Giáo án Sinh học lớp 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn 1 số tách khỏi nhóm.
Tiết 46 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT A. MỤC TIÊU. - Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật. - Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh phóng to H 44.1; 44.2; 44.3 SGK. - Tranh ảnh sưu tầm về quan hệ cùng loài, khác loài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra câu 2, 3 SGK trang 129. 3. Bài mới GV cho HS quan sát 1 số tranh: đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm con thỏ và hỏi: - Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các loài? Hoạt động 1: Quan hệ cùng loài Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát H 44.1 trả lời câu hỏi về mối quan hệ cùng loài s SGK: - Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? - Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì? - GV nhận xét, đánh giá, đưa 1 vài hình ảnh quan hệ hỗ trợ. - Số lượng các cá thể của loài ở mức độ nào thì giữa các cá thể cùng loài có quan hệ hỗ trợ? - Khi vượt qua mức độ đó sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ? - GV đưa ra 1 vài hình ảnh quan hệ cạnh tranh. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 131. - GV nhận xét nhóm đúng, sai. - Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào? - Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm, phát biểu, bổ sung và nêu được: + Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ, bị gãy. + Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn " quan hệ hỗ trợ. + Số lượng cá thể trong loài phù hợp điều kiện sống của môi trường. + Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra quan hệ cạnh tranh cùng loài " 1 số cá thể tách khỏi nhóm (động vật) hoặc sự tỉa thưa ở thực vật. + ý đúng: câu 3. + HS rút ra kết luận. + HS liên hệ, nêu được: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn, sẽ mau lớn. Kết luận: - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. - Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. + Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm. Hoạt động 2: Quan hệ khác loài Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng 44, các mối quan hệ khác loài: - Quan sát tranh, ảnh chỉ ra mối quan hệ giữa các loài? - Yêu càu HS làm bài tập s SGK trang 132, quan sát H 44.2, 44.3. - Trong nông, lâm, con người lợi dụng mối quan hệ giữa các loài để làm gì? Cho VD? - GV: đây là biện pháp sinh học, không gây ô nhiễm môi trường. - HS nghiên cứu bảng 44 SGK " tìm hiểu các mối quan hệ khác loài: - Nêu được các mối quan hệ khác loài trên tranh, ảnh. + Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y, vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. + Hội sinh: cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây. + Cạnh tranh: lúa và cỏ dại, dê và bò. + kí sinh: rận kí sinh trên trâu bò, giun đũa kí sinh trong cơ thể người. + Sinh vật ăn sinh vật khác; hươu nai và hổ, cây nắp ấm và côn trùng. + Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại. VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa, kiến vống diệt sâu hại lá cây cam. Kết luận: - Bảng 44 SGK trang 132. 4. Củng cố - GV sử dụng sơ đồ SGV trang 153 để kiểm tra bằng cách các ô đều để trống và HS hoàn thành nội dung. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường khác nhau.
File đính kèm:
- Bai_44_Anh_huong_lan_nhau_giua_cac_sinh_vat_20150726_110509.docx