Giáo án Số học 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I (Tiết 1) - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi

Hoạt động 2: Số tự nhiên, số nguyên (27)

a) Khái niệm về tập N, tập Z.

- GV:Thế nào là tập N? tập N*, tập Z? biểu diễn các tập hợp đó (Đưa kết luận lên bảng phụ)

- GV: Vẽ Sơ đồ lên bảng phụ

- GV:Tại sao lại cần mở rộng tập N thành tập Z.

b) Thứ tự trong N, trong Z

- GV:Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên. Hãy nêu thứ tự trong Z (đưa kết luận trong Z)

- GV:Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a < b thì vị trí trên điểm a như thế nào so với điểm b?

- GV:Biểu diễn các số sau trên trục số 0; -3; -2; 1

Gọi 2 HS lên bảng biểu diễn.

- GV:Tìm số liền trước, liền sau của số 0 và số (-2)

- GV:Nêu các quy tắc so sánh hai số nguyên?

docx2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I (Tiết 1) - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 13/12/2015
Ngày dạy : 16/12/2015
Tuần: 17
Tiết: 53
ÔN TẬP HỌC KÌ I (t1)
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: - Ôn tâp các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N, N*, Z, số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.
 	2. Kĩõ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số.
 	3. Thái độ: - Rèn luyện khả năng hệ thống hóa kiến thức cho HS.
II. Chuẩn bị:
GV:Cho HS các câu hỏi ôn tập.
HS: Chuẩn bị câu hỏi ôn tập vào vở, thước có chia độ.
III. Phương pháp: - Vấn đáp tái hiện, gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A1: 	
	2. Kiểm tra bài cũ: Xen vào lúc ôn tập
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: . Ôn tập về tập hợp (15’)
- GV: a) Cách viết tập hợp – Kí hiệu
- GV: Để viết một tập hợp, người ta có những cách nào?
VD?Chú ý mỗi phần tử của tập hợp được liệt kê một lần, thứ tự tùy ý.
- GV: Ghi hai cách viết tập hợp A lên bảng
b) Số phần tử của tập hợp
- GV: Một tập hợp có thể cĩ bao nhiêu phần tử. Cho VD? Goi các VD về tập hợp lên bảng.
 - GV:Lấy VD về tập hợp rỗng
- HS: Để viết một tập hợp, thường có hai cách.
- HS: +Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử củ tập hợp đó.
- HS: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
 A={0; 1; 2; 3} hoặc	
A = {x ỴN/x<4}
- HS: Một tập hợp có thể cĩ một phần tử, nhiều phàn tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.
A = {3} B = {-2; -1; 0; 1}
N = {0; 1; 2; }C = f.
- HS: Ví dụ tập hợp các số tự nhiên x sao cho x + 5 = 3
1. Ôn tập về tập hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: Số tự nhiên, số nguyên (27’)
a) Khái niệm về tập N, tập Z.
- GV:Thế nào là tập N? tập N*, tập Z? biểu diễn các tập hợp đó (Đưa kết luận lên bảng phụ)
- GV: Vẽ Sơ đồ lên bảng phụ
- GV:Tại sao lại cần mở rộng tập N thành tập Z.
b) Thứ tự trong N, trong Z
- GV:Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên. Hãy nêu thứ tự trong Z (đưa kết luận trong Z)
- GV:Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a < b thì vị trí trên điểm a như thế nào so với điểm b?
- GV:Biểu diễn các số sau trên trục số 0; -3; -2; 1
Gọi 2 HS lên bảng biểu diễn.
- GV:Tìm số liền trước, liền sau của số 0 và số (-2)
- GV:Nêu các quy tắc so sánh hai số nguyên? 
- HS:Tập N là tập hợp các số tự nhiên
N = {0; 1; 2; 3; }
N* làtập hợp các số tự nhiên khác 0
N* = {1; 2; 3; }
Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm
Z = {; -2; -1; 0; 1; 2; }
- HS: Z: N* Ì N Ì Z
- HS:Mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ luôn thực hiện được, đồng thời dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau.
- HS:Trong hai sô nguyên khác nhau, có một số lớn hơn số kia. Số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b được kí hiệu là a a.
- HS: Điếm a nằm bên trái điểm b
- HS: Học sinh thực hiện
- HS: Học sinh trả lời.
- HS: Ơn lại kiến thức và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Số tự nhiên, số nguyên 
Khái niệm về tập N, tập Z.
Z
N
N*
b) Thứ tự trong N, trong Z
- Số 0 có Số liền trước là (-1) và số liền sau là 1.
- Số (-2) có số liền trước là (-3) và có số liền sau là (-1).
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0
- Mọi số nguyên dương đều > 0
- Mọi số nguyên âm nào cũng nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
 4. Củng cố 
 	Xen vào lúc ôn tập
 5. Hướng dẫn và dặn dị về nhà: ( 2’) 
	 	- Ôn lại kiến thức đã ôn, ôn GTTĐ, ôn cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.
 6. Rút kinh nghiệm : 	

File đính kèm:

  • docxTuan_17_Tiet_53.docx