Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 35 đến 36

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

 - Đánh giá, củng cố kiến thức sinh học 8 cho HS.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức: 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.

3.Thái độ:

- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.

II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: - Kiểm tra viết.

III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:- 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

- Ma trận đề, đề bài phù hợp với trình độ HS, đáp án, biểu điểm, thông kê điểm.

2. Học sinh:

- Ôn tập kiến thức sinh học 8 đã học thật tốt.

V. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:

1. Ổn định lớp:

2. Giao đề bài cho HS: HS làm bài kiểm tra.

3. Trình tự bài kiểm tra:

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 35 đến 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Tiết 67
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Ngày soạn:00/00/2016
Ngày dạy: 00/00/2016
MỤC TIÊU:
Hệ thống kiến thức đã học.
Nắm các kiến thức cơ bản.
Có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:Trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm, quan sát, so sánh.
TRỌNG TÂM: Kiến thức cơ bản.
PHƯƠNG PHÁP: 	Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG TIỆN: Giáo án, SGV, SGK, bảng nhóm.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: 1’
Kiểm tra bài cũ: 3’ Trong quá trình ôn tập.
Khám phá:1’ Những kiến thức cơ bản về cơ thể người là gì?
Kết nối:
HĐ1: Chuẩn bị nội dung bảng 66.1 đến bảng 66.8 (15’)
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
-Yêu cầu các nhóm lần lượt hoàn thành nội dung các bảng. 66.1->66.8.
-GV hướng dẫn hoàn chỉnh các bảng.
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK/210.
-GV chốt lại
- Các nhóm lần lượt đưa đáp án thảo luận từng bảng 1.
- Các nhóm nhận, xét bổ sung.
- HS thảo luận trả lời, nhận xét và bổ sung.
-Bảng 66.1->66.8 trang 253,254,255,256,257 SGV.
-Thông tin mục 9 SGV/259.
HĐ2: Câu hỏi ôn tập và tổng kết sinh học 8 (10’)
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
-GV hướng dẫn các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi SGK/212.
-GV hoàn thiện nội dung và tổng kết kiến thức cơ bản sinh học 8.
-GV trả lời các thắc mắc.
- Các nhóm lần lượt đưa đáp án thảo luận từng câu hỏi, nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe và đặc câu hỏi mở rộng vận dụng.
- Tham khảo nội dung trả lời SGK/259
Thực hành/luyện tập:5’Trong quá trình ôn tập.
Vận dụng: 5’Trong quá trình ôn tập
Dặn dò:5’Chuẩn bị kiến thức để thi học kì và lên lớp 9.
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG SỐNG:
Kĩ năng sống được đánh giá:
Công cụ đánh giá:
Đánh giá:
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 36
Tiết: 68
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
Ngày soạn: 
Ngày kiểm tra:
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Đánh giá, củng cố kiến thức sinh học 8 cho HS.
2.Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức: 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
3.Thái độ: 
- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: - Kiểm tra viết.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:- 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: 
- Ma trận đề, đề bài phù hợp với trình độ HS, đáp án, biểu điểm, thông kê điểm. 
2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức sinh học 8 đã học thật tốt.
V. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1. Ổn định lớp: 
2. Giao đề bài cho HS: HS làm bài kiểm tra.
3. Trình tự bài kiểm tra:
* MA TRẬN, ĐỀ:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Bài tiết 
Nhận biết thận là cơ quan lọc nước tiểu
2,5%
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
0,25đ
2,5%
1
1
0,25đ
2,5%
Chương II: Da
Nhận biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của da là mồi hôi
2,5%
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1
0,25đ
2,5%
2
1
0,25đ
2,5%
Chương III:
Thần kinh và giác quan
Nhận biết được vị trí, cấu tạo và chức năng của giác quan thị giác, thính giác và vùng trung ương.
Sự tạo ảnh ở màng lưới
Cách thành lập PXCĐK, ý nghĩa của nó.
57,5%
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4,5,6
3
0,75đ
7,5%
10
1
2đ
20%
12
1
3đ
30%
4,5,6,10,12
5
5,75đ
57,5%
Chương IV:
Nội tiết
Nhận biết được vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết
7,5%
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3,7,8
3
0,75đ
7,5%
3,7,8
3
0,75đ
7,5%
Chương V:
Sinh sản
Có ý thức cao đối với bản thân, chủ động làm chủ bản thân
Nhận biết được vị trí, cấu tạo chức năng của các bộ phận cơ quan sinh sản
30%
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
11
1
2đ
20%
9
1
1đ
10%
9,11
2
3đ
30%
Tổng
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1-8
8
2đ
20%
10
1
2đ
20%
12
1
3đ
30%
11
1
2đ
20%
9
1
1đ
10%
1-12
12
10đ
100%
Trường: PTDT Bán Trú THCS
Liên xã LaÊÊ - Chơchun
Họ và tên:.
Lớp:..
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Sinh học 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của giáo viên 
ĐỀ:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3ĐIỂM):
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu đúng nhất: 
Câu 1: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là?
A. Thận
B. Ống dẫn nước tiểu 
C. Bóng đái
D. Ống đái
Câu 2: Sản phẩm bài tiết chủ yếu của da là:
A. O2
B. Mồi hôi
C. CO2
D. Nước tiểu
Câu 3: Trong các tuyến nội tiết, tuyến nào giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
A. Tuyến giáp
B. Tuyến tụy
C. Tuyến yên
D. Tuyến trên thận
Câu 4: Vành tai có chức năng là ?
A. Hướng sóng âm
B. Hứng sóng âm
C. Truyền sóng âm
D. Phân tích âm thanh
Câu 5: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở?
A. Cơ quan Coocti
B. Ống tai
C. Ống bán khuyến
D. Tiểu não
Câu 6: Bộ phận thần kinh trung ương của các phản xạ có điều kiện nằm ở?
A. Tủy sống
B. Trụ não
C. Vỏ não
D. Glucagôn
Câu 7: Sản phẩm bài tiết nào do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường trong máu?
A. Insulin
B. Insulin và tirôxin
C. Insulin và glucagôn
D. Glucagôn
Câu 8: Bệnh loãng xương của người lớn tuổi do thiếu?
A. Vitamin C
B. Vitamin D
C. Muối khoáng sắt
D. Muối khoáng kali
Câu 9: Hãy nối mỗi câu trong cột A với một câu trong cột B để được kết quả đúng:
Cột A
Cột B
Kết quả
Tinh hoàn
Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh.
1-
Ống dẫn tinh
Sản sinh trứng và tiết hoocmoôn sinh dục nữ.
2-
Tử cung
Nơi sản xuất tinh trùng và hoocmôn sinh dục nam
3-
Buồng trứng
Nơi đón nhận và nuôi dưỡng trứng
4-
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN(7ĐIỂM):
Câu 10(2 điểm): Nêu cấu tạo của màng lưới và sự tạo ảnh ở màng lưới?
Câu 11(2 điểm): Nêu dấu hiệu chính thức của tuổi dậy thì nam và nữ? Ở tuổi dậy thì là học sinh em bảo vệ bản thân như thế nào?
Câu 12(3 điểm): Thế nào là phản xạ có điều kiện? Cách thành lập phản xạ có điều kiện như thế nào? Ý nghĩa của nó đối với đời sống.
BÀI LÀM:
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM):
* Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
B
A
C
C
B
Câu 9 : 1- c ; 2-a ; 3-d ; 4-b.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN(7ĐIỂM):
Câu
Đáp án
Điểm
10
Cấu tạo lớp màng lưới: Chứa các tế bào hình nón và tế bào hình que.
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc, tập trung chủ yếu ở điểm vàng trên trục mắt.
+ Tế bào hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu, giúp nhìn rõ ban đêm.
Sự tạo ảnh ở màng lưới:
+ Ánh sáng phản chiếu từ vật nhìn đi vào mắt, phải qua: màng giác,thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
+ Lỗ đồng tử ở mống mắt điều tiết lượng ánh sáng vào mắt.
+ Thể thủy tinh điều tiết ảnh của vật rõ nét trên màng lưới.
+ Ảnh của vật tác động lên tế bào thụ cảm thị giác, làm hưng phấn các tế bào này và truyền xung thần kinh về vỏ não tương ứng ở thùy chẩm, để cho ta cảm nhận được ảnh của vật.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
11
Dấu hiệu chính thức của tuổi dậy thì ở nam là: Lần xuất tinh đầu tiên.
Dấu hiệu chính thức của tuổi dậy thì ở nữ là: Lần xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên.
Cách bảo vệ bản thân:
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tập thể dục thể thao thường xuyên, cố gắng học tập tốt.
+ Kiểm soát bản thân: Không yêu đương sớm, không quan hệ tình dục vì sẽ có thai ngoài ý muốn.
0,5
0,5
0,5
0,5
12
Phản xạ có điều kiện là phản xạ do học hỏi và luyện tập mà có để trả lời 1 kích thích không tương ứng.
Cách thành lập phản xạ có điều kiện là:
+ Kết hợp kích thích có điều kiện(chẳng hạn ánh đèn) với kích thích không điều kiện(chẳng hạn thức ăn), trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn.
+ Phải kết hợp nhiều lần(tùy mức độ tiến hóa của đối tượng) cho đến khi chỉ riêng kích thích có điều kiện cũng gây được phản ứng trả lời.
Ý nghĩa đối với đời sống: Để tồn, phát triển và thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội luôn thay đổi.
1
0,5
0,5
1
* THÔNG KÊ ĐIỂM:
LỚP
Tổng số HS
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
TB trở lên
8
27
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4. Thu bài và nhận xét: 
5. Dặn dò: 
6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTUAN35,36.docx
Giáo án liên quan