Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

2. Nhân tố sinh thái của môi trường

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Nhân tố sinh thái gồm:

+ Nhân tố vô sinh như : Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất, độ ẩm . .

+ Nhân tố hữu sinh gồm nhân tố sinh vật như:thực vật, động vật, vi sinh vật. và nhân tố con người (Con người tác động tích cực như: Nuôi dưỡng, lai, ghép . . Con người tác động tiêu cực như săn bắn, đốt phá rừng .)

* Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

3: Giới hạn sinh thái

Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

Ví dụ: giới hạn nhiệt độ của cá rô phi là 50C đến 420C có nghĩa là cá chỉ sống được ở khoảng nhiệt độ từ 50C đến 420C nếu dưới 50C hoặc trên 420C thì cá sẽ chết.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Môi trường sống của sinh vật: 
 Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của sinh vật.
 Có 4 loại môi trường 
 Môi trường nước ( cá, tôm, cua)
 Môi trường trên mặt đất, không khí ( Cây phượng, cây bàng, con chó.)
 Môi trường trong đất ( con giun đất, dế, bọ hung ..)
 Môi trường sinh vật ( giun đũa, sán lá gan, bọ chét)
2. Nhân tố sinh thái của môi trường
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Nhân tố sinh thái gồm: 
+ Nhân tố vô sinh như : Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất, độ ẩm . .
+ Nhân tố hữu sinh gồm nhân tố sinh vật như:thực vật, động vật, vi sinh vật... và nhân tố con người (Con người tác động tích cực như: Nuôi dưỡng, lai, ghép . . Con người tác động tiêu cực như săn bắn, đốt phá rừng..)
* Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
3: Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Ví dụ: giới hạn nhiệt độ của cá rô phi là 50C đến 420C có nghĩa là cá chỉ sống được ở khoảng nhiệt độ từ 50C đến 420C nếu dưới 50C hoặc trên 420C thì cá sẽ chết. 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật B. Là nơi ở của sinh vật
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.
2: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là:
A. Tác động sinh thái B. Khả năng cơ thể
C. Sức bền của cơ thể D. Giới hạn sinh thái
3: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
A. Gần điểm gây chết dưới.	B. Gần điểm gây chết trên.
C. Ở điểm cực thuận	
D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
4: Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC ®Õn 56oC, trong điểm cực thuận là 32oC. Giới hạn nhiệt độ của xương rồng là:
A. từ 0oC đến 56oC. B. từ 0oC đến 32oC. 	 
C. từ 32oC đến 56oC. D. trên 56oC

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_41_moi_truong_va_cac_nhan_to_sinh.docx
Giáo án liên quan