HD HS làm bài 124. Xem trước bài 15.
	6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11 – 10 – 2014
Ngày dạy : 14 – 10 – 2014
Tuần: 9
Tiết: 27
§15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ 
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	2. Kỹ năng:
- Học sinh biết phân tích môt số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
	3. Thái độ:
- Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
 II. Chuẩn Bị:
 Giáo Viên
Học Sinh
Giáo án, SGK.
 - thước thăng
 - SGK, Ôn tập các dấu hiệu chia hết đã học.
 - thước thẳng, bảng phụ
III. Phương Pháp
	- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)	
6A2:/33
6A5:/33
HSvắng: .....................................
HS vắng: ..............................
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS1: - Thế nào là số nguyên tố, hợp số. Em hãy viết số 300 thành tích của 2 số lớn hơn 1. 
Tất cả học sinh dưới lớp đều thực hiện theo.
HS2: Hãy nhắc lại các số nguyên tố nhỏ hơn 10 ?
Giới thiệu: số 300 sau khi phân tích thành thừa số hai số nào đó, ta còn phân tích được những thừa số đó bằng tích các số khác nữa không? Khi nào thì dừng lại => vào bài mới. 
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (8’)
	GV dựa vào câu trả lời của HS ở phần bài cũ để phân tích tiếp thành các thừa số nguyên tố.
	GV giới thiệu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	Số nguyên tố thì phân tích như thế nào?
	GV giới thiệu chú ý như SGK.
	HS chú ý theo dõi.
	HS trả lời.
 HS theo dõi.
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
VD: 	300 = 3.100 = 3.4.25 = 3.2.2.5.5
	300 = 3.100 = 3.10.10 = 3.2.5.2.5
Chú ý: Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính nó. Mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (15’)
 GV giới thiệu cách phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc
HD: lấy 300 chia cho số nguyên tố đầu tiên là 2, được thương bao nhiêu thì chia tiếp cho 2. Nếu thương cuối cùng không chia hết cho 2 thì ta chia cho số nguyên tố tiếp theo là 3. Tương tự như ta thực hiện cho đến khi thương bằng 1 thì dừng.
 GV nhấn manh cách làm trên một lần nữa và viết gọn tích của các thừa số nguyên tố dưới dạng lũy thừa của từng số.
	GV giới thiệu nhận xét như SGK.
	GV cùng HS thực hiện phân tích 420 ra thừa số nguyên tố.
HS chú ý theo dõi và trả lời các kết quả khi chia các thương cho các số nguyên tố.
 300: 2 = 150
 150 : 2 = 75
 75 : 3 = 25
 25 : 5 = 5
 5 : 5 = 1 
 300 = 2.2.3.5.5 = 22.3.52
 HS theo dõi và nhắc lại nhận xét đó.
HS thực hiện cùng với giáo viên.
2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
VD: Phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc như sau:
300
150
75
25
5
1
2
2
3
5
5
Do đó: 300 = 2.2.3.5.5 = 22.3.52
 *Nhận xét: SGK
?: Phân tích 420 ra thừa số nguyên tố:
420
210
105
35
7
1
2
2
3
5
7
Do đó: 420 = 2.2.3.5.7 = 22.3.5.7
4. Củng Cố: (9’)
- GV nhắc lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Cho 6 HS lên bảng làm bài tập 125. Các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
 	5. Dặn Dò: (5’)
 	- Về nhà xem lại các VD và các bài tập đã giải. Làm các bài tập 127; 128; 129
	6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSH6Tuan9.doc
Giáo án liên quan