Giáo án Số học 6 - Tiết 48, 49

Đặt vấn đề: cộng hai số nguyên khác dấu như thế nào?

Hoạt động1: Ví dụ(15ph)

KT: Biết dựa vào trục số để làm vd/sgk chuẩn bị đưa ra qui tắc cộng hai số nguyn khc dấu.

KN: Tính đúng và n.xét BT củng cố

– GV: nêu ví du/sgk.

– HS: tóm tắt đề bài.

– GV: muốn biết nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó bào nhiêu, ta làm như thế nào?

– HS: 30C – 50C hoặc 30C + (– 50C)

– GV: hãy dùng trục số để tính kết quả phép tính?

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 48, 49, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6E,6F
Bài: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU 	
Tiết 48	CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU 	
Ngày soạn: 01/12/2010
Ngày dạy: 02/12/2010
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
	2, Kỹ năng: rèn kỹ năng cộng hai số nguyên khác dấu.
	 Bước đầu biết diễn đạt 1 tình huống thực tế bằng ngôn ngữ toán học.
	3, Thái độ: cẩn thận, chính xác,yêu thích tốn học.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: bảng phụ, phấn màu, trục số.
Học sinh: bảng nhóm, phiếu học tập.
Phương pháp:Nhom, tư duy, nêu vấn đề,
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Ví dụ: 
(Sgk/76)
( -3) + (- 2) = ( -5).
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
Quy tắc: 
. Hai số nguyên đối nhau cĩ tổng bằng 0.
. Muốn cộng hai số nguyên khác dấu khơng đối nhau, ta tìm hiệu hai GTTĐ của chúng(số lớn trừ số nhỏ), rồi đặt trước kết quả tìm đượcdấu của số cĩ GTTĐ lớn hơn.
Ví dụ: (-237) + 55 = -(237 – 55) = -218
Đặt vấn đề: cộng hai số nguyên khác dấu như thế nào?
Hoạt động1: Ví dụ(15ph)
KT: Biết dựa vào trục số để làm vd/sgk chuẩn bị đưa ra qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
KN: Tính đúng và n.xét BT củng cố 
– GV: nêu ví du/sgkï.
– HS: tóm tắt đề bài.
– GV: muốn biết nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó bào nhiêu, ta làm như thế nào?
– HS: 30C – 50C hoặc 30C + (– 50C)
– GV: hãy dùng trục số để tính kết quả phép tính?
 	 +3
 -5
 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
	-2	
– HS: lên bảng.
* Củng cố: HS làm ?1 
-3 + 3 = 0 ; 3+ (-3) = 0
Các số đối nhau có tổng bằng 0
 ?2 a. 3+ (-6) = -3 ; = 6 – 3=3
 b. (-2) +4 = 2 ; = 4 – 2 =2
Nhận xét : 3+ (-6) = -() =-3
 (-2) +4 = =2
Hoạt động2: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu(12ph)
KT: Biêt quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
KN: rèn kỹ năng cộng hai số nguyên khác dấu.
– GV: Qua ?1 ,?2 trên hãy cho biết: Tổng của hai số đối nhau là bao nhiêu?
– HS: Tổng của hai số đối nhau là 0.
– GV: muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm như thế nào?
– HS: phát biểu quy tắc.
– GV: yêu cầu HS khác nhắc lại, cho ví dụ?
– 1HS: lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Hoạt động3: Củng cố(15ph)
- HS làm ?3+ bt 27/Sgk.
– HS nhắc lại 2 quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu. So sánh hai quy tắc đó.
– Bài tập trắc nghiệm: Điền đúng, sai vào ô vuông:
(+7) + (–3) = (+4) ‹ ;
(–2) + (+2) = 0 ‹ ;	
(–4) + (+7) = (–3) ‹ .
Hoạt động 5 :Hướng dẫn tự học(3ph)
- Học thuộc quy tắc công hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu. So sánh để nắm vững hai quy tắc đó.
- BTVN: 28, 30b,c/76/Sgk 
- Tiết sau luyện tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
Lớp 6E,6F
Tiết 49:	LUYỆN TẬP 	
Ngày soạn: 02/12/2010
Ngày dạy: 03/12/2010
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, cộng hai số nguyên cùng dấu.
	2, Kỹ năng: rèn kỹ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
	Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
	3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: bảng phụ, phấn màu.
Học sinh: bảng nhóm, phiếu học tập.
Phương pháp:Nhom, tư duy, nêu vấn đề,suy luận.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức.
Bài 1: Tính
a, (-50) + (-10) = - ( 50+10)=- 60;
b, (-16) + (-14) = - ( 16+14)= -30;
c, (-367) + (-33) = - ( 367+33)= -400;
d, |-15| + (+27) = 15+27 = 42.
Bài 2: Tính:
a, 43 + (-3)= 43 - 3= 40;
b, |-29| + (-11)= 29+(-11) = - ( 29- 11)
 =- 18;
c, 0 + (-36)= - 36;
d, 207 + (-207)= 0.
Bài 34/sgk: Tính giá trị của biểu thức:
a,Thayx = -4 vào biẻu thức x + (–16),ta cĩ: x + (−16) = (−4) + (−16) 
 = − (4 + 16) = −20 ;
b)Thay y = 2 vào biẻu thức(-102) + y, ta cĩ : (−102) + y = (−102) + 2 
 = − (102 − 2) = −100.
Dạng 2: Tìm số nguyên x (bài toán thực tế),viết dãy số theo quy luật.
Bài 35/Sgk
 a, x = 5;
b, x = -2.
Bài 48/59/SBT
Viết 2 số tiếp theo của mỗi dãy số:
-4; -1; 2; 5; 8.
5; 1; -3; -7; -11.
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ(10 ph)
KT: Nhớ lại quy tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên khác dấu. 
KN: ÁP dụng vào gải BT.
HS 1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm. Chữa bài tập 31/77/Sgk.
HS 2: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 32/77/Sgk.
Hoạt động2: Ơn tính giá trị biểu thức.(18ph)
KT: Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, cộng hai số nguyên cùng dấu.
KN: Rèn kỹ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên để tính giá trị biểu thức.
– GV: ghi bài 1 sau đó yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cách tính GTTĐ.
– HS: nhắc lại
– GV: gọi 2 HS lên bảng làm bài 1, các HS còn lại tự làm vào vở bài tập.
– GV: cùng HS cả lớp nhận xét, sửa sai.
– GV: cho HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
– HS: nhắc lại
– GV: gọi 2 HS lên bảng làm bài 2, các HS còn lại tự làm vào phiếu học tập.
– HS: thực hiện.
– GV: để tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của chữ, ta làm như thế nào?
– HS: thay giá trị của chư õvào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
– GV: yêu cầu HS làm bài 34/sgk.
– HS: 2 HS lên bảng, các HS còn lại tự làm vào phiếu học tập.
– GV: thu vài phiếu học tập, chấm điểm.
Cùng HS nhận xét, chỉnh sửa bài giải trên bảng.
 Hoạt động3: Tìm số nguyên x ,viết dãy số theo quy luật(12ph)
KT: Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, cộng hai số nguyên cùng dấu.
KN: Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế,viết dãy số theo quy luật.
– GV: cho HS đọc đề, phân tích bài 35/Sgk.
– HS: thực hiện.
– GV: lần lượt gọi HS trả lời và giải thích.
– GV: hãy nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số rồi viết tiếp.
– HS: a) Số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị:
-4; -1; 2; 5; 8; 
b) Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị:
5; 1; -3; -7; -11; 
– HS: 2 HS lên bảng, các HS còn lại tự làm vào vở..
Hoạt động 4: Củng cố (3ph)
- HS phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Hoạt động 5 :Hướng dẫn tự học(2ph)
- Ôn lại hai quy tắc cộng số nguyên.
- BTVN: 51; 52; 53; 54; 56 /60/ SBT
IV.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docSO TIET 48,49.doc
Giáo án liên quan