Giáo án Số học 6 - Tiết 59, Bài 9: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi

Hoạt động 3: . Quy tắc chuyển vế (13)

 - GV:Từ hai bài tập trên, GV gơií thiệu quy tắc chuyển vế như trong SGK.

- GV: Trình bày VD cho HS hiểu rõ hơn nữa.

- GV: Ta chuyển con số nào, từ vế nào sang vế nào?

- GV: 2 chuyển sang vế phải dổi thành số nào?

- GV:Nghĩa là x = ?

- GV: Hướng dẫn câu b tương tự như câu a.

- GV: Cho HS thảo luận.

 x = -9

docx2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 59, Bài 9: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2016
Ngày dạy : 05/01/2016
Tuần: 19
Tiết: 59
§9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức : - HS hiểu các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a = b thì b = a.
 	2.Kĩ năng :- Biết và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
 	3. Thái độ : - Cẩn thận, linh hoạt.
II. Chuẩn bị:
GV: Cân bàn, quả cân 1 kg và một số đồ vật
HS : Xem trước bài 9.
III. Phương pháp:
 	- Quan sát, hướng dẫn, gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A1: 	
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	Hãy phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc. Cho VD.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức (7‘)
 - GV:Hai bên chiếc cân là cân bằng nhau, nếu ta bỏ vào mỗi bên hai quả cân 1kg nữa thì hai bên của chiếc cân có cân bằng không?
- GV:Giả sử có a = b,cộng vào hai vế một số c thì có bằng nhau không?
- GV: Giới thiệu tính chất thứ nhất.
- GV: Thực hiện ngược lại với các câu hỏi tương tự như trên và giới thiệu tính chất thứ hai, thứ 3.
Hoạt động 2: Ví dụ:(8‘)
- GV:Cộng vào hai vế cho số nào để bên trái chỉ còn x?
- HS:Cân bằng.
- HS:Bằng nhau.
- HS: Chú ý.
 - HS: Theo dõi và trả lời các câu hỏi của GV.
- HS:Cộng cho 2.
1. Tính chất của đẳng thức: 
 Nếu a = b thì a + c = b + c
 Nếu a + c = b + c thì a = b
 Nếu a = b thì b = a
?1: 
2. Ví dụ: 
Tìm số nguyên x, biết: x – 2 = –3 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GV:Khi cộng ta được? 
 x = ?
- GV: Cho HS thảo luận tìm x ở bài tập ?2.
Hoạt động 3: . Quy tắc chuyển vế (13‘)
 - GV:Từ hai bài tập trên, GV gơií thiệu quy tắc chuyển vế như trong SGK.
- GV: Trình bày VD cho HS hiểu rõ hơn nữa.
- GV: Ta chuyển con số nào, từ vế nào sang vế nào?
- GV: 2 chuyển sang vế phải dổi thành số nào?
- GV:Nghĩa là x = ?
- GV: Hướng dẫn câu b tương tự như câu a.
- GV: Cho HS thảo luận.
	x = -9
 x – 2 + 2 = –3 + 2 
 x = –3 + 2 = –1
- HS: Thảo luận.	
 - HS: Chú ý theo dõi và nhắc lại quy tắc chuyển vế.
- HS: Làm VD cùng GV
- HS: Ta chuyển số – 2, từ vế trái sang vế phải.
- HS: – 2 thành 2
- HS: x = – 6 + 2 = – 4
- HS: Chú ý theo dõi.
 - HS: Thảo luận
x = -9
Giải: 	x – 2 = –3
	x – 2 + 2 = –3 + 2 
 x = –3 + 2
	X = –1
?2: Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = –2 
Ta có: 	x + 4 = –2 
	x + 4 + (– 4) = –2 + (– 4)
	x = –2 + (– 4)
	x = – 6
3. Quy tắc chuyển vế: 
Khi chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia của một đảng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “–” đổi thành dấu “+” và dấu “+”đổi thành dấu “–”.
VD: Tìm số nguyên x, biết: 
a) 	x – 2 = – 6
	x = – 6 + 2
	x = – 4
b) 	x – (– 4) = 1
	x = 1 + (– 4)
	x = – 3
?3: Tìm số nguyên x, biết:
	x + 8 = (-5) + 4
 4. Củng cố ( 7’)
 	- GV cho HS nhắc lại quy tắc chuyển vế.
	- Cho HS làm các bài tập 61.
 5. Hướng dẫn và dặn dị về nhà: ( 4’)
 	- Về nhà xem lại các VD . 
- Làm các bài tập 62,63,64,65 (GVHD).
 6. Rút kinh nghiệm : 	

File đính kèm:

  • docxTuan_19_Tiet_59.docx
Giáo án liên quan