Giáo án Số học 6 - Tiết 28-54

Tiết 43. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu

- Hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của một đại lượng

 2. Kỹ năng:

- Vận dụng được qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu để làm bài tập

- Làm được các bài tập trong SGK

 3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện phép tính

II/ Đồ dùng:

1. GV: Mô hình trục số

2. HS: Trục số trên giấy

III/ Phương pháp:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đàm thoại.

- Kĩ thuật tư duy, động não

IV/ Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Khởi động: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút).

 

doc31 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 28-54, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm, chia sẻ.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
- Tổng hai số nguyên khác dấu bằng hiệu GTTĐ của số lớn trừ GTTĐ của số nhỏ, kết quả lấy dấu của số có GTTĐ lớn hơn
1. Ví dụ:
Tóm tắt
- Nhiệt độ buổi sáng 30C
- Chiều nhiệt độ giảm 50C
 Hỏi nhiệt độ buổi chiều ?
* Nhận xét: Nói nhiệt độ buổi chiều giảm 50C ta có thể coi nhiệt độ tăng -50C
Giải
(+3) + (-5) = -2
TL: Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là: -20C
?1
(-3) + (+3) = 0
(+3) + (-3) = 0	
?2
a) 3 + (-6) = -3
Vậy 3 + (-6) = -(6 - 3)
b) (-2) + (+4) = +2
Vậy (-2) + (+4) = +(4 - 2)
 3.2. Hoạt động 2. Quy tắc cộng hai số nguyên (10 phút)
 a) Mục tiêu: HS phát biểu được quy tắc cộng hai số nguyên không cùng dấu.
 b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
 c) Tiến hành
? Tổng của hai số đối nhau bằng bao nhiêu
?* Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS đọc lại quy tắc 
- GV đưa ra ví dụ và hướng dẫn HS cách vận dụng qui tắc
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu ?3
?* Nêu cách giải ?3
- Cho HS làm bài ?3 theo nhóm đôi (4 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm.GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- Tổng của hai số đối nhau bằng 0
Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
Bước 2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
Bước 3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả 
- 1 HS đọc quy tắc 
- HS đọc và xác định yêu cầu ?3
- Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên không cùng dấu
- HS làm bài ?3 theo nhóm, báo cáo, nhận xét và chia sẻ theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
2. Quy tắc cộng hai số nguyên
* Quy tắc (SGK – 77)
Ví dụ: Tính
(-273) + 55 
 = - (273 - 55) 
= -218
?3 
a) (-38) + 27 
= - (38 - 27) 
= - 11
b) 273 + (-123) 
= 273 - 123 
= 150
 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
 a) Mục tiêu: HS vận dụng được quy tắc vào giải bài tập
 b) Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài 27
?* Nêu cách giải bài 27 
- Cho HS làm bài 27 theo nhóm 4 (4 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 27
- Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên không cùng dấu
- HS làm bài 27 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm và chia sẻ.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
3. Luyện tập 
Bài 27/ 76
a) 26 + (-6) 
= 26 - 6 
= 20
b) (-75) - 50 
= - (75 - 50) 
= - 25
4. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà:	 (5 phút)
a. Tổng kết:
 ? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và cùng dấu.
- GV chuẩn hóa lại kiến thức.
b. Hướng dẫn về nhà:
* Đối với HSTB:
- Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và cùng dấu
	- Làm bài tập28, 30 (SGK - 77)
	- Hướng dẫn bài 30
	 	a) 1763 + (-2) và 1763
	 	Tính 1763 + ( -2) =? rồi mới so sánh với 1763	
* Đối với HSK:
- Thực hiện các yêu cầu trên và làm bài 34 (SGK Tr-77)
- Hướng đẫn bài 34/77
+ Bước 1: Thay giá trị của ẩn vào biểu thức.
+ Bước 2: Thực hiện phép tính cộng hai số nguyên.
a) x + (-16) với x = -4
Thay x = -4 vào biểu thức ta có: (-4) + (-16) = 
b) (-102) + y với y = 2
Thay y = 2 vào biểu thức ta có: (-102) + 2 = 
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 44. LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
 	2. Kỹ năng: 
- Thực hiện thành thạo các phép tính cộng hai số nguyên cùng dấu và hai số nguyên khác dấu. 
- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
	 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác
II/ Đồ dùng:
	1. GV: Bảng phụ bài 33
	2. HS: Học thuộc quy tắc
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra 15 phút
2.1. Đề bài.
Câu 1 ( 8 điểm): Thực hiện các phép tính sau.
( +17) + (+13) b)( -12) + (-8)
16 + ( -6) d) (-15) + 8
Câu 2 (2 điểm): Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm. Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB. 
2.1. Đáp án và biểu điểm
Câu
Nội dung
Thang điểm
1
a) ( +17) + ( +13) = 17 + 13 = 30
2
b) ( -12) + ( -8) = - (12 + 8) = - 20
2
c) 16 + (-6) = 16 – 6 = 10
2
d) ( - 15) + 8 = -( 15 – 8) = - 7
2
2
2
3. Bài mới: Luyện tập (25 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài 31
?* Thực hiện phép tính như thế nào 
- Cho HS làm bài tập 31 theo cá nhân (3 phút)
- Gọi HS báo cáo và chia sẻ. GV đánh giá và bổ sung
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài 32
?* Thực hiện phép tính như thế nào 
- Cho HS làm bài tập 32 theo nhóm đôi (5 phút)
- Gọi HS báo cáo và chia sẻ. GV đánh giá và bổ sung
- Cho HS đọc và xác định bài tập 34
?*Muốn tính giá trị biểu thức ta làm thế nào 
- Cho HS làm bài 34 theo nhóm 4 (6 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm, chia sẻ
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- Cho HS làm bài tập 35
- Yêu cầu HS đọc bài toán
? Bài toán yêu cầu gì 
?* Tăng 5 triệu thì x là số như thế nào 
? Giảm 2 triệu thì x là số như thế nào 
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 31
- Cộng hai số nguyên âm
- HS lên bảng làm 
- HS nhận xét và chia sẻ
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 32
- HS làm bài 33 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
- HS đọc và xác định bài tập 34
+ Bước 1: Thay giá trị của ẩn vào biểu thức.
+ Bước 2: Thực hiện phép tính cộng hai số nguyên 
- HS làm bài 34 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
- HS làm bài tập 35
- 1 HS đọc bài toán
Bài toán yêu cầu tìm x
x là số nguyên dương
x là số nguyên âm
- HS ghi nhớ.
Dạng I. Tính:
1.Bài 31
a) (-30) + (-5) = - (30 + 5)
 = -35
b) (-7) + (-13) = -( 7 + 13) 
 = -20
2. Bài 32
a) 16 + (-6) 
= (16 – 6) 
= 10
b) 14 + (- 6) 
= 14 – 6 
= 8
c) (-8) + 12 
= 12 – 8 
= 4 
Dạng II. Tính giá trị biểu thức
Bài 34/77
a) x + (-16) với x = -4
Thay x = -4 vào biểu thức ta có: 
x + (-16) 
= (-4) + (-16) 
= - 20
b) (-102) + y với y = 2
Thay y = 2 vào biểu thức ta có: y +2 
= (-102) +2 
= -100
Dạng III. Tìm số nguyên x
Bài 35/77
a) Tăng 5 triệu => x = 5
b) Giảm 2 triệu => x = -2
4. Tổng kết- Hướng dẫn về nhà (5 phút)
a. Tổng kết:
 ? Nêu lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và hai số nguyên khác dấu
b. Hướng dẫn về nhà:
* Đối với HSTB:
- Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và hai số nguyên khác dấu
	- Ôn lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên
	- Đọc trước bài: Tính chất của phép cộng hai số nguyên.
- Bài tập về nhà bài 33
- Hướng dẫn bài 33.
+ Kẻ bảng theo yêu cầu.
	+ Tìm a + b
+ Tìm b = c – a
+ Tìm a = c – b
* Đối với HSK:
- Thực hiện các yêu cầu trên.
- Thực hiện thêm ?1
- Hướng dẫn ?1
+ Bước 1: Thực hiện phép tính cộng hai số nguyên.
+ Bước 2: So sánh và đưa ra nhận xét.
Ngày soạn:...................... 
Ngày giảng:.................... 
Tiết 45. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN
I/ Mục tiêu:
 	1. Kiến thức:
- Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên. Giao hoán, kết hợp, cộng 
với số 0, cộng với số đối
- Hiểu và vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.
 	2. Kỹ năng:
- Làm được các bài tập trong SGK
- Rèn kỹ năng tính toán, tính nhanh cho học sinh
 	3. Thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập
II/ Đồ dùng:
1. GV: - Bảng phụ ?1. 
2. HS: Ôn các tính chất của phép cộng các số tự nhiên
III/ Phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh. Kĩ thuật tư duy, động não.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra (5 phút).
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm 
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu 
- HS nêu 
3. Các hoạt động dạy học
3.1. Hoạt động 1. Tìm hiểu các tính chất phép cộng số nguyên (22 phút)
a) Mục tiêu: HS phát biểu được các tính chất của phép cộng số nguyên
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc và xác định ?1. 
?* Thực hiện phép tính này như thế nào
- Cho HS làm ?1 theo nhóm đôi (5 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm, chia sẻ
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
?*Từ ?1. ta rút ra nhận xét gì về phép cộng các số nguyên
- Yêu cầu HS viết dạng tổng quát và phát biểu bằng lời
?*Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức ?2 theo nhóm đôi (5 phút)
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày 
? Muốn cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào 
- Yêu cầu HS viết dạng tổng quát
- GV giới thiệu phần chú ý
? Một số nguyên cộng với số 0 kết quả như thế nào, lấy ví dụ
- Yêu cầu HS viết công thức tổng quát
- Thực hiện phép tính sau:
(-12) + 12 = ?
(14) + (-14) =?
? Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu
? Nếu a + b = 0 thì a và b là hai số như thế nào với nhau
- Yêu cầu HS đọc và xác định ?3
?* Tính tổng của các số nguyên a ta làm thế nào 
? -3 a là những số nào 
- Cho HS làm ?3 theo nhóm 4 (5 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm, chia sẻ
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- HS đọc và xác định ?1. 
- Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu
- HS làm ?1 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm và chia sẻ.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
- Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán 
- Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ các hạng tử
- Thực hiện trong ngoặc trước
- HS đứng tại chỗ trình bầy
- Ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng số thứ hai và số thứ ba
- HS viết dạng tổng quát
- HS theo dõi lắng nghe 
- Một số nguyên cộng với số 0 kết quả bằng chính số đó
(-10) + 0 = -10
5 + 0 = 5
- Viết công thức tổng quát
(-12) + 12 = 0
(14) + (-14) =0
- Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0
- a và b là hai số đối nhau
- HS đọc và xác định yêu cầu ?3
+ Bước 1: Liệt kê các số nguyên : a = -2; -1; 0; 1; 2
+ Bước 2: Tính tổng các số nguyên đã liệt kê
- HS làm ?1 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm và chia sẻ.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
1. Tính chất giao hoán
?1. Tính và so sánh kết quả
a) (-3) + (-2) = -5
 (-2) + (-3) = -5
Vậy (-3) + (-2) = (-2) + (-3)
b) (-5) + 7 = 2
 7 + (-5) = 2
Vậy (-5) + 7 = 7 + (-5)
c) (-8) + (+4) = -4
 (+4) + (-8) = -4
Vậy (-8) + (+4) = (+4) + (-8)
 * Tổng quát
2. Tính chất kết hợp
?2 . Tính và so sánh kết quả
[(-3) + 4] +2 = 1 + 2 = 3
(-3) +( 4 + 2) =(-3) + 6=3
[(-3) +2] + 4 = (-1) +4 = 3
* Tổng quát
* Chú ý (SGK- 78)
3. Cộng với số 0
Ví dụ:
(-10) + 0 = -10
5 + 0 = 5
4. Cộng với số đối
- Số đối của a là -a
- Số đối của –a là -(-a) = a
Ví dụ: Số đối của 7 là -7
 Số đối của -7 là 7
?3
a = -2; -1; 0; 1; 2
(-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
= [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= 0
 3.2. Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
 a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vao giải bài tập
 b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày trục số bài 4.
 c) Tiến hành:
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 36/78
?*Thực hiện phép tính em làm như thế nào
- Cho HS làm bài 36 theo nhóm đôi (4 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
HS đọc và xác định nội dung bài 36/78
+Áp dụng tính chất giao hoán a + b = b + a
- HS làm bài 36 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét và chia sẻ theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
2. Luyện tập
Bài 36/78
a) 126+(-20)+2004+(-106)
= 126 +[(-20)+ (-106)] +2004
= 126 + (-126) +2004
= 0 + 2004 = 2004
4. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà (3 phút)
a. Tổng kết:
 ? Nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên 
b. Hướng dẫn về nhà:
* Đối với HSTB:
- Học thuộc các tính chất của phép cộng các số nguyên 
	- Làm bài tập 36b, 37a, (SGK – 78, 79)
- Hướng dẫn: Bài 36 37 làm tương tự như hai phần đã chữa, cụ thể bài 37a
	+ Bước 1: Liệt kê các số nguyên : a = -2; -1; 0; 1; 2
+ Bước 2: Tính tổng các số nguyên đã liệt kê
* Đối với HSK:
- Thực hiện các yêu cầu trên và làm bài 39 (SGK – 79)
- Hướng dẫn: Bài 39 áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng
Ngày soạn:.................. 
Ngày giảng:................ 
Tiết 46 . LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức. Biết vận dụng các kiến thức vào bài toán thực tế
 	2. Kĩ năng:
-Tìm được số đối, tìm giá trị đối của một số nguyên.
- Vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên âm( cùng dấu, khác dấu) mộ cách thành thạo
 	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
II/ Đồ dùng
1.GV: Bảng phụ: Các tính chất phép cộng các số nguyên
2. HS: Học quy tắc cộng, trừ hai số nguyên, các tính chất phép cộng các số nguyên
III/ Phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. Kĩ thuật tư duy, động não.
I V/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động : Kiểm tra (7 phút).
? Nêu 4 tính chất của phép cộng các số nguyên và viết dạng tổng quát của các tính chất đó	HS1 : Trả lời 
HS1: Trả lời câu hỏi của GV
- Làm bài tập : Tính tổng	 
 (-17) + 5 + 8 + 17
HS2: (-17) + 5 + 8 + 17 
 =[ (-17) + 17] + (5+ 8)
	 = 0 + 13 = 13
GV đánh giá, nhận xét cho điểm, ĐVĐ vào bài
- HS cùng nhận xét
3. Các hoạt động dạy học: (35 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Tiến hành:
* Tính tổng, tính nhanh
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 41
? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào
?* Phần c tính như thế nào
- Cho HS làm bài 41 theo cá nhân (8 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 42
?* Thực hiện phép tính trên em làm như thế nào
? Kể tên các số có GTTĐ nhỏ hơn 10
? Hãy tính tổng của các số đó, lưu ý tính tổng các số đối nhau.
- Cho HS làm bài 42 theo nhóm đôi (8 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
* Bài toán thực tế
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 43
?* Hai ca nô đi theo hướng nào. Chúng ở vị trí nào 
? Hai ca nô cách nhau bao nhiêu
? Hai ca nô đi theo hướng nào. Chúng ở vị trí nào 
? Hai ca nô cách nhau bao nhiêu
- Cho HS làm bài 43 theo nhóm 4 ( 4 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 41
+ Lấy số có GTTĐ lớn trừ số có GTTĐ nhỏ
+ Lấy dấu của số có GTTĐ lớn hơn
- Áp dụng tính chất giao hoán: a + b = b +a 
- HS làm bài 41 theo cá nhân
- Báo cáo, nhận xét và chia sẻ theo cá nhan
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 42
+ Thực hiện bỏ ngoặc
+ Cộng các số đối với nhau
- x {-9; -8; -7;...;7; 8; 9 }
-9 và 9; -8 và 8, ,-1 và 1
- HS làm bài 42 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét và chia sẻ theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 43
- Cùng chiều theo hướng từ C đến B . Ca nô 1 ở B, ca nô 2 ở D
- Hai ca nô cách nhau
 10 – 7 = 3 (km)
- Ngược chiều, ca nô 1 theo chiều từ C đến B, ca nô 2 từ 
C đến A
- HS làm bài 43 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
Dạng: Tính tổng, tính nhanh
Bài 41/79. Tính
a) (-38) + 28 
= - (38 – 28) 
= - 10
b) 273 + (- 123) 
= 273 – 123 
= 150
c) 99 + (-100) + 101 
= (99 + 101) + (-100)
= 200 + (-100) 
= 200 – 100
= 100
Bài 42/79. Tính 
a) 217 + [43 + (-127) + (-23) ]
= 217 + 43 + (-217) + (-23)
= [43 + (-23)] + [217 + (-217)]
= (43 – 23 ) + 0
= 20
b) x {-9; -8; -7;...; 7; 8; 9 }
 Tổng: 
(-9) + (-8) + (-7) ++ 7 + 8 + 9 
= [(-9) +9] + [(-8) + 8] + + 0 
= 0
Dạng II. Bài toán thực tế
Bài 43/80: 
Giải 
a) Sau 1h, ca nô 1 ở B cách ca nô 2 ở D (cùng chiều về hướng B). Hai ca nô cách nhau:
 (10 – 7).1 = 3 (km)
b) Sau 1h, ca nô1 ở B, ca nô 2 ở A( ngược chiều với B) 
- Hai ca nô cách nhau:
10 + 7 = 17 (km)
4. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà (3 phút) 
a. Tổng kết:
? Nêu lại các tính chất của phép cộng các số nguyên, quy tắc cộng, trừ số nguyên
b. Hướng dẫn về nhà:
* Đối với HS	TB
- Học các tính chất của phép cộng các số nguyên, quy tắc cộng, trừ số nguyên
* Đối với HSK:
- Thực hiện các yêu cầu trên.
- Làm trước nội dung ?1 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 47. PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN
 I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được phép trừ hai số nguyên trong Z. Biết tính hiệu hai số nguyên
 	2. Kĩ năng: 
- Làm được phép trừ hai số nguyên
 - Làm được bài tập trong SGK
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm phép trừ.
II/ Đồ dùng:
 	1. GV: Bảng phụ ?
 	2. HS: Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên
III/ Phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh. Kĩ thuật tư duy, động não.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra (5 phút).
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm 
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu 
? Nêu 4 tính chất của phép cộng các số nguyên	 
và viết dạng tổng quát của các tính chất đó
- HS nêu 
3. Các hoạt động dạy học
3.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu hiệu hai số nguyên (15 phút)
 	a) Mục tiêu: HS phát biểu được phép trừ hai số nguyên
 	b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ. 
c) Tiến hành:
? Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào
- Yêu cầu HS làm ?1 theo nhóm đôi (3 phút)
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
?* Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể làm như thế nào
? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta có ta làm như thế nào
- GV đưa ra dạng tổng quát và ví dụ
- Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi số bị trừ số trừ
- HS làm ?1
- HS đứng tại chỗ trả lời
- HS lắng nghe
- Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể cộng với số đối của nó
- Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b
- HS theo dõi
1. Hiệu của hai số nguyên
?1
a) 3 -1 = 3 + (-1)
 3 – 2 = 3 + (-2)
 3 – 3 = 3 + (-3)
 3 – 4 = 3 + ( -4)
 3 – 5 = 3 + (-5)
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
 2 – 1 = 2 + (-1)
 2 – 0 = 2 + (-0)
 2 – (-1) = 2 +1 
 2 – (-2) = 2 + 2
* Quy tắc: ( SGK – 81)
 a – b = a + (-b)
Ví dụ: (SGK)
 3.2 Hoạt động 2: Ví dụ (10 phút)
 a) Mục tiêu: HS bước đầu vận dụng được phép trừ hai số nguyên vào giải bài tập
 b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
 c) Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì
?* Muốn biết nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa em làm như thế nào
- Gọi HS lên thực hiện phép tính trên trục số 
- Trả lời bài toán
?* Phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào
- Yêu cầu HS đọc nhận xét
- HS đọc ví dụ
- HS tóm tắt đầu bài
- Để tìm nhiệt độ ở Sa Pa hôm nay ta lấy: 30C – 40C
- 1 HS lên bảng làm
- HS trả lời
- Phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được
- Phép trừ trong N có khi không thực hiện được
- HS đọc nhận xét.
2. Ví dụ 
Cho biết:
Nhiệt độ ở SPa hôm qua:30C
Hôm nay nhiệt độ giảm: 40C
Tính nhiệt độ hôm nay ?
Giải:
Nhiệt độ ở Sa Pa hôm nay :
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
Vậy: Nhiệt độ ở Sa Pa hôm nay là -10C
* Nhận xét (SGK- 81)
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
 	a) Mục tiêu: HS vận dụng được phép trừ hai số nguyên vào giải bài tập
 	b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Tiến hành:
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 47
?* Nêu cách làm bài 47
- Cho HS làm bài 47 theo nhóm 4 ( 4 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 48
?* Nêu cách làm bài 48
- Cho HS làm bài 48 theo cá nhân ( 4 phút)
- Gọi HS báo cáo, nhận xét theo nhóm. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 47
- Lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ
- HS làm bài 47 theo nhóm
- Báo cáo, nhận xét theo nhóm
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 48
- Lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ
- HS làm bài 48 theo cá nhân
- Báo cáo, nhận xét và chia sẻ theo cá nhân.
3. Luyện tập.
Bài 47 / 82
a) 2 – 7 
= 2 + (-7) 
= - (7 – 2) 
= -5
b) 1 – (-2) 
 = 1 + 2 
 =3
Bài 48 / 82
0 – 7 = 0 + (-7) = -7 
7 – 0 = 7 + (-0) = 7
a – 0 = a + (-0) = a
0 – a = 0 + (-a) = -a
4. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà (5 phút)
a. Tổng kết:
? Nêu quy tắc cộng, trừ hai số nguyên
b. Hướng dẫn về nhà:
* Đối với HS trung bình:
- Học quy tắc cộng, trừ hai số nguyên
 	- Làm bài tập: Bài 47,49 (SGK – 82)
 	- Hướng dẫn: + Bài 49: -(-a) = a
* Đối với HS khá:
- Thực hiện các yêu cầu trên và làm bài tập 51 (SGK – 82)
 	- Hướng dẫn bài 51: Thực hiện trong ngoặc trước theo thứ tự thực hiện phép tính.

File đính kèm:

  • docSo_hoc_tu_tiet_38_den_54.doc