Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho Enzim hoạt động.

- HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.

- Phân tích kết quả thí nghiệm vế vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hóa qua thí nghiện hoặc qua băng hình.

2. Kỹ năng: Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học: đong, đo, nhiệt độ thời gian.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

b. Năng lực riêng:

- So sánh, quan sát, phân tích, báo cáo thí nghiệm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- GV: Tranh vẽ H 26 phóng to.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 8 ống nghiệm nhỏ (10 ml), 2 ống đong chia độ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn, 1 cuộn giấy đo độ pH, 1 phễu có bông lọc, 1 bình thuỷ tinh, cặp nhiệt kế, cặp ống nghiệm, phích nước nóng, hồ tinh bột 1%, dd HCl 2%, dd iốt 1%, thuốc thử Strôme (3 ml dd NaOH 10% + 3 ml dd CuSO4 2%).

2. Học sinh:

- HS: trong 5 phút đầu giờ, mỗi nhóm chuẩn bị 24 ml nước bọt loãng (lấy 6 ml nước bọt + 18 ml nước cất lắc đều rồi lọc qua phễu và bông lọc) và hồ tinh bột.

Đọc trước các bước tiến hành theo SGK.

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Tiết 29
HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
Ngày soạn:08/12/2018
Ngày dạy: 10/12/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nêu được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan, tế bào.
- Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưõng.
- Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
- HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó.
- Kể một số bệnh về đường tiêu hóa
- Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
2. Kỹ năng: 
- Hoạt động độc lập với SGK, hoạt động nhóm.
- Tác dụng vàg kết quả của hoạt động.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b. Năng lực riêng:
- Quan sát, phân tích, vẽ hình, sơ đồ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Tư liệu về vai trò của gan trong hấp thu chất dinh dưỡng.
- Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột.
- Tranh ảnh các loại giun, sánkí sinh ở ruột.
- Có điều kiện thì dùng máy chiếu
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Theo câu hỏi SGK
Các chất được hấp thu theo những con đường nào, thải ra ngoài bằng cách nào? Làm sao để bảo đảm vệ sinh tiêu hóa?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS nêu vấn đề vào bài mới
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Hấp thụ chất dinh dưỡng
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV treo tranh và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr.93. Trả lời câu hỏi:
- Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở đâu ?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời 2 câu hỏi SGK đầu tr.94 ?
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đồng thời phân tích trên đồ thị cho HS hiểu rõ vấn đềhơn.
 + Diện tích bề mặt hấp thụ có liên quan đến việc hấp thụ như thế nào ?
 + Ruột non có đặc điểm cấu tạo nào làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ và khả năng hấp thu? 
- GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự rút ra kết luận.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV treo hình 29.3 lên bảng, hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin và yêu cầu HS lên bảng trình bày trên sơ đồ.
- GV nhận xét và trình bày lại trên hình và đặc câu hỏi:
 + Qua sơ đồ hãy rút ra vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim ?
- GV kẻ bảng 29 lên bảng và yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng
- GV nhận xét phần hoàn thành bảng của các nhóm, nhắc lại kiến thức nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức.
- GV chốt lại kiến thức → kết luận
- GV cũng giảng giải thêm về chức năng dự trữ của gan đặc biệt là các vitamin, điều này liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Thải phân
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:
 + Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người là gì ? 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS. → kết luận.
-GV cần giảng giải thêm:
 + Ruột già không phải là nơi chứa phân ( vì ruột già dài khoảng 1,5 mét.).
 + Ruột già có hệ sinh vật.
 + Hoạt động cơ học của ruột già: là dồn chấtchứa trong ruột xuống ruột thẳng .
- GV liên hệ nguyên nhân gây nên bệnh táo bóncách khắc phục
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
IV. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 30.1 SGK tr.98.
- GV kẻ nhanh bảng 30.1 nhanh lên bảng, gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chữa bài bằng cách đưa bảng phụ ghi sẳn nội dung cho HS so sánh với phần hoàn thành của nhóm mình và bổ sung kiến thức còn thiếu.
Gv:? Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ?
? Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào ?
? Ngoài các tác nhân trên em còn biết có rtác nhân nào nữa không 
Cho ví dụ.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin.
? Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ?
? Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ?
? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp tiêu hóa có hiệu quả ?
? Em đã thực hiện biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào?
- GV lưu ý: có rất nhiều ý kiến GV nên hướng HS vào nội dung:
 + Cơ sở khoa học.
 + Đã thực hiện như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức à kết luận:
Gv: liên hệ thực tế
? Tại sao không nên ăn vặt ?
? Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối ?
? Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ ?
- GV chốt lại kiến thức à liên hệ thực tế cho HS hiểu.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Hấp thụ chất dinh dưỡng
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS nghiên cứu thông tin SGK.
- HS: ruột non.
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời 2 câu hỏi SGK tr.94
- Các nhóm thảo luận tiếp.
 + Đại diện các nhóm trả lời.
 + Các nhóm khác theo dỗi bổsung.
- Yêu cầu:
 + Diện tích tăng → hiệu quả hấp thụ tăng.
 + Nếp gấp, lông ruột, hệ thống mao mạch.
- Cá nhân tự hoàn thiên thông tin → kết luận
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin theo hướng dẫn của GV, cử đại diện lên bảng trình bày
- 1 HS đaị diện trả lời.( dựa theo nội dung SGK ). 
- Các nhóm thảo luận theo nội dung của bảng 29.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung
- HS theo dõi hoàn thiện kiến thức.
- 1 HS nhắc lại kiến thức.
- Còn chức năng của gan là lớn nhưng không phải là vô tận và liên quan đến mức độ sử dụng tràn lan các loại hoá chất bảo vệ thực vật → gây nhiều bệnh nguy hiểm về gan.
- Liên hệ an toàn thực phẩm cho HS từ đó HS có thể vận dụng 
- 1 HS nhắc lại vai trò của gan.
- HS ghi nhận kiến thức và khắc sâu.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đánh giá nhau
III. Thải phân
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tín SGK trả lời câu hỏi của GV. 
- Đại diện HS trình bày, các nhóm khác bổ sung nếu cần. 
HS ghi nhận.
- HS ghi nhớ kiến thức, khắc sâu
- HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng vào thực tiển cuộc sống
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
IV. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với tranh ảnh đã chuẩn bị trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung
- HS so sánh nội dung của GV với nội dung của mình và tự sửa chữa.
- HS dựa vào nội dung bảng trả lời tổng quát.
- HS một số loại trùng gây tiêu chảy, một số chất bảo vệ thực phẩm...
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu:
+ Đánh răng, thuốc đánh răng.
+ Thức ăn chín, tươi, uống chín...
+ Ăn chậm nhai kỹ, ăn xong phải nghỉ ngơi.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm còn lại theo dỗi bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức trả lời.
- HS rút ra kết luận.
- HS vận dụng kiến thức ở chương tiêu hóa.
- Đại diện trình bày
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Hấp thụ chất dinh dưỡng
- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng .
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ:
 + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp.
 + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ.
 + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
 + Ruột non dài khoảng 2,8 – 3 m, rộng khoảng 400 – 500 m2.
II.Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan. 
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu: Đường, Axít béo và Glyxêrin, Axít amin, các vitamin tan trong nước,các muối khoáng, nước.
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết: Lipít ( các giọt nhỏ đã được nhủ tương hoá ), các vi tamin tan trong dầu ( Vitamin A, D, E, K. ).
- Vai trò của gan: Tham gia điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc có haị cho cơ thể
III. Thải phân
- Vai trò của ruột già là:
 + Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể.
 + Thải phân ( chất cặn bả ) ra khỏi cơ thể
IV. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
Bảng PHT
V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa:
 + Ăn uống hợp vệ sinh.
 + Khẩu phần ăn hợp lý.
 + Ăn uống đúng cách.
 + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
Tác nhân
Các cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Vi khuẩn
- Răng
- Dạ dày, ruột
- Các tuyến tiêu hóa
- Tạo môi trường Axít làm hỏng men răng.
- Bị viêm, loét.
- Bị viêm à tăng tiết dịch.
Giun sán
- Ruột
- Các tuyến tiêu hóa
- Gây tắc ruột.
- Gây tắc ống dẫn mật.
Ăn uống không đúng cách
- Các cơ quan tiêu hóa
- Họat động tiêu hóa
- Hoạt động hấp thụ
- có thể bị viêm
- Kém hiệu quả
- Giảm
Khẩu phần ăn không hợp lí
- Các cơ quan tiêu hóa
- Hoạt động tiêu hóa
- Hoạt động hấp thụ
- Dạ dầy và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị sơ.
- Bị rối loạn.
- Kém hiệu quả.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gan có vai trò gì ?
Kể các bệnh của đường tiêu hóa.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời sau khi trao đổi
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhiệm vụ ở nhà
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời các câu hỏi trong SBT
Tuần 15 
Tiết 30
THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
Ngày soạn:11/12/2018
Ngày dạy: 13/12/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho Enzim hoạt động.
- HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
- Phân tích kết quả thí nghiệm vế vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hóa qua thí nghiện hoặc qua băng hình.	
2. Kỹ năng: Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học: đong, đo, nhiệt độ  thời gian.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b. Năng lực riêng:
- So sánh, quan sát, phân tích, báo cáo thí nghiệm...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- GV: Tranh vẽ H 26 phóng to.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 8 ống nghiệm nhỏ (10 ml), 2 ống đong chia độ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn, 1 cuộn giấy đo độ pH, 1 phễu có bông lọc, 1 bình thuỷ tinh, cặp nhiệt kế, cặp ống nghiệm, phích nước nóng, hồ tinh bột 1%, dd HCl 2%, dd iốt 1%, thuốc thử Strôme (3 ml dd NaOH 10% + 3 ml dd CuSO4 2%).
2. Học sinh: 
- HS: trong 5 phút đầu giờ, mỗi nhóm chuẩn bị 24 ml nước bọt loãng (lấy 6 ml nước bọt + 18 ml nước cất lắc đều rồi lọc qua phễu và bông lọc) và hồ tinh bột.
Đọc trước các bước tiến hành theo SGK.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nêu các con đương hấp thụ thức ăn và biện pháp vệ sinh tiêu hóa?
Enzim tuyến nước bọt có những đắc điểm gì và hoạt động trong điều kiện như thế nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi và vào bài mới
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát dụng cụ thí nghiệm
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Tiến hành bước 1 và bước 3 của thí nghiệm
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm như bước 1 và bước 2 SGK
+ GV lưu ý HS: khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành.
ống A: 2 ml nước lã
ống B: 2 ml nước bọt
ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi
ống D: 2 ml n bọt+ vài giọt HCl (2%)
- Các tổ tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu vào các ống nghiệm
+ Dùng ống đong hồ tinh bột (2 ml) rót vào các ống A, B, C, D. Đặt các ống này vào giá..
+ Dùng các ống đong lấy vật liệu khác
? Đo độ pH trong các ốnghiệm để làm gì?
- GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu cầu HS lên điền.
 Thực tế độ trong không thay đổi nhiều.
Bước 2: Tiến hành
- Đo độ pH của các ố nghiệm và ghi vào vở.
- Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ tinh có nước ấm 37oC trong 15 phút.
- GV thông báo đáp án bảng 26.1
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Thu hoạch
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu câu mỗi HS tự báo cáo thực hành vào vở để GV chấm điểm.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tự đọc trước nội dung thí nghiệm bài 26.
- Tổ trưởng phân công công việc cho các nhóm 
+ 2 HS nhận dụng cụ và vật liệu
+ 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm.
+ 2 HS chbị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi.
+ 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh đựng nước.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Tiến hành bước 1 và bước 3 của thí nghiệm
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 
Thống nhất ý kiến giải thích.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Thu hoạch
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp cho GV đánh giá 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm
SGK
II. Tiến hành bước 1 và bước 3 của thí nghiệm
 PHT
III. Thu hoạch
Cá nhân tự viết sau khi làm nhóm.
Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt 
Các ống nghiệm
Hiện tượng độ trong
Giải thích
ống A
ống B
ống C
ống D
- Không đổi
- Tăng lên
- Không đổi
- Không đổi
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột.
- Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không biến đổi tinh bột.
Đáp án bảng 26.2 : Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm
Hiện tượng
(màu sắc)
Giải thích
- ống A1
- ống A2
- Màu xanh
-Màu đỏ nâu
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
- ống B1
- ống B2
- Màu xanh
-Màu đỏ nâu
- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
- ống C1
- ống C2
- Màu xanh
-Màu đỏ nâu
- Emzim trong nước bọt bị đun sôi không có khẳ năng biến đổi tinh bột thành đường.
- ống D1
- ống Đ2
- Màu xanh
-Màu đỏ nâu
- Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi thành đường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Enzim tuyến nước bọt tên là gì? Có ở đâu?
Làm sao để nhận biết được tinh bột và enzim tuyến nước bọt?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời và trao đổi
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhiệm vụ ở nhà
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong SBT

File đính kèm:

  • docxTUAN15.docx