Giáo án Số học 6 tiết 62: Tính chất của phép nhân

1- Ổn định tổ chức: sĩ số: ( 1’)

2- Kiểm tra đầu giờ:

3- Bài mới:

* ĐVĐ: (2’)Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì ? Nêu dạng tổng quát ? (GV ghi công thức tổng quát vào góc bảng).

a . b = b . a (ab) . c = a (bc)

a . 1 = 1 . a = a a (b + c) = ab + ac

Phép nhân trong Z cũng có các tính chất tương tự như phép nhân trong N.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 tiết 62: Tính chất của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2014
Ngày giảng: 14/01/2014
Bài 12- Tiết 62: tính chất của phép nhân
I- Mục tiờu:
1) Kiến thức:
Nhận biết được các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán; kết hợp,; nhân với 1; phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
2) Kĩ năng: 
Sử dụng các tính chất của phép nhân vào giải được các bài tập dạng tính nhanh giá trị của biểu thức.
 3) Thái độ:
Nghiêm túc, tích cực, hợp tác nhóm
II- Đồ dùng dạy học:
1) GV: Bảng phụ.
2) HS: Bảng nhóm, bút dạ.
III- Phương pháp:
- Vấn đáp.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình.
- Luyện tập.
IV- Tổ chức giờ học: 	
1- Ổn định tổ chức: sĩ số: ( 1’) 
2- Kiểm tra đầu giờ: 
3- Bài mới: 
* ĐVĐ: (2’)Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì ? Nêu dạng tổng quát ? (GV ghi công thức tổng quát vào góc bảng).
a . b = b . a (ab) . c = a (bc) 
a . 1 = 1 . a = a a (b + c) = ab + ac
Phép nhân trong Z cũng có các tính chất tương tự như phép nhân trong N.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất giao hoán (5’)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
? Hãy tính: 
2 . (-3) = ? (-3) . 2 = ? (-7) . (-4) = ? (-4) . (-7) = ?
? Rút ra nhận xét ?
- GV chốt ghi công thức lên bảng.
- HS HĐCN tính.
- 2 HS lên bảng tính.
- Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- HS ghi vở.
1. Tính chất giao hoán:
2. (-3) = (-3). 2 = -6
(-7) . (-4) = (-4) . (-7) = 28
 a.b = b.a
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất kết hợp (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Tính: [9 . (-5)] . 2 = 
 9 . [(-5) . 2] =
Rút ra nhận xét ?
- GV chốt kiến thức, ghi công thức lên bảng.
- Nhờ tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên.
- Yêu cầu HS làm bài tập 90, 93 tr 95 SGK.
? Vậy để có thể tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm thế nào ?
? Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau ta có thể viết gọn như thế nào 
? Tương tự hãy viết dưới dạng luỹ thừa:
(-2) . (-2) . (-2) = ?
- Yêu cầu HS đọc chú ý SGK.
- Yêu cầu HS trả lời ? 1và ?2 tr 94 SGK
? Luỹ thừa bậc chẵn của 1 số nguyên âm là số như thế nào ? VD: (-3)4 = ?
? Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là 1 số như thế nào ? VD: (-4)3 = ?
- Gọi 1 HS đọc nhận xét.
- 2 HS lên bảng tính.
HS dưới lớp làm vào nháp.
- Muốn nhân 1 tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ 2 và thứ 3.
- HS ghi công thức vào vở.
- HS làm bài tập 90 và 93 theo yêu cầu của GV.
- Ta có thể dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách thích hợp.
- HS trả lời. 
= (-2)3
- Đọc chú ý.
- HS trả lời ?1; ?2.
Luỹ thừa bậc chẵn của 1 số nguyên âm là 1 số nguyên dương.
Luỹ thừa bậc lẻ của 1 số nguyên âm là 1 số nguyên âm.
- HS đọc.
2. Tính chất kết hợp:
[9 . (-5)] . 2 = (-45) . 2 = -90
9 . [(-5) . 2 ] = 9(-10) = -90
[9 (-5)] . 2 = 9 . [(-5) .2]
 (a.b).c = a. (b.c)
Bài 90 SGK.
a) 15 . (-2) . (-5) . (-6) = 
= [15 . (-2)]. [(-5) . (-6)]
= (-30) . (+30) = -900
Bài 93 tr 95 SGK.
a) (-4). (+125) . (-25) . (-6) . (-8)
= [(-4).(-25)] [125 . (-8)] (-6)
= 100 . (-1000) . (-6) = + 600000
* Chú ý: SGK.
?1:
?2.
* Nhận xét: SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất nhân với số 1 (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Tính: (-5) . 1 = ?
1 . (-5) = ? (+10) . 1 = ?
Vậy nhân 1 số nguyên a với 1, kết quả bằng số nào?
- GV chốt, ghi bảng.
? Nhân 1 số nguyên a với (-1), kết quả thế nào?
- HS tính và trả lời.
Nhân 1 số nguyên a với 1, kết quả bằng a.
- HS ghi vở.
Nhân 1 số nguyên a với (-1), kết quả bằng (-a).
3. Nhân với 1:
(-5) . 1 = - 5
1 . (-5) = -5
(+10) .1 = 10
a.1 = 1.a = a
a. (-1) = (-1) . a = (-a)
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng (7’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Muốn nhân 1số với 1 tổng ta làm thế nào ?
- GV chuẩn xác, ghi công thức lên bảng.
? Nếu a. (b - c) thì sao ?
- Yêu cầu HS làm ?5.
- GV nhận xét.
- Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại.
- HS ghi vở.
- HS nêu chú ý.
- HS làm ?5: 2 HS lên bảng làm.
- HS nghe.
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a(b + c) = ab + ac
a(b - c) = ab - ac
?5: 
a) (-8) . (5+3) = -8 . 8 = - 64
(-8) . (5 + 3) = (-8) . 5 + (-8). 3 = - 40 + (-24) = - 64
b) (-3 + 3) . (-5) = 0 . (-5) = 0
(-3 + 3) (-5) = (-3) . (-5) + 3 . (-5) 
= 15 + (-15) = 0
Hoạt động 5: Luyện tập (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yờu cầu HS làm BT 92 SGK.
- GV nhận xột.
- HS làm.
- HS nghe.
Bài 92 (SGK/ 95)
b) (-57) . (67 - 34) - 67.(34 - 57)
= - 57 . 33 - 67 . (-23)
= - 1881 + 1541 = - 340
Cách 2: 
(-57).(67 - 34) - 67.(34 - 57)
= -57.67 - 57.(-34) - 67.34 -67.(-57)
= -57 (67 - 67) - 34 (-57 + 67)
= - 57.0 - 34 . 10 = -340
4- Tổng kết – Hướng dẫn về nhà: (5')
* Tổng kết: Qua bài học hụm nay cỏc em cần sử dụng thành thạo cỏc tớnh chất của phộp nhõn vào làm cỏc BT liờn quan.
* Hướng dẫn về nhà:
- Bài cũ:
? Nờu cỏc tớnh chất của phộp nhõn
? Làm cỏc BT trong SGK.
- Bài mới: Tiết sau luyện tập:
? Làm cỏc BT trong SGK
- Hướng dẫn bài 92: Sử dụng tớnh chất phõn phối của phộp nhõn và phộp cộng.
- Hướng dẫn bài 98: Thay giỏ trị của a vào biểu thức và tớnh.

File đính kèm:

  • docT62.doc
Giáo án liên quan