Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 đến 24 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS nêu được những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Nêu được các nhóm sinh vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm và cho ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

2. Kĩ năng: Tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm. Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên

3. Thái độ: Gdục ý thức bảo vệ thực vật

4. Định hướng phát triển năng lực: NL tự học, tư duy phân tích , hợp tác, giao tiếp.

II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

 HS: Đọc sgk bài 43 để trả lời các câu hỏi phần lệnh

III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

I. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0  50o C

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.(VD sgk)

- Hình thành 2 nhóm:

+Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường (Vi SV, nấm, thực vật, động vật không xương, cá ếch, bò sát)

+Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường (chim, thú, người)

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 đến 24 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết: 45
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Sọan: 19/4/2020
Học: /4/2020
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS nêu được khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái. 
2. Kĩ năng: nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật. Phân biệt được : nhân tố vô sinh, hữu sinh. Đọc sơ đồ về giới hạn sinh thái 
3. Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực: NL tự học, tư duy phân tích , hợp tác.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS: Đọc sgk bài 41 để trả lời các câu hỏi phần lệnh
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
 	 -Ánh sáng ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái (thân, lá) và hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây(VD sgk).
-Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng người ta chia thành 2 nhóm: 
+Cây ưa bóng: Thân thấp, lá to xếp ngang, màu lá sẫm
+Cây ưa sáng: Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt 
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT
- Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản...
- ĐV chia thành 2 nhóm: động vật ưa sáng và động vật ưa tối
 IV.LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 2: Nhân tố sinh thái bao gồm 
 A. nhân tố vô sinh C. nhân tố vô sinh và hữu sinh
B. nhân tố hữu sinh D. nhân tố vô sinh và con người
Câu 2: Môi trường sống của sinh vật là 
 A. nơi sinh vật cư trú
B. nơi sinh vật kiếm săn
 C. nơi sinh vật sinh sản
D.nơi sinh vật sinh sống	d) Nhân tố vô sinh và con người 
Câu 3. Xác định nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh trong các nhóm nhân tố sinh thái sau: 
A. gió, mưa, cây cỏ, con người, động vật .
B. nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, độ tơi xốp của đất 
C. thảm lá khô, cây gỗ, kiến, sâu ăn lá, gỗ mục
D. rừng trồng, cây bụi, côn trùng, nấm 
: Câu 4: Môi trường sống của giun đũa, giun kim là:
A. môi trường nước C. môi trường trong đất
B. môi trường trên cạn D.môi trường sinh vật
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại kiến thức sinh thái thực vật lớp 6. Làm bài tập bảng 42.1 và 42.2 .
Tuần: 23
Tiết: 46
ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Sọan: 19/4/2020
Học: / /2020
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS nêu được ảnh hưởng của ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật. Nêu được các nhóm sinh vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng và cho ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với MT.
2. Kĩ năng: Khái quát hóa, phát triển tư duy logich, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. 
4. Định hướng phát triển năng lực: NL tự học, tư duy phân tích , hợp tác.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS: Đọc sgk bài 36 để trả lời các câu hỏi phần lệnh
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
 -Ánh sáng ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái (thân, lá) và hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây(VD sgk).
-Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng người ta chia thành 2 nhóm: 
+Cây ưa bóng: Thân thấp, lá to xếp ngang, màu lá sẫm
+Cây ưa sáng: Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt 
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT
- Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản...
- ĐV chia thành 2 nhóm: động vật ưa sáng và động vật ưa tối
IV.LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là đặc điểm thích nghi của thực vật đối với nhân tố sinh thái nào?
A. Ánh sáng	B. Nhiệt độ
C. Độ ẩm	D. Không khí
Câu 2: Những loài thuộc nhóm động vật ưa tối là
A. chích chòe, chào mào, khướu C. vạc, sếu, cú mèo
B. chim sẻ, vành khuyên, cú mèo D. vịt, diệc, bìm bịp
Câu 3: Cây thông mọc nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây mọc xen trong rừng vì
A. có nhiều chất dinh dưỡng
B. ánh sáng chiếu đến cây chỉ tập trung ở phần ngọn
C. ánh sáng chiếu đến được tất cả các bộ phận, các phía của cây
D. ánh sáng ít được chiếu đến các cây
Câu 4: Hoạt động quang hợp của các cây ưa bóng như thế nào khi cường độ ánh sáng mạnh?
A. Mạnh	B. Yếu 
C. Bình thường 	D. Ngưng trệ
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu bài 43. Kẻ bảng 43.1, 43.2 vào vở 
Tuần: 24
Tiết: 47
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Sọan: 22/4/2020
Học: / /2020
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS nêu được những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Nêu được các nhóm sinh vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm và cho ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
2. Kĩ năng: Tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm. Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên 
3. Thái độ: Gdục ý thức bảo vệ thực vật 
4. Định hướng phát triển năng lực: NL tự học, tư duy phân tích , hợp tác, giao tiếp.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 HS: Đọc sgk bài 43 để trả lời các câu hỏi phần lệnh
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 à 50o C
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.(VD sgk)
- Hình thành 2 nhóm:
+Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường (Vi SV, nấm, thực vật, động vật không xương, cá ếch, bò sát)
+Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường (chim, thú, người)
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
- Độ ẩm ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và đời sống của sinh vật(VD sgk)
- Hình thành các nhóm sinh vật.
+ Thực vật: Nhóm ưa ẩm, Nhóm chịu hạn
+ Động vật: Nhóm ưa ẩm, Nhóm ưa khô
IV.Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Sinh vật biến nhiệt có 
A. nhiệt độ cơ thể thay đổi không phụ thuộc nhiệt độ môi trường
B. nhiệt độ cơ thể ổn định
C. nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường
D. nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường
Câu 2: Trong các nhóm sinh vật sau đây, nhóm nào thuộc sinh vật biến nhiệt?
A. Động vật, thực vật 	B. Cá, ếch nhái
C. Chim, thú	D. Bò sát, thú
Câu 3: Cây sống nơi khô hạn thường có đặc điểm: 
A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển . C. cơ thể mọng nước, phiến lá to.
B. phiến lá mỏng, bản lá hẹp. 	D. cơ thể mọng nước. lá biến thành gai.
 Câu 4: Cây sống vùng ôn đới, về mùa đông thường rụng nhiều lá nhằm
A. giảm sự thoát hơi nước và sự tiếp xúc với không khí lạnh
B. giảm tiêu hao năng lượng
C. giảm sự quang hợp
D. giảm sự hô hấp 
 V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Chuẩn bị cho kiểm tra 15 phút: ôn các tiết 39,40,43,44,45
Tuần: 24
Tiết: 48
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA 
CÁC SINH VẬT
Sọan: 21/4/2020
Học: / /2020 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật.
 - Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
2. Kĩ năng: Quan sát tranh, tư duy tổng hợp, suy luận. Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ‎thức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ các loài động, thực vật.
4. Định hướng phát triển năng lực: NL tự học, tư duy sáng tạo, hợp tác.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS: - Bút mực bảng- Đọc sgk bài 44 để trả lời các câu hỏi phần lệnh
 - Tìm hiểu các hình ảnh SGK
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm.
II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI:
- Bảng 44 SGK trang 132.
IV.Bài tập:
1. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì ? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
2. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? 
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.- Đọc mục “Em có biết”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_23_den_24_nam_hoc_2019_2020.doc