Giáo án Số học 6 - Tiết 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2. Bài cũ:

GV: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

Giới thiệu tóm tắt chương trình toán 6 và nội dung kiến thức cơ bản của chương I số học.

GV: Nêu những yêu cầu về sử dụng sách giáo khoa, cách ghi chép vào vở ghi, vở bài tập.

3. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

docx5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1_§1. TẬP HỢP – PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
- Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
2. Về kỹ năng
- Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu . 
3. Về thái độ
- Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để biểu diễn một tập hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: giáo án, phấn, sách giáo khoa, sách bài tập, thước thẳng, bảng phụ vẽ sơ đồ hình 2 (SGK), và bài tâp 4 (trang 6, sgk).
2. Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập, đọc trước để chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: 
GV: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Giới thiệu tóm tắt chương trình toán 6 và nội dung kiến thức cơ bản của chương I số học.
GV: Nêu những yêu cầu về sử dụng sách giáo khoa, cách ghi chép vào vở ghi, vở bài tập.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Giới thiệu các ví dụ trong sách giáo khoa
GV: Cho học sinh quan sát hình 1, trang 4, sách giáo khoa.
- Cho biết trên bàn gồm các đồ vật gì?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Ta nói đó là tập hợp các đồ vật đặt trên bàn.
- Hãy ghi các số tự nhiên nhỏ hơn 4?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: - ghi các số tự nhiên nhỏ hơn 4 lên bảng và thông báo đó chính là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
 - yêu cầu học sinh đọc các tập hợp còn lại đã được giới thiệu trong sách giáo khoa.
HS: đứng dậy đọc ví dụ sách giáo khoa.
GV: yêu cầu học sinh tìm thêm một số ví dụ khác về tập hợp.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
GV đặt vấn đề: người ta có thể dùng ký hiệu để viết các tập hợp trên ngắn gọn hơn.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách viết và kí hiệu
GV: Giới thiệu cách viết một tập hợp
- Dùng các chữ cái in hoa A, B, C, X, Y, M, N… để đặt tên cho tập hợp.
Vd: A= {0; 1; 2; 3} hay A= {3; 2; 0; 1}…
- Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của A
HS: nghe giảng.
GV: yêu cầu học sinh viết tập hợp B gồm các số lẻ có một chữ số.
HS: thực hiện yêu cầu. 
B={1 ; 3; 5; 7; 9}
GV: các số 1, 3, 5, 7, 9 là gì của B.
HS: trả lời câu hỏi. 1, 3, 5, 7, 9 là các phần tử của B.
GV: ở tập hợp B, 3 có phải là phần tử của B không? 
HS: trả lời câu hỏi. 3 là phần tử của B GV: thông báo cho học sinh biết khi 3 là phần tử của B thì ta nói 3 thuộc tập hợp B. 
Ký hiệu:.
Cách đọc: 3 thuộc B hoặc 3 là phần tử của B. 
GV: 0 có phải là phần tử của tập hợp B không?
HS: 0 không là phần tử của tập hợp B.
GV: thông báo cho học sinh biết khi 0 không là phần tử của B thì ta nói 0 không thuộc tập hợp B. 
Ký hiệu:.
Cách đọc: 0 không thuộc B hoặc 0 không là phần tử của B. 
HS: nghe giảng và ghi bài vào vở.
GV: Điền ký hiệu vào chỗ trống:
a) 2…A ; 3…A; 7…A
b) 2…B ; 7…B; 6…B
HS: ghi bài tập vào vở. Một học sinh đứng dậy đọc kết quả.
GV: Giới thiệu chú ý (phần in nghiêng SGK)
Nhấn mạnh: Nếu các phần tử là số ta thường dùng dấu “ ; ” để ngăn cách các phần tử mục đích để tránh nhầm lẫn giữa số tự nhiên và số thập phân.
HS: nghe giảng và ghi chú ý vào vở.
GV: Giới thiệu cách viết khác của tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
Trong đó N là tập hợp các số tự nhiên.
Đây chính là cách viết tập hợp bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x. Ví dụ với điều kiện x là số tự nhiên tức là , thêm điều kiện x nhỏ hơn 4 ta ký hiệu .
GV: Như vậy có mấy cách để viết một tập hợp? 
HS: có 2 cách để viết một tập hợp. Đó là liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử.
GV: thông báo đây chính là nội dung phần đóng khung chữ in đậm trong sách giáo khoa. Giáo viên ghi nội dung lên bảng.
HS: ghi bài vào vở.
GV: Giới thiệu sơ đồ Ven là một vòng khép kín và biểu diễn tập hợp A.
 1
 0
 2
 3
A
GV: Yêu cầu học sinh lên vẽ sơ đồ biểu diễn tập hợp B.
HS: một học sinh lên vẽ sơ đồ biểu diễn tập hợp B.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động ?1, ?2 (trang 6, sgk). 
HS: làm vào vở. Một học sinh lên bảng thực hiện ?1. Một học sinh lên bảng thực hiện ?2. 
GV: nhận xét bài làm của học sinh.
GV nhấn mạnh: mỗi phần tử chỉ được liệt kê một lần; thứ tự tùy ý.
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
GV: ra bài tập:
Hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 30, và chia hết cho 5 bằng hai cách.
HS: học sinh ghi và làm bài vào vở.
một học sinh lên bảng trình bày bài.
GV: nhận xét bài làm của học sinh, sửa bài cho học sinh nếu có lỗi.
GV: cho học sinh nhắc lại lý thuyết. 
 Qua bài học hãy nêu các cách viết tập hợp. Khi viết một tập hợp ta cần chú ý điều gì? 
HS: một học sinh đứng dậy trả lời.
1. Các ví dụ 
- Tập hợp các đồ vật trên bàn 
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các học sinh lớp 6A.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c
- Tập hợp các loại kẹo trong hộp
- Tập hợp các số chẵn có 1 chữ số
...
2. Cách viết. Các kí hiệu
- Dùng các chữ cái in hoa A, B, C, X, Y… để đặt tên cho tập hợp.
Ví dụ: 
+ A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
 A= {0; 1; 2; 3 } 
hay A = {3; 2; 1; 0} …
 Các số 0; 1 ; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
+ B là tập hợp gồm các số lẻ có một chữ số.
 B= {1 ; 3; 5; 7; 9}
 Các số 1 ; 3; 5; 7; 9 là các phần tử của tập hợp B.
* Ký hiệu: 
+ : 3 thuộc B hoặc 3 là phần tử của B.
+ : 0 không thuộc B hoặc 0 không là phần tử của B.
Ví dụ: 
* Chú ý:
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn , cách nhau bởi dấu “;” (nếu phần tử là số), hoặc dấu “,”.
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- Cách viết khác của tập hợp A: 
Trong đó N là tập hợp các số tự nhiên.
 * Cách viết 1 tập hợp 
 - Liệt kê các phần tử của tập hợp.
 - Chỉ ra tính chất đặc trưng cho 
 các phần tử của tập hợp đó.
 1
 0
 2
 3
A
- Biểu diễn tập hợp A, B bằng sơ đồ Ven:
 1
 7
 3
 5
 9
B
?1: Viết tập hợp D: 
 D = {x Î N / x < 7}
 hoặc D = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
?2: E = {N, H, A, T, R, G}
3. Luyện tập
Bài tập: 
Hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 30, và chia hết cho 5 bằng hai cách.
Giải:
Cách 1: 
Cách 2: 
4. Dặn dò và hướng dẫn bài tập về nhà
- Học kỹ lý thuyết trong sách giáo khoa.
- Làm các bài tập 1 đén 5 (trang 6, sgk) và 1 đén 8 (SBT).
Hướng dẫn bài 4 (sgk):
Bài 3 (Sgk) : Sử dụng kí hiệu .
Bài 5 (Sgk): Các tháng dương lịch có 30 ngày (4, 6, 9, 11)
- Chuẩn bị trước bài: “Tập hợp các số tự nhiên.”

File đính kèm:

  • docxGiao an tiet 1 so hoc 6.docx
Giáo án liên quan