Đề thi Olympic môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (1,5 điểm)

1. Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động?

2. Chức năng của các thành phần trong một cung phản xạ?

Câu 2: (2 điểm)

1. Ở người bình thường, vì sao hiện tượng đông máu không xảy ra trong mạch mà chỉ xảy ra ở nơi mạch máu bị tổn thương?

2. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thông. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào gắng sức là 5200ml. Dung tích sống là 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Tính:

a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức?

b) Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường?

Câu 3: (1,5 điểm)

1. Thức ăn loại prôtêin được phân giải và hấp thụ như thế nào trong hệ tiêu hóa của người?

2. Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? Các biện pháp phòng ngừa chứng táo bón ở người?

Câu 4: (2,0 điểm)

1. Thân nhiệt của cơ thể luôn được ổn định là nhờ cơ chế nào?

2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan, bộ phận nào? Vì sao người lớn có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn còn trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)?

3. Vì sao da tay không thấm nước?

Câu 5: (1,0 điểm)

Thế nào là cận thị ? Nguyên nhân của tật cận thị ? Ở lứa tuổi học sinh cần có biện pháp gì để phòng tránh tật cận thị?

Câu 6: (2,0 điểm)

1. Tuyến tụy thực hiện chức năng nội tiết như thế nào?

2. Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của bệnh tiểu đường?

------------- Hết ------------

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Đề thi gồm: 06 câu, 01 trang)
Câu 1: (1,5 điểm)
1. Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động?
2. Chức năng của các thành phần trong một cung phản xạ?
Câu 2: (2 điểm)
1. Ở người bình thường, vì sao hiện tượng đông máu không xảy ra trong mạch mà chỉ xảy ra ở nơi mạch máu bị tổn thương?
2. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thông. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào gắng sức là 5200ml. Dung tích sống là 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Tính: 
a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức?
b) Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường? 
Câu 3: (1,5 điểm)
1. Thức ăn loại prôtêin được phân giải và hấp thụ như thế nào trong hệ tiêu hóa của người?
2. Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? Các biện pháp phòng ngừa chứng táo bón ở người?
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Thân nhiệt của cơ thể luôn được ổn định là nhờ cơ chế nào? 
2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan, bộ phận nào? Vì sao người lớn có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn còn trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)?
3. Vì sao da tay không thấm nước?
Câu 5: (1,0 điểm)
Thế nào là cận thị ? Nguyên nhân của tật cận thị ? Ở lứa tuổi học sinh cần có biện pháp gì để phòng tránh tật cận thị?
Câu 6: (2,0 điểm)
1. Tuyến tụy thực hiện chức năng nội tiết như thế nào? 
2. Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của bệnh tiểu đường?
------------- Hết ------------
Họ tên học sinh:..........................Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1: ............... Chữ kí giám thị 2:............
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC 
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Hướng dẫn gồm: 06 câu, 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,5 điểm)
1. Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động:
- Cột sống cong 4 chỗ, lồng ngực nở hai bên
- Xương chậu lớn, xương đùi dài, xương bàn chân hình vòm, xương gót lớn
- Cơ tay phân hóa, cơ cử động ngón cái phức tạp. Khớp tay phân hóa linh hoạt, khớp chân vững chắc.
0,25
0,25
0,25
2. Chức năng của các thành phần trong một cung phản xạ:
- Cơ quan thụ cảm: Thu nhận kích thích
- Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm → trung ương thần kinh.
- Trung ương thần kinh: Tiếp nhận kích thích từ cơ quan thụ cảm truyền về, xử lý thông tin và phát lệnh phản ứng.
- Nơ ron trung gian: Nằm trong trung ương thần kinh đảm nhiệm liên hệ giữa các nơron.
- Nơ ron ly tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thân kinh → Cơ quan phản ứng.
- Cơ quan phản ứng: Phản ứng lại các kích thích nhận được.
0,75
2
(2,0 điểm)
1. Ở người bình thường, hiện tượng đông máu không xảy ra trong mạch mà chỉ xảy ra ở nơi mạch máu bị tổn thương vì:
- Trong mạch máu:
 + Thành mạch máu và màng các TB máu trơn.
 + Môi trường trong là môi trường lỏng → Tiểu cầu không bị vỡ, nên máu không đông.
- Máu chảy ra khỏi mạch lại đông thành cục vì: Trong huyết tương có chất sinh tơ máu, khi va chạm vào vết rách trên thành mạch của vết thương, tiểu cầu bị vỡ → Giải phóng enzim → biến chất sinh tơ máu thành tơ máu, ôm giữ các TB máu, hình thành khối máu đông.
0,25
0,25
2. Gọi V khí lưu thông là X (ml) 
→ V khí chứa trong phổi khi hít vào bình thường là : 7X (ml)
a) V khí chứa trong phổi sau khi thở ra gắng sức = V khí chứa trong phổi khi hít vào gắng sức - V dung tích sống = 5200 - 3800 = 1400 (ml)
b) Ta có: V khí chứa trong phổi khi hít vào bình thường = V khí lưu thông + V khí chứa trong phổi khi thở ra bình thường (1)
 Mà: V khí chứa trong phổi khi thở ra bình thường = V khí chứa trong phổi khi thở ra gắng sức + V khí dự trữ = 1400 + 1600 = 3000 (ml) 
 Thay vào (1) ta có : 7X = X + 3000 
 → 6X = 3000 
 X = 500
Vậy: V khí trong phổi khi hít vào bình thường là: 7 x 500 = 3500 (ml)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1,5 điểm)
1. Thức ăn loại prôtêin được phân giải và hấp thụ trong hệ tiêu hóa của người như sau: 
- Phân giải:
 + Ở miệng: biến đổi vật lí (cơ học): cắt, nghiền nhỏ thức ăn.
 + Ở dạ dày: thức ăn protein tiếp tục được nghiền nát, đảo trộn thấm đẫm dịch tiêu hóa, enzim pepsin phân giải protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn (3-10 axit amin)
 + Ở ruột non: dịch tụy và dịch ruột có enzim tripsin tiếp tục phân giải protein thành các axit amin. 
- Quá trình hấp thụ chỉ xảy ra ở ruột non khi protein được phân giải thành các axit amin.
0,5
0,25
2. - Vai trò của ruột già: Hấp thụ nước và thải phân.
- Các biện pháp hạn chế táo bón:
 + Khẩu phần ăn uống hợp lí, đảm bảo đủ chất xơ (có nhiều trong rau xanh), hạn chế thức ăn có nhiều chất chát (ổi xanh, hồng xanh, nước chè, ), uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày).
 + Hạn chế ngồi nhiều, ngồi lâu, tích cực vận động; tạo thói quen đi đại tiện 1 lần vào 1 giờ nhất định trong ngày.
0,25
0,5
Câu 4
(2,0 điểm)
1. Thân nhiệt của cơ thể luôn được ổn định là nhờ sự điều hòa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt được cân bằng. Quá trình này được điều khiển bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
0,75
2. - Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan, bộ phận: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Người lớn có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn, trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ vì:
 + Ở người lớn phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.
 + Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh.
0,25
0,25
0,25
3. Da tay không thấm nước vì: 
- Da tay có lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt. 
- Đồng thời ở lớp bì có tuyến nhờn làm cho da tay không thấm nước.
0,5
Câu 5 
(1,0 điểm)
- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn vật ở khoảng cách gần. Khi nhìn vật ở khoảng cách bình thường, ảnh của vật hiện ở phía trước màng lưới, nên nhìn không rõ vật.
- Nguyên nhân:
 + Do bẩm sinh: cầu mắt dài.
 + Do không giữ đúng khoảng cách học đường hoặc xem ti vi quá gần, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn → dẫn đến cận thị.
- Các biện pháp phòng tránh tật cận thị ở lứa tuổi học sinh:
 + Phải luôn giữ đúng khoảng cách học đường, xem ti vi, máy tính đúng khoảng cách và điều độ.
 + Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều.
 + Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin A.
 + Học tập, lao động kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý tránh mắt làm việc kéo dài.
0,25
0,25
0,5
Câu 6
(2,0 điểm)
1. Chức năng nội tiết của tuyến tụy: Do các tế bào β, α của đảo tụy tiết hoocmôn insulin và glucagôn giúp điều hòa đường huyết luôn ổn định khoảng 0,12% ... 
(Học sinh có thể trình bày bằng lời hoặc sơ đồ vẫn cho điểm tối đa)
2. - Bệnh tiểu đường là hiện tượng tỉ lệ đường trong máu liên tục vượt quá mức bình thường, quá ngưỡng đối với thận, nên bị lọc và thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Nguyên nhân:
 + Do TB β của đảo tụy tiết insulin quá ít, không đủ mức cần thiết (chiếm 15 - 20% số người mắc bệnh tiểu đường).
 + Do các TB không tiếp nhận insulin, mặc dù TB β của đảo tụy vẫn hoạt động bình thường, làm quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen bị cản trở. Dẫn đến lượng đường trong máu cao và bị thải ra ngoài bằng đường nước tiểu (dạng này chiếm 80 - 85% ).
- Hậu quả: Người bị bệnh tiểu đường thường đi tiểu nhiều (Lượng nước tiểu thải hằng ngày gấp khoảng 10 lần so với người bình thường), khát và uống nhiều nước, ăn nhiều mà vẫn đói. Bệnh nặng có thể dẫn tới tổn thương động mạch vành tim (viêm tắc), động mạch màng lưới dẫn tới mù, ảnh hưởng tới chức năng thận ... không chữa trị kịp thời có thể tử vong.
0,5
0,5
0,5
0,5
----------------- Hết --------------

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co_huong.doc
Giáo án liên quan