Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 49, Bài 52: Phản xạ không điều kiệu và phản xạ có điều điện - Năm học 2019-2020

* Mục tiêu

 Kiến thức:

 - Trình bày được khái niệm PXCĐK và PXKĐK.

- Lấy được ví dụ về 2 loại phản xạ này.

 Kĩ năng:

 - Rèn được kĩ năng liên hệ với thực tế.

 - Tự tìm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại nhóm.

 - Trình bày kết quả phân tích và vận dụng

Thái độ:

- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia.

- Có ý thức hợp tác, chủ động , sáng tạo trong học tập

 * Phương tiện, thiết bị

 Chuẩn bị của Giáo viên:

- Màn hình, máy vi tính và máy chiếu: slides bảng 52.1, slides bài tập 1

Chuẩn bị của Học sinh ;

 - SGK Sinh học 8, vở ghi, bút .

- Đọc trước bài học.

- Ôn lại kiến thức về phản xạ

- Sưu tầm thông tin về PXKĐK và PXCĐK

 * Phương pháp:

- Hoạt động nhóm

 - Giải quyết vấn đề

* Kỹ thuật dạy học: Chia sẽ nhóm đôi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 49, Bài 52: Phản xạ không điều kiệu và phản xạ có điều điện - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/5/2020
Ngày dạy: 22/5/2020
Lớp dạy: 8B
BÀI 52- TIẾT 49: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I.MỤC TIÊU
 Sau bài học, học sinh cần đạt được: 
1. Kiến thức:
Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ.
Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
So sánh được các tính chất của PXKĐK với PXCĐK.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc.
	II. CHUẨN BỊ :
1. Phương tiện, thiết bị
 Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Màn hình, máy vi tính và máy chiếu.
- Giấy Ao, phiếu giao việc, băng dính (hoặc nam châm), bút dạ 
Chuẩn bị của Học sinh ;
	- SGK Sinh học 8, vở ghi, bút.
- Đọc trước bài học.
- Ôn lại kiến thức về phản xạ.
- Sưu tầm thông tin về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
2. Phương pháp:
- Hoạt động nhóm. 
 	- Giải quyết vấn đề. 
- Trò chơi. 
	3. Kỹ thuật dạy học
- Chia sẽ nhóm đôi
- Lược đồ tư duy
- Tia chớp
- Khăn trải bàn
III. HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC 
Hoạt động1: Khởi động- Trò chơi ‘’Tôi bảo’’ (5 phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh có tâm thế thoải mái, hào hứng tham gia bài học.
- HS nhớ lại kiến thức về phản xạ.
	* Kỹ thuật dạy học:
	- Sử dụng kỹ thuật giải quyết vấn đề.
	* Phương pháp:
	- Tia chớp.
	- Trò chơi.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh:
 	- Nhận xét giữa các học sinh, giáo viên khái quát và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu về luật chơi: Tôi bảo
- Gọi lớp trưởng lên làm quản trò hoặc GV làm quản trò.
- Cảm ơn HS và dẫn dắt vào bài mới:
+ Khi thầy bảo vỗ tay thì HS vỗ tay, hoặc khi nhìn thấy thầy và các bạn vỗ tay HS vỗ tay theo- Đó là phản xạ.
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phản xạ là gì?
- Giáo viên nhận xét- Đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta thực hiện rất nhiều các động tác, hoạt động nhằm thích ghi với môi trường sống. Tất cả những hoạt động đó đều là các phản xạ của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng các phản xạ này có thể khác nhau về bản chất. Vậy, có những loại phản xạ nào? Chúng khác nhau ở những điểm gì? Chúng hình thành và biến mất trong cơ thể chúng ta ra sao?
- Ghi nhớ luật chơi
- Lớp trưởng lên tổ chức trò chơi.
+ HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
Hoạt động2: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện (10 phút)
	* Mục tiêu
 Kiến thức: 
	- Trình bày được khái niệm PXCĐK và PXKĐK.
- Lấy được ví dụ về 2 loại phản xạ này.
 Kĩ năng:
	- Rèn được kĩ năng liên hệ với thực tế.
	- Tự tìm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại nhóm.
	- Trình bày kết quả phân tích và vận dụng 
Thái độ: 
- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia.
- Có ý thức hợp tác, chủ động , sáng tạo trong học tập
 * Phương tiện, thiết bị
 Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Màn hình, máy vi tính và máy chiếu: slides bảng 52.1, slides bài tập 1
Chuẩn bị của Học sinh ;
	- SGK Sinh học 8, vở ghi, bút.
- Đọc trước bài học.
- Ôn lại kiến thức về phản xạ
- Sưu tầm thông tin về PXKĐK và PXCĐK
 * Phương pháp:
- Hoạt động nhóm 
 	- Giải quyết vấn đề 
* Kỹ thuật dạy học: Chia sẽ nhóm đôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV phân chia các cặp đôi theo cách điểm số 1, 2, 1, 2,
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi cặp đôi lần lượt hoàn thành các yêu cầu sau:
+ Yêu cầu 1: Trả lời câu hỏi: Thế nào là PXKĐK, PXCĐK?
+ Yêu cầu 2: GV chiếu slides bảng 52.1, từng cặp đôi đánh dấu vào ô tương ứng.
+ Yêu cầu 3: GV chiếu slides bài tập 1, từng cặp đôi lựa chọn đáp án đúng.
- GV quan sát các nhóm thảo luận, hỗ trợ khi cần thiết.
- Báo cáo kết quả: Yêu cầu các nhóm báo cáo nhanh kết quả, GV ghi lại các kết quả của HS.
- GV đánh giá phần hoạt động từng yêu cầu của HS, Chiếu lần lượt các slides tương ứng.
Tiểu kết 1:
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
- Chuyển mục: Trong cuộc sống hàng ngày con người chúng ta luôn có các PXCKĐK mới được hình thành và củng có những PXCĐK cũ bị mất đi, vậy quá trình hình thành và ức chế PXCĐK diễn ra như thế nào?
- HS thực hiện chia nhóm cặp đôi.
- Lắng nghe để biết cách học tập, thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV.
- Các nhóm thảo luận nhanh từng yêu cầu của giáo viên.
- Mỗi yêu cầu, 1 hoặc 2 nhóm đôi chia sẽ trước cả lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung khi cần.
- HS lắng nghe, quan sát kết quả, tự điều chỉnh (nếu cần), thu nhận kiến thức cho bản thân.
Hoạt động3: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện (15 phút)
	* Mục tiêu
 Kiến thức: 
	- Trình bày được các điều kiện để hình thành PXCĐK mới và thực chất của việc hình thành PXCĐK mới là gì.
- Giải thích được tại sao các PXCĐK đã được hình thành lại bị mất đi.
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành và ức chế các PXCĐK.
 Kĩ năng:
	- Rèn được kĩ năng liên hệ với thực tế.
	- Tự tìm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại nhóm.
	- Trình bày kết quả phân tích và vận dụng 
Thái độ: 
- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia.
- Có ý thức hợp tác, chủ động , sáng tạo trong học tập
 * Phương tiện, thiết bị
 Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Màn hình, máy vi tính và máy chiếu: slides hình ảnh thí nghiệm, slides bài tập 2, slides câu hỏi thảo luận.
Chuẩn bị của Học sinh ;
	- SGK Sinh học 8, vở ghi, bút.
- Đọc trước bài học.
- Ôn lại kiến thức về phản xạ
- Sưu tầm thông tin về PXKĐK và PXCĐK
 * Phương pháp:
- Hoạt động nhóm 
 	- Giải quyết vấn đề 
* Kỹ thuật dạy học: Chia sẽ nhóm đôi, tia chớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Sự hình thành PXCĐK
- GV chiếu các slides giới thiệu thí nghiệm thành lập PXCĐK tiết nước bọt khi có ánh đèn, của Paplop.
- GV phân chia các cặp đôi theo cách điểm số 1, 2, 1, 2,
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi cặp đôi lần lượt hoàn thành các yêu cầu sau:
+ Yêu cầu 1: GV chiếu slides bài tập 2, từng cặp đôi lựa chọn đáp án đúng.
+ Yêu cầu 2: Trả lời câu hỏi: Thực chất của sự thành lập PXCĐK là gì?
- GV quan sát các nhóm thảo luận, hỗ trợ khi cần thiết.
- Báo cáo kết quả: Yêu cầu các nhóm báo cáo nhanh kết quả, GV ghi lại các kết quả của HS.
- GV đánh giá phần hoạt động từng yêu cầu của HS, Chiếu lần lượt các slides tương ứng.
Tiểu kết 2: 
- Điều kiện để hình thành pxcđk:
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện.
(Kích thích có điều kiện phải tác động trước vài giây so với kích thích không điều kiện)
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
- Thực chất của quá trình hình thành pxcđk là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não.
- Chuyển mục: ? Đường mòn nếu không đi nữa sẽ có hiện tượng gì?
(+ Cỏ sẽ mọc lại như khi chưa tạo thành đường mòn.)
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi cặp đôi lần lượt hoàn thành các yêu cầu sau:
? Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- Lấy ví dụ về sự hình thành PXCĐK và ức chế PXCĐK.
? Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống là gì?
- GV quan sát các nhóm thảo luận, hỗ trợ khi cần thiết.
- Báo cáo kết quả: Từng yêu cầu các nhóm báo cáo nhanh kết quả, GV ghi lại các kết quả của HS.
- GV đánh giá phần hoạt động từng yêu cầu của HS, Chiếu lần lượt các slides tương ứng.
? Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?
- GV khắc sâu: những thói quen tốt cần được duy trì, những thói quen xấu như nghiện thuốc, nghiện ma tuý... cần phải loại bỏ.
Tiểu kết 3:
- Khi pxcđk không được củng cố thì sẽ bị mất dần đi.
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống và điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Hình thành những thói quen, tập quán sống mới.
Chuyển mục: PXCĐK và PXKĐK có những tính chất gì? 
- HS quan sát các bước thí nghiệm, thu nhận kiến thức.
- HS thực hiện chia nhóm cặp đôi.
- Lắng nghe để biết cách học tập, thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV.
- Các nhóm thảo luận nhanh từng yêu cầu của giáo viên.
- Mỗi yêu cầu, 1 hoặc 2 nhóm đôi chia sẽ trước cả lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung khi cần.
- HS lắng nghe, quan sát kết quả, tự điều chỉnh (nếu cần), thu nhận kiến thức cho bản thân.
- Lắng nghe để biết cách học tập, thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV.
- Các nhóm thảo luận nhanh từng yêu cầu của giáo viên.
- Mỗi yêu cầu, 1 hoặc 2 nhóm đôi chia sẽ trước cả lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung khi cần.
- HS lắng nghe, quan sát kết quả, tự điều chỉnh (nếu cần), thu nhận kiến thức cho bản thân.
Hoạt động4: So sánh các tính chất của PXCĐK với PXKĐK (10 phút)
	* Mục tiêu
 Kiến thức: 
	- So sánh được các tính chất của PXCĐK và PXKĐK.
Kĩ năng:
	- Tự tìm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại nhóm.
	- Trình bày kết quả phân tích và vận dụng 
Thái độ: 
- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia.
- Có ý thức hợp tác, chủ động , sáng tạo trong học tập
 * Phương tiện, thiết bị
 Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Màn hình, máy vi tính và máy chiếu: slides bảng 52.2.
- Giấy A0 cho các nhóm.
Chuẩn bị của Học sinh ;
	- SGK Sinh học 8, vở ghi, bút.
- Đọc trước bài học.
- Ôn lại kiến thức về phản xạ
- Sưu tầm thông tin về PXKĐK và PXCĐK
 * Phương pháp:
- Hoạt động nhóm 
 	- Giải quyết vấn đề 
* Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chia các nhóm học tập, mỗi nhóm khoảng 8 HS
- GV giao nhiệm vụ: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, mỗi nhóm hoàn thành bảng 52-2, trong thời gian 5 phút. 
- GV chiếu slides bảng 52-2.
- GV quan sát các nhóm thảo luận, hỗ trợ khi cần thiết.
- Báo cáo kết quả: Yêu cầu các nhóm báo cáo nhanh kết quả.
- GV đánh giá phần hoạt động từng nhóm của HS, Chiếu lần lượt các slides tương ứng.
Tiểu kết 4: (slides bảng 52-2- đã hoàn thiện).
- GV đưa ra câu hỏi vấn đáp nhanh:
Nêu mối quan hệ giữa PXKĐK và PXCĐK?
- GV gọi 1-2 HS trình bày câu trả lời, nhận xét.
- GV nhấn mạnh:
- Mối liên hệ:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).
- Chuyển mục: Qua bài học hôm nay, chúng ta cần nắm điều gì?
- HS chia nhóm.
- Lắng nghe để biết cách học tập, thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV.
- Các nhóm thảo luận nhanh từng tính chất của 2 loại phản xạ.
- Mỗi nhóm lên dán kết quả trên bảng trước cả lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung khi cần.
- HS lắng nghe, quan sát kết quả, tự điều chỉnh (nếu cần), thu nhận kiến thức cho bản thân.
- HS làm việc các nhân, nghiên cứu thông tin phần III trong SGK và bảng 52-2 đã hoàn thiện để tìm ý trả lời.
- 1-2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (5 phút)
* Mục tiêu
 Kiến thức: 
	- HS liên hệ với hiện tượng thực tế và khái quát lại những kiến thức cơ bản về PXCĐK và PXKĐK.
 Kĩ năng:
	- Rèn được kĩ năng vận dụng thực tế.
Thái độ: 
- Tích cực tham gia vào các hoạt động .
- Có ý thức rèn luyện bản thân.
 * Phương tiện, thiết bị
- Màn hình, máy vi tính và máy chiếu: Chiếu slides lược đồ tư duy.
 * Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề.
 * Kĩ thuật: lược đồ tư duy 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trình chiếu slides lược đồ tư duy, hệ thống lại kiến thức. Mỗi ý có thể vấn đáp nhanh học sinh.
- Nhận xét, dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm thông tin về PXKĐK và PXCĐK, đọc mục: ”Em có biết?”, học bài cũ theo nội dung câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.
- HS quan sát, làm việc cá nhân, xung phong trả lời các câu hỏi.
- HS khác bổ sung, nhận xét.
- HS tiếp thu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_49_bai_52_phan_xa_khong_dieu_kie.doc
Giáo án liên quan