Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020

A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):

Khoanh tròn vào chữ cái tr¬ước câu trả lời đúng:

Câu 1: Xét hai cặp gen xác định 2 tính trạng di truyền độc lập ở bố mẹ khi lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 9: 3: 3: 1 thì kiểu gen của bố mẹ (P) phải là:

A. AaBb x aabb B. AaBb x AaBb C. AaBb x aaBb D. Cả b và c

Câu 2: Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axitamin trong quá trình tổng hợp Prôtêin?

A. mARN B. rARN C. tARN D. Cả b và c

Câu 3: Một phân tử ADN có tỉ lệ các nuclêôtit trên một mạch là A= 15%, T = 25%, G = 35%, X = 25% . Vậy tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit trên cả phân tử ADN là:

A. A = T = 20%; G = X = 30% B. A = T = 15%; G = X = 35%

C. A = T = 25%; G = X = 25% D. A = T = 35%; G = X = 15%

Câu 4: Ở kì nào của quá trình phân bào NST có hình dạng và kích th¬ước đặc tr¬ưng?

A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối

Câu 5: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) là trội so với tính trạng quả vàng (a). Khi lai phân tích cây quả đỏ thu đ¬ược thế hệ sau gồm toàn cây quả đỏ. Vậy kiểu gen của cây quả đỏ mang lai là:

A. Aa B. AA C. aa D. Cả a và b

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 21
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Ngày soạn: 11/11/2018
Ngày dạy: 13/11/2018
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 a) Chủ đề 1: Menđen và di truyền học (7 tiết)
 b) Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể ( 7 tiết)
 c) Chủ đề 3: ADN và gen (6 tiết)
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kỹ năng học tập và kỹ năng sống.
 3.Thái độ :
 - Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
 - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
 - Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc khoa học.
II. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: Làm bài kiểm tra, tra lời câu hỏi bt, tự lập.
III. TRỌNG TÂM: Bài làm
IV. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra viết 30%TN và 70%TL
V. PHƯƠNG TIỆN: Ma trận, đề, đáp án, bút, giấy
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định tổ chức:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’ Không
3. Khám phá: 1’ Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
4. Kết nối:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Các thí nghiệm của MenĐen
- Hiểu về thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen để chọn được kiểu gen của cơ thể P phù hợp
- Vận dụng kiến thức để tìm được phương pháp xác định kiểu gen của cơ thể thực vật mang kiểu hình trội.
Số câu 
Số điểm 
2
1
1
2
3
3
Chương II Nhiễm sắc thể
- Biết đặc điểm hỡnh thỏi NST trong cỏc kỡ phõn bào.
- Dựa vào những hiểu biết về nguyên phân để chọn được đáp án đúng.
- Hiểu sự thay đổi số lượng NST trong tế bào giữa các kì phân bào
Số câu 
Số điểm 
1
0,5
1
0,5
1
2
3
3
Chương III ADN và gen
- Lựa chọn được đáp án đúng thể hiện chức năng của mỗi loại ARN
- Biết cấu trỳc khụng gian của AND
- Tính được tỉ lệ mỗi loại nucleotit trên ADN dựa vào số liệu đã có từ đó chọn được đáp án đúng.
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Số câu 
Số điểm 
1
0,5
1
2
1
0,5
1
1
4
4
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
3
3
30%
5
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
10
10 
100%
Trường: PTDT Bán Trú THCS 
Liên xã LaÊÊ - Chơchun
Họ và tên:..
Lớp:...
KỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Sinh học 9
Tiết: 21
Thời gian: 45 phút
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
Câu 1: Xét hai cặp gen xác định 2 tính trạng di truyền độc lập ở bố mẹ khi lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 9: 3: 3: 1 thì kiểu gen của bố mẹ (P) phải là:
A. AaBb x aabb
B. AaBb x AaBb
C. AaBb x aaBb
D. Cả b và c
Câu 2: Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axitamin trong quá trình tổng hợp Prôtêin?
A. mARN
B. rARN
C. tARN
D. Cả b và c
Câu 3: Một phân tử ADN có tỉ lệ các nuclêôtit trên một mạch là A= 15%, T = 25%, G = 35%, X = 25% . Vậy tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit trên cả phân tử ADN là:
A = T = 20%; G = X = 30%
A = T = 15%; G = X = 35%
A = T = 25%; G = X = 25%
A = T = 35%; G = X = 15%
Câu 4: Ở kì nào của quá trình phân bào NST có hình dạng và kích thước đặc trưng?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 5: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) là trội so với tính trạng quả vàng (a). Khi lai phân tích cây quả đỏ thu được thế hệ sau gồm toàn cây quả đỏ. Vậy kiểu gen của cây quả đỏ mang lai là:
A. Aa	
B. AA
C. aa
D. Cả a và b
Câu 6: Có 3 tế bào của ruồi giấm đều nguyên phân liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 6
B. 8
C. 12	
D. 24
Phần B. Tự luận (7 điểm):
Câu 7 (2 điểm): Trình bày hai cách để xác định được kiểu gen của cơ thể thực vật mang kiểu hình trội?
Câu 8 (2 điểm): Một tế bào của lúa (2n = 24) tham gia nguyên phân.
Ở kì giữa, số lượng NST kép trong tế bào là bao nhiêu?
Số lượng NST đơn trong mỗi tế bào ở kì sau và kì cuối là bao nhiêu? Giải thích ?
Câu 9 (2 điểm): Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN 
Câu 10 (1 điểm): Một gen có 3000 nucleotit, trong đó có A = 600 nucleotit. 
Tính số nucleotit mỗi loại còn lại của gen	 
Gen trên dài bao nhiêu micromet? 
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1
B
0,5
2
C
0,5
3
A
0,5
4
B
0,5
5
B
0,5
6
D
0,5
7
- Lai phân tích hoặc cho tự thụ phấn, nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
2 
8
a. Ở kì giữa, tế bào có 24 NST kép, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
b. Ở kì sau, các NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành các NST đơn phân li về hai cực của tế bào nên lúc này trong tế bào có 2x2n NST đơn = 48 NST.
* Ở kì cuối, các NST đã phân li về hai cực của tế bào, nằm gọn trong hai nhân mới của hai tế bào con nên lúc này ở mỗi tế bào có 2n NST đơn = 24 NST.
0,5
0,75
0,75
9
 AND là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch xoắn đều theo chiều từ trái sang phải. Mỗi vòng xoắn có đờng kính 20A0, cao 34A0 gồm 10 cặp nu.
 Các nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A – T, G – X
1
1
10
a. Theo NTBS 2 (A + G) = 3000
=> G = 900
Vậy A = T = 600 (nucleotit); G = X = 900 (nucleotit)
b.Ta có, theo cấu trúc không gian của phân tử AND thì:
L = ( N/2) x 3,4 = ( 3000/2) x 3,4 = 5100 A0 = 0,51 micromet
0,5
0,5
5. Thực hành/luyện tập: 5’ Không
6. Vận dụng: 5’ Không
7. Dặn dò: 5’ Học bài, chuẩn bị bài mới.
VII. ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG SỐNG:
1. Kĩ năng sống được đánh giá:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Công cụ đánh giá:
.....................................................................................................................................
3. Đánh giá:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11 
Tiết 22
Chương V – Biến dị
ĐỘT BIẾN GEN
Ngày soạn:13/11/2018
Ngày dạy: 15/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được khái niệm và nguyên nhân đột biến gen.
- Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh và tư duy trìu tượng .
3. Thái độ: - Giáo dục : lòng say mê bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 21.1 SGK. Tranh ảnh minh hoạ đột biến có lợi và có hại cho sinh vật.
2. Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đánh giá bài kiểm tra 1 tiết
Biến dị có thể di truyền được hoặc không di truyền được. Biến dị di truyền là những biến đổi trong ADN và NST làm biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình gọi là đột biến, biến đổi trong tổ hợp gen gọi là biến dị tổ hợp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những biến đổi trong ADN.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS theo dõi lắng nghe và nêu các vấn đề hay cần tìm hiểu trong bài mới.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đột biến gen là gì?
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng.
- Gọi HS lên làm.
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
- GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường (bên ngoài: tia phóng xạ, hoá chất... bên trong: quá trình sinh lí, sinh hoá, rối loạn nội bào).
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Vai trò của đột biến gen
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.2; 21.3; 21.4 và tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi:
- Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người?
- Cho HS thảo luận:
- Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
- Giới thiệu lại sơ đồ: Gen " mARN " prôtêin " tính trạng.
- Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
- GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
- GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến tự nhiên ở cừu chân ngắn, đột biến tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Đột biến gen là gì?
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát kĩ H 21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tự nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời, rút ra kết luận.
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Vai trò của đột biến gen
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nêu được:
+ Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa.
+ Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng.
+ Đột biến gen làm biến đổi ADN dẫn tới làm thay đổi trình tự aa và làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá kết quả dẫn tới gây biến đổi kiểu hình.
- HS lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Đột biến gen là gì?	
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
III. Vai trò của đột biến gen
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.
Đoạn ADN ban đầu (a)
Có .... cặp nuclêôtit.
Trình tự các cặp nuclêôtit là: 	T G A T X
- Đoạn ADN bị biến đổi:	A X T A G
Đoạn ADN
Số cặp nuclêôtit
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng biến đổi
B
c
d
4
6
5
Mất cặp G – X
Thêm cặp T – A
Thay cặp T – A bằng G - X
- Mất 1 cặp nuclêôtit
- Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đột biến gen là gì? Tại sao nói đa số đột biến gen là có hại?
Một gen có A = 600 Nu; G = 900Nu. Đã xảy ra đột biến gì trong các trường hợp sau:
a. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 601 Nu; G = 900 Nu
b. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 901 Nu
c. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 900 Nu
d. Nếu khi đột biến số lượng, thành phần các nuclêôtit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các nuclêôtit thì đay là đột biến gì?
Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời các câu hỏi.
Câu nhiều HS trả lời được thì cá nhân tự trả lời trực tiếp.
Câu HS ít trả lời được thì cho HS trao đổi nhóm trả lời.
HS nhận xét bổ sung.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
Yêu cầu HS đưa thêm các câu hỏi liên hệ. Liên hệ cho HS.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhiệm vụ ở nhà và trả lời thêm các vấn đề khác.
HS tự đặt thêm các câu hỏi liên hệ khác.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi trong SBT.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2019_2020.doc