Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dưạ trên cấu tạo của tuyến

- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tụy trong sự điều hoà lượng đường trong máu .

- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dưạ trên cấu tạo tuyến .

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình .

3. Thái độ: Thường xuyên ý thức về vệ sinh cơ thể.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

b.Năng lực riêng:Quan sát tranh, sơ đồ, phân tích sự giống nhau và khác nhau về tác dụng của 2 tuyến nội tiết.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 57.1 , 57.2

2. Học sinh: Kiến thức liên quan.

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 59
TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP
Ngày soạn:13/04/2019
Ngày dạy: 15/04/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí , cấu tạo , chức năng của tuyến yên .
- Nêu rõ được vị trí và chức năng của tuyến giáp. 
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do Hoocmôn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều .
2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát hình . Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cơ thể. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b.Năng lực riêng: Quan sát so sánh hoạt động vị trí vai trò tác dụng của 2 hoocmon
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 56.2 , 56.3 , 55. 3 . Bảng 56 . 1
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ? VD
- Nêu tính chất vai trò của hoocmôn ? 
- Tuyến yên, tuyến giáp là những tuyến có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy cấu tạo và chức năng của chúng thế nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trình bày lên bảng và trả lời nhanh.
HS trình bày vấn đề bài mới liên quan.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tuyến yên.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 55.3 , nghiên cứu thông tin ¢ SGK tr 176 à thảo luận các câu hỏi : 
Tuyến yên nằm ở đâu ? Có cấu tạo như thế nào ?
Hoocmôn tuyến yên tác động tới những cơ quan nào ?
+GV hoàn thiện lại kiến thức : Có thể nêu thêm một số thông tin như SGV . 
+GV gọi 1 , 2 học sinh đọc to lại thông tin bảng 56 . 1 
GV đưa thêm tranh ảnh , thông tin liên quan đến các bệnh do hoocmôn tiết nhiều hoặt ít.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Tuyến giáp
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin , quan sát hình 56.2 à Trả lời câu hỏi : 
Nêu vị trí tuyến giáp ?
Cấu tạo và tác dụng của tuyến giáp ?
-GV tổng kết lại các ý kiến 
-GV yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi : “ Nêu ý nghiã của cuộc vận động “ Toàn dân dùng muối Iốt “
-GV đưa thêm thông tin về vai trò của tuyến yên trong điều hoà hoạt động tuyến giáp . 
-Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt :
Nguyên nhân ?
Hậu quả ?
HS: thảo luận , đại diện nhóm trả lời
Thiếu Iốt à Giảm chức năng tuyến giáp à bướu cổ 
Hậu quả : trẻ em chậm lớn , trí não kém phát triển , người lớn hoạt động thần kinh giảm sút .
à cần dùng muối Iốt bồ sung khẩu phần ăn hằng ngày.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Tuyến yên.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Học sinh quan sát hình , đọc kỹ thông tin và bảng 56 . 1 à tự thu nhận kiến thức .
-Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến : 
Nêu được vị trí cấu tạo của tuyến . 
Kể tên được các cơ quan chịu ảnh hưởng như bảng 56.1 .
Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung 
1 hoặc 2 học sinh đọc to bảng 56.1 , lớp theo dõi ghi nhớ tên hoocmôn và tác dụng của chúng .
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Tyến giáp
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Cá nhân làm việc độc lập với SGK à tự thu nhận thông tin để trả lời câu hỏi : 
Vị trí : Trước sụn giáp 
Cấu tạo : Nang tuyến và tế bào tiết 
Vai trò : Trong trao đổi chất và chuyển hoá .
Một số học sinh phát biểu lớp bổ sung
-Học sinh dưạ vào thông tin SGK và kiến thức thực tế à Nhóm , thống nhất ý kiến
Kết luận chung : Học sinh đọc khung ghi nhớ SGK
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Tuyến yên.	
-Vị trí : Nằm ở nền sọ , có liên quan đến vùng dưới đồi .
-Cấu tạo gồm 3 thùy 
Thùy trước 
Thùy giưã 
Thùy sau 
-Hoạt động của tuyến yên chiụ sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh 
-Vai trò :
Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết 
Tiết hoocmôn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý trong cơ thể
II.Tuyến giáp
-Vị trí : Nằm trước sụn giáp của thanh quảng, nặng 10 – 25 g 
-Hoocmôn là Tirôxin, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hoá ở tế bào . 
-Tuyến giáp cùng tuyến cận giáp có vai trò trong điều hoà trao đổi can xi và phốt pho trọng máu .
 Bệnh bướu cổ do thiếu iốt
 Bệnh Ba zơ đô
-Khi thiếu i ốt, chất tô xin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoóc môn ®tuyến giáp gây phì đại tuyến(bướu cổ)
-Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm lớn trí tuệ kém phát triển.
-Do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoóc môn đến trao đổi chất
-Nhịp tim tăng, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân.
-Do tuyến hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết theo mẫu bảng 56.2 tr 178 GSK 
-Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt 
- Thống kê số lượng bệnh bướu cổ ở địa phương em?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm và trình bày.
HS liên hệ bệnh ở địa phương
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Học bài và trả lời câu hoỉ SGK - Đọc mục : “ Em có biết ?“ - Ôn tập lại chức năng tuyến tụy .
-Đọc trước bài 57 .
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại các nội dung chính của bài học
HS đọc mục em có biết.
HS ghi nhiệm vụ ở nhà
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi trong SBT
Tuần 31
Tiết 60
TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN
Ngày soạn:16/04/2019
Ngày dạy: 18/04/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dưạ trên cấu tạo của tuyến 
- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tụy trong sự điều hoà lượng đường trong máu .
- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dưạ trên cấu tạo tuyến .
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình .
3. Thái độ: Thường xuyên ý thức về vệ sinh cơ thể.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b.Năng lực riêng:Quan sát tranh, sơ đồ, phân tích sự giống nhau và khác nhau về tác dụng của 2 tuyến nội tiết.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 57.1 , 57.2
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Cấu tạo và chức năng tuyến yên ?
- Cấu tạo và chức năng của tuyến giáp ?
- Cũng như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận và tuyến tụy có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý. Vậy cấu tạo và chức năng của chúng thế nào. Nội sung bài này ta sẽ tìm hiểu.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời bài cũ.
HS phát biểu vấn đề kiến thức bài mới liên quan.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tuyến tụy
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : 
Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết ? 
-GV yêu cầu học sinh quan sát hình 57 .1 , đọc thông tin chức năng của tuyến tụy à phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dưạ trên cấu taọ ?
- GV hoàn thiện lại kiến thức.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin vai trò của hoocmôn tuyến tụy à Trình bày tóm tắt quá trình điều hoà lượng đường ở mức ổn định ?
-Yêu cầu nêu được : 
Khi đường huyết tăng à TB ß : Tiết Insulin . tác dụng : Chuyển Glucôzơ à glicôgen 
Khi đường huyết gảm : à TB a tiết Glucagôn . Tác dụng : Chuyển Glicôgen à Glucôzơ
-GV hoàn chỉnh kiến thức
-Gv liên hệ tình trạng bệnh lý : 
Bệnh tiểu đường .
Chứng hạ đường huyết.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Tuyến trên thận
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu học sinh quan sát hình 57.2 à Trình bày khái quát cấu tạo của tuyến trên thận ?
-GV treo tranh , gọi học sinh lên trình bày .
-GV hoàn thiện kiến thức.
-GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK ( tr 180 ) à nêu chức năng của các Hoocmôn tuyến trên thận ?
+Vỏ tuyến ?
+Tủy tuyến ?
-GV Lưu ý học sinh : Hoocmôn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn ( tuyến tụy ) à điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh gía HS
I. Tuyến tụy
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Học sinh nêu rõ 2 chức năng của tuyến tụy là : Tiết dịch tiêu hoá và tiết hoocmôn .
-Học sinh quan sát kỹ hình ,kết hợp thông tin SGK à thảo luận đáp án .
Chức năng ngoại tiết : Do các TB tiết dịch tụy à Ống dẫn . 
Chức năng nội tiết : Do các TB ở đảo tụy tiết ra các hoocmôn .
- Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung . 
-Học sinh dưạ vào thông tin SGK à thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung . 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Tuyến trên thận 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Học sinh làm việc độc lập với SGK , tìm hiểu , ghi nhớ cấu tạo tuyến trên thận . 
1 học sinh lên mô tả vị trí , cấu tạo của tuyến trên tranh . Lớp theo dõi bổ sung.
-Học sinh trình bày lại vai trò của các hoocmôn như phần thông tin .
Kết luận chung : Học sinh đọc khung ghi nhớ SGK
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Tuyến tụy	
-Tuyến tuỵ vưà làm chức năng ngoại tiết vưà làm chức năng nội tiết .
-Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện.
TB a : Tiết gluccagôn 
TB ß : Tiết Insulin 
-Vai trò của các hoocmôn : 
Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn à tỷ lệ đường huyết luôn ổn định à Đảm bảo hoạt động cơ thể diễn ra bình thường .
II. Tuyến trên thận
-Vị trí : gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận .
-Cấu tạo : 
+Phần vỏ : 3 lớp .
+Phần tuỷ : 
-Chức năng : Hoóc môn vỏ tuyến điều hòa đường huyết các muối Na, Ka, thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
+Hoóc môn phần tủy tiết ađrênalin và noađrênalin điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đọc chậm KL(sgk).
- Chức năng và vai trò của tuyến tụy.
- Vai trò hoóc môn tuyến trên thận.
- Làm BT 147, 148, 149 vở bài tập.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc ghi nhớ 
HS trình bày chức năng và vai trò của 2 hoocmon
HS làm BT
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Vẽ sơ đồ quá trình điều hòa đường huyết H 57.
-Học thuộc bài, trả lời câu hỏi (sgk
-Đọc phần em có biết.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vẽ nhanh sơ đồ.
HS đọc mục em có biết.
HS ghi nhiệm vụ ở nhà
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi trong SBT

File đính kèm:

  • docxTUAN31.docx