Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 58: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

Kết luận: Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên tái sinh: là nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí

Ví dụ: Tài nguyên nước, đất, sinh vật . .

Tài nguyên không tái sjnh : Là nguồn tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt

Ví dụ: Khí đốt, than đá, dầu mỏ. . .

 Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là nguồn tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường

Ví dụ: Năng lương gió, bức xạ mặt trời, thuỷ triều . . .

II.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

1 Tài nguyên đất:

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 58: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 55, 56, 57 Các em tự nghiên cứu
Chương IV BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
Bài 58 SỬ DỤNG HỢPP LÍ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên 
Học sinh nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên 
Học sinh hiểu được khái niệm phát triển bền vững 
2 Kỹ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
Kỹ năng khái quát hoá, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế
3 Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên thiên 
II Đồ dùng dạy học :
Tranh phóng to hình 58.1 , 58.2 
Bảng phụ ghi nội dung ở bảng 58.1, 58.2, 58.3
III Hoạt động dạy - học: 
I Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
Em hãy cho biết có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào?
Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 58.1 Giáo viên cho HS nhận xét
Hãy nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta.
Theo em tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên nào? Vì sao? 
Hs thảo luận để hoàn thành bảng 
Kết quả 
1: b, c ,g ; 2:a ,e , i ; 3: d, h, k, l
Kết luận: Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên tái sinh: là nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí
Ví dụ: Tài nguyên nước, đất, sinh vật .. .
Tài nguyên không tái sjnh : Là nguồn tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt 
Ví dụ: Khí đốt, than đá, dầu mỏ. . .
 Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là nguồn tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường
Ví dụ: Năng lương gió, bức xạ mặt trời, thuỷ triều . . . 
II.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1 Tài nguyên đất:
Gv cho Hs quan sát tranh 58.1 đọc thông tin Sgk hoàn thành bảng 58.2
Tại sao ở nơi đất dốc làm ruộng bậc thang hay có rừng che phủ có thể góp phần hạn chế xói mòn? 
Làm thế nào để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất? 
Hs độc lập hoàn thành bảng, Gv cho học sinh nêu kết quả , nhận xét 
Tăng độ màu mỡ cho đất
Hạn chế xói mòn, mhiễm mặn , nhiễm phèn 
Kết luận: Các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất là: 
Cải tạo đất, bón phân hợp lí 
Chống khô hạn, xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn 
2 Tài nguyên nước 
Gv treo tranh 58.2 hoàn thành phiếu học tập 58.3 
Gv cho Hs báo cáo kết quả , cho học sinh nhận xét 
Hs hoàn thành phiếu học tập 
Hs nêu được sử dụng hợp lí nguồn nước bằng cách
Khơi thông cống rãnh, không đổ rác , chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt xuống sông, tiết kiệm nguồn nước ngọt 
Kết luận: Khơi thông dòng chảy, Không xả rác, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt xuống sông, hồ, biển 
- Tiết kiệm nguồn nước ngọt 
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: 
Hậu quả của việc chặt phá rừng ?
Hãy kể các khu rừng nổi tiếng ở nước ta đang được bảo vệ?
Theo em cần làm gì để bảo vệ rừng?
Hậu quả của việc chặt phă rừng là: Gây xói mòn, hạn hán, lũ lụt, cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến khí hậu, mất tài nguyen sinh vật. . . 
Kết luận: Khai thác rừng một cách hợp lí, khai thác kết hợp với trồng bổ sung
Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Thực hiện mô hình phát triển bền vững( phát triển bền vững là sự phát triển không những đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi cho mai sau 
Trả lời câu hỏi: 
Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ
Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: 
A. đất, nước, sinh vật, rừng. B. đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng.
C. đất, nước, than đá, sinh vật, rừng. D. đất, nước, dầu mỏ.
Câu 2.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào?
A. Là chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh.
B. Là chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh.
C. Là chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Là sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại vừa duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
Câu 3.Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là gì?
A. Là tài nguyên sinh vật
B. Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng sau một thời gian sẽ cạn kiệt.
C. Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
D. Là nguồn năng lượng mặt trời, gió, sóng biển,.được con người sử dụng ngày càng nhiều.
Câu 4. Biện pháp không bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:
A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất. B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn.
C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất. D. Đốt nương làm rẫy.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
Học bài và làm bài tập: 1,2,3,4/177
Chuẩn bị; Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
Tìm hiểu một số biện pháp khôi phục và bảo vệ tài nguyên sinh vật và vai trò học sinh trong việc này.
---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_58_su_dung_hop_ly_nguon_tai_nguye.docx
Giáo án liên quan