Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 56, Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Nội dung

1. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

- PXCĐK được thành lập cần có điều kiện sau:

+ Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì kích thích CĐK và kích thích của một phản xạ không điều kiện và kích thích có điều kiện phải tác động vài giây so với kích thích của PXKĐK. Quá trình này được lặp đi lặp lại và thường xuyên được củng cố.

2. Ưc chế của PXCĐK

- PXCĐK thường xuyên được củng cố, nếu không được củng cố dần dần PCĐK sẽ bị mất đi được gọi ƯCCĐK.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 56, Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 56-BÀI 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
 VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I: Mục tiêu :
Kiến thức :
Trình bày được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có diều kiện
Hiểu được sự hình thành phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ có điều kiện.
So sánh được tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điềukiện.
Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành PXCĐK với đời sống.
2.Kỹ năng
Kỹ năng tư duy: đọc – hiểu, phân tích, giải thích
Kỹ năng học tập: thuyết trình, làm việc nhóm, tự học
Kỹ năng sinh học: quan sát thí nghiệm của nhà sinh lí học người Nga
3.Thái độ
Hứng thú với tiết học
Biết vận dụng vào bản thân là mọi quá trình học tập luôn được củng cố không thì PXCĐK sẽ biến mất
Định hướng năng lực phát triển
Năng lực quan sát
Năng lực hợp tác
Năng lực tự học
II.Phương tiện:
Máy chiếu.
Phiếu học tập
Tranh ảnh SGK
III.Phương pháp:
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp thuyết trình
IV.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Bài cũ.( 5 phút ): Trình bày cấu tạo của tai .Cách vệ sinh tai.
3. Bài mới: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.Phản xạ chia làm hai loại là PXCĐK và PXCĐK .Đặc điểm mỗi loại phản xạ như thê nào chúng ta tìm hiểu vào bài hôm nay.
Hoạt động 1 : Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.(12 phút)
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
-Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
-Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sông cá thể,là kết quả của quá trình học tập ,rèn luyện, rút kinh nghiệm.
GV: Chiếu lên máy chiếu các ví dụ về các phản xạ có hình ảnh và chữ kèm theo phía dưới theo các ví dụ trong bảng 52.1 trong SGK.
Mỗi một ví dụ cho HS suy nghĩ 10 giây sau đó đếm 1,2,3 ai giơ tay nhanh nhất sẽ được gọi và trả lời ví dụ đó là PXCĐK hay PXKĐK.
Các ví dụ :
Tay chạm vật nóng rụt tay lại.
Đi nắng , mặt đỏ gay,mồ hôi vã ra
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe lại
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc.
Gio mùa đông bắc về, nghe tiếng gió tôi vội mặc áo len di học.
Chăng dại gì mà chơi với lửa
HS: 
-Nghe hiệu lệnh của cô giáo sau đó giơ tay và trả lời các ví dụ trên.
GV: yêu cầu 1 bạn lấy 3 ví dụ thêm về PXKĐK và 1 bạn khác lấy 1 ví dụ về 3 PXCĐK
HS: Lấy ví dụ.
GV: nhận xét.
GV: Qua các vi dụ trên mời 1 HS cho biết thế nào là PXKĐK và PXCĐK.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: nhân xét và kết luận lại
Hoạt động 2 :Sự hình thành phản xạ có điều kiện: ( 15 phút )
Nội dung
Hoạt đông của GV-HS
Sự hình thành phản xạ có điều kiện
PXCĐK được thành lập cần có điều kiện sau:
+ Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì kích thích CĐK và kích thích của một phản xạ không điều kiện và kích thích có điều kiện phải tác động vài giây so với kích thích của PXKĐK. Quá trình này được lặp đi lặp lại và thường xuyên được củng cố.
Ưc chế của PXCĐK
PXCĐK thường xuyên được củng cố, nếu không được củng cố dần dần PCĐK sẽ bị mất đi được gọi ƯCCĐK.
1.Sự hình thành PXCĐK
-GV: PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể,là kết quả của quá trình học tập vậy PXCĐK được hình thành như thế nào thì cả lớp nhìn lên máy chiếu thí nghiệm của nhà sinh lí học người Nga I.P.Paplop : phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đối với ánh đèn.
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và cho biết thí nghiệm trên mô tả gì?
HS: - Trước khi cho chó ăn bật đèn chó có phản xạ với ánh đèn.
-sau đó cho chó ăn chó có phản xạ tiết nước bọt với thức ăn.
-Bật đèn cho chó ăn nhiều lần , ánh đèn trở thành tín hiệu ăn uống.
- Phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn được thành lập.
GV:Nhận xét và đưa ra kết luận.
GV: Phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn được thành lập là PXCĐK.
GV: Qua ví dụ kinh điển của nhà sinh lí học người Nga theo em các điều kiện thành lập PXCĐK là gì?
HS : trả lời
GV: mời HS khác nhận xét và đưa ra kết luận.
2.Ức chế của PXCĐK.
GV: Dự đoán tiếp tục thí nghiệm nếu sau nhiều lần nhà sinh lí học người Nga bật đèn mà không cho chó ăn thì chó có tiết nước bọt nữa không, tại sao?
HS : Không ạ vì sau nhiều lần bật đèn không cho chó ăn thì nó bật đèn nó sẽ không tiết nước bọt nữa.
GV:PXCĐK sẽ bị mât đi khi không được củng cố
HS: lắng nghe
GV: giới thiệu ý nghĩa của PXCĐK:
Trong học tập chúng ta thường xuyên củng cố kiến thức kiến thức được lặp đi lặp lại nhiều không sẽ bị quên.
Việc hút ma túy thường xuyên sẽ giúp con ngừơi thành lập PXCĐK việc cai nghiện sẽ ức chế PXCĐK.
Hoạt động 3 : So sánh các tính chất của PXCĐK và PXKĐK
Nội dung
Hoạt động của GV-HS
Tính chất của PXKĐK
Tính chất của PXCĐK
1.Trả lời các kích thích tương ứng hay kích kích không điều kiện .
2. Bẩm sinh
3.bền vững
4.Có tính chất di truyền , mang tính chất chủng loại.
5.số lượng hạn chế.
6. Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương ở trụ não và tủy sống.
1. Trả lời các kích kich bất kì hay các kích thích có đièu kiện.
2. được hình thành trong đời sống.
3.dễ mất đi khi không được củng cố.
4.có tính chất cá thể, không di truyền.
5.số lượng không hạn định
6.Hình thành đường liên hệ tạm thời.
7. Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.
Mối liên hệ giữa PXKĐK và PXCĐK.
PXKĐK là cơ sở hình thành PXCĐK.
Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện .
GV: Chia lớp làm 4 nhóm. Sau đó phát phiếu học tập cho 4 nhóm là bảng 52.2.
Cho hs 5 phút hoàn thành phiếu học tập trên .
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Sau 5 phút mời một đến hai nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
HS: Lên trình bày 
GV: Mời các nhóm còn lại nhận xét 
GV: Đưa ra kết luận sự khác biệt giữa PXCĐK và PXKĐK.
GV: em hãy nếu mối liên hệ giữa PXKĐK và PXCĐK.
HS: Trả lời.
V: Củng cố , dăn dò.
Củng cố
Làm các câu hỏi trong sgk trang 168.
Đọc phần em có biết.
Dặn dò :
Về đọc trước bài 53 : hoạt động thần kinh cấp cao ở người.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_56_bai_52_phan_xa_khong_dieu_kie.docx