Giáo án Số học 6 - Tiết 43: Luyện tập Bài 3 - Nguyễn Văn Giáp
Hoạt động 1: (15’)
- GV: Cho HS thảo luận.
- GV: Cho các nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét.
- GV: Yêu cầu với các câu sai, HS phải đưa ra được phản VD.
- GV: Nhận xét.
- GV: So sánh số nguyên âm, số nguyên dương với 0.
- GV: So sánh số nguyên dương với số nguyên âm.
- GV: Cho HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời.
- GV: Nhận xét.
Ngày Soạn: 28/11/2015 Ngày dạy: 01/12/2015 Tuần: 15 Tiết: 43 LUYỆN TẬP §3 I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu về tập hợp các số nguyên, so sánh hai số nguyên, tìm số đối của một số nguyên. tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên. 2. Kĩ năng: - HS biết tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, biết so sánh hai số nguyên, tính biểu thức đơn giản chứa giá trị tuyệt đối. 3. Thái độ: - Rèn tính chính xác. II. Chuẩn Bị: - GV: Hình vẽ một trục số, thước thẳng. - HS: Làm bài tập. III. Phương Pháp: - Vấn đáp, tái hiện, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận. IV. Tiến Trình: 1. Ổn định lớp: (1’) 6A2 2. Kiểm tra bài cũ: (8’) - Tập hợp các số nguyên gồm những số như thế nào? Làm bài tập 16. - Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì? Làm bài tập 14. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (15’) - GV: Cho HS thảo luận. - GV: Cho các nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét. - GV: Yêu cầu với các câu sai, HS phải đưa ra được phản VD. - GV: Nhận xét. - GV: So sánh số nguyên âm, số nguyên dương với 0. - GV: So sánh số nguyên dương với số nguyên âm. - GV: Cho HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời. - GV: Nhận xét. - HS: Thảo luận. Mỗi nhóm làm một câu. - HS: Nhóm trưởng trình bày, các em khác theo dõi và nhận xét. - HS: Đưa ra phản VD để chứng minh các câu mà HS cho là sai. - HS: Số nguyên âm < 0 - HS: Số nguyên dương > 0 - HS: Số nguyên dương lớn hơn mọi số nguyên âm. - HS: Lần lượt trả lời, các em khác theo dõi, nhận xét câu trả lời của các bạn. Bài 18: a) Số nguyên a lớn hơn 2 thì chắc chắn a là số nguyên dương. b) Số nguyên b nhỏ hơn 3 thì chưa chắc b là số nguyên âm vì 2 < 3 nhưng 2 là số nguyên dương. c) Số nguyên c lớn hơn -1 thì chưa chắc c là số nguyên dương vì 0 > -1 nhưng 0 không là số nguyên dương. d) Số nguyên d nhỏ hơn -5 thì chắc chắn d là số nguyên âm. Bài 19: a) 0 < +2 b) -15 < 0 c) -10 < -6 -10 < +6 d) +3 < +9 -3 < +9 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 2: (13’) - GV: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì? - GV: Hướng dẫn: Tìm giá trị tuyệt đối trước rồi mới thực hiện các phép tính sau. - GV: Cho HS nhắc lại thế nào là hai số đối nhau. - GV: Cho HS lần lượt trả lời bài tập 21. - GV: Nhận xét. Hoạt động 3: (6’) - GV: Nhắc lại thế nào là số liền sau, số liền trước của một số nguyên. Sau đó, GV cho HS lần lượt trả lời bài tập 22 câu a và câu b. - GV: Cho HS trả lời nhanh câu c để lấy đểm. - GV: Nhận xét. - HS: Trả lời. - HS: 4 HS lên bảng, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - HS: Cho VD về hai số đối nhau. - HS: Đứng tại chỗ trả lời, các em khác theo dõi. - HS: Đứng tại chỗ tar lời bài tập 22 a và b. - HS: Trả lời nhanh câu c của bài tập 22. Bài 20: a) b) c) d) Bài 21: Số đối của -4 là 4 Số đối của 6 là -6 Số đối của = 5 là -5 Số đối của = 3 là 3 Số đối của 4 là -4 Bài 22: a) Số liền sau của số 2 là số 3 Số liền sau của số -8 là số -7 Số liền sau của số 0 là số 1 Số liền sau của số -1 là số 0 b) Số liền trước của số -4 là số -5 Số liền trước của số 0 là số -1 Số liền trước của số 1 là số 0 Số liền trước của số -25 là số -26 c) Số 0 có số liền trước là một số âm là -1 và có số liền sau là một số dương là 1. 4. Củng Cố - Xen vào lúc luyện tập. 5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: ( 2’) - Về nhà xem lại các bài tập đã giải. Xem trước bài 4. 6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:
File đính kèm:
- T15_tiet_43_Luyen_tap.doc