Giáo án Sinh học 8 - Tiết 3, Bài 3: Tế bào - Năm học 2015-2016

?Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?

?Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?

- GV nhận xét thông tin thêm: Thành phần cơ bản của nhân là ADN. ADN mang mã di truyền, quy đinh những đặc điểm về cấu trúc của Protein được tổng hợp ở Riboxom trong tế bào.

?Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng, chất tế bào và nhân?

- GV nhận xét thông tin thêm: MSC thực hiện TĐC để tổng hợp nên những chất riêng của TB. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của TB được thực hiện nhờ ti thể. NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc của Pr được tổng hợp trong TB ở riboxom. Như vậy các bào quan trong TB có sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện chức năng sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 3, Bài 3: Tế bào - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02	Ngày soạn: 23/8/2015
Tiết: 3
Bài 3: TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: 
- HS khá giỏi:
+ Mô tả được các thành phần cấu tạo của TB phù hợp với chức năng của chúng 
+ Chứng minh được TB là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. 
- HS tb yếu:
+ Mô tả được các thành phần cấu tạo của TB phù hợp với chức năng của chúng 
+ Xác định rõ TB là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. 
2) Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3) Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 3.1 SGK
2. Học sinh: Soạn trước bài ở nhà, ôn lại cấu tạo tế bào thực vật.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2) Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể người. Chức năng của các cơ quan đó là gì?
? Hệ cơ quan nào đóng vai trò chỉ đạo các cơ quan khác.
3) Bài mới: 
Mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống cua cơ thể?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào
Yêu cầu HS quan sát H 3.1 và cho biết:
+ Cấu tạo tế bào bao gồm những thành phần nào? 
- Treo tranh H 3.1 phóng to để HS lên bảng chỉ trên tranh.
Gọi 1-2 HS lên bảng trình bày cấu tạo của TB trên tranh.
- Yêu cầu HS So sánh với cấu tạo tế bào thực vật xem có điểm gì giống và khác?
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát kĩ H 3.1 và ghi nhớ kiến thức.
- 1 HS lên bảng chỉ trên tranh và nêu được 3 thành phần chính của TB: màng, TBC, nhân.
HS khác nhận xét, bổ sung. 
- 1-2 HS lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- Giống: đều gồm 3 thành phần chính
- Khác: Ở TB thực vật có màng xenlulozo
I. Cấu tạo tế bào:
Cấu tạo tế bào gồm 3 phần:
- Màng.
- Tế bào chất gồm nhiều bào quan như: Lưới nội chất, Riboxom, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể.
- Nhân gồm: nhiễm sắc thể, nhân con.
Hoạt động 2 Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong tế bào
Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu bảng 3.1 để ghi nhớ chức năng các bào quan trong tế bào và trả lời các câu hỏi sau.
?Màng sinh chất có vai trò gì? Tại sao?
?Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
?Nhờ đâu lưới nội chất thực hiện được chức năng đó?
?Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
?Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
- GV nhận xét thông tin thêm: Thành phần cơ bản của nhân là ADN. ADN mang mã di truyền, quy đinh những đặc điểm về cấu trúc của Protein được tổng hợp ở Riboxom trong tế bào.
?Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng, chất tế bào và nhân?
- GV  nhận xét thông tin thêm: MSC thực hiện TĐC để tổng hợp nên những chất riêng của TB. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của TB được thực hiện nhờ ti thể. NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc của Pr được tổng hợp trong TB ở riboxom. Như vậy các bào quan trong TB có sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện chức năng sống.
- Cá nhân nghiên cứu bảng 3.1 và ghi nhớ kiến thức.
- Dựa vào bảng để trả lời.
-Màng sinh chất giúp TB thực hiện trao đổi chất, vì có lỗ màng liên hệ giữa TB với máu và dịch mô.
- Tổng hợp và vận chuyển các chất giũa các bào quan trong TB.
- Vì lưới nội chất là một hệ thống ống và màng, phân nhánh chằng chịt trong chất tế bào, nối liền màng sinh chất với nhân và nối liền các bào quan khác với nhau.
 - Nhờ ti thể tham gia hô hấp và giải phóng năng lượng.
- Vì Nhân là nơi điều khiển mọi hoạt động sống của TB
- Màng sinh chất giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường ngoài; chất TB là nơi thực hiện sự trao đổi chất bên trong tế bào; nhân điều khiển mọi hoạt động sống trong tế bào, đóng vai trò quan trọng trong di truyền.
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào:
Bảng 3.1 SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần hoá học của tế bào
- Yêu cầu HS đọc mục £ SGK và trả lời câu hỏi:
?Cho biết thành phần hoá học chính của tế bào?
- Nhận xét và liệt kê tên các thành phần.
- HS dựa vào £ SGK để trả lời.
- Gồm các chất hữu cơ và vô cơ.
III. Thành phần hoá học của tế bào:
- Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ
a. Chất hữu cơ: Prôtêin, Gluxit, Lipit, Axit nuclêic: ADN, ARN.
b. Chất vô cơ: Muối khoáng chứa Ca, Na, K, Fe ... và nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào
- Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ H3.2 SGK để trả lời câu hỏi:
?Hằng ngày cơ thể và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào?
?Kể tên các hoạt động sống diễn ra trong tế bào.
- Qua H 3.2 hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể?
- Nhận xét
- Nghiên cứu kĩ H3.2, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
+ Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxi, chất hữu cơ, nước, muối khoáng cung cấp cho tế bào trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và thải cacbonic, chất bài tiết.
- TĐC, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
- C/ n của TB là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Sự phân chia TB giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có tham gia vào quá trình sinh sản. Vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của TB nên TB là đơn vị chức năng của cơ thể.
IV. Hoạt động sống của tế bào:
- Hoạt động của tế bào gồm: trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
- Hoạt động sống của tế bào liên quan đến hoạt động sống của cơ thể 
+ Trao đổi chất của tế bào là cơ sở trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
+ Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
4) Củng cố:
- Cho HS đọc ghi nhớ
- HS làm bài tập 1/sgk/13
Đáp án :
1- c ; 2- a ; 3- b ; 4- e ; 5- d
5) Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Xem lại bài và học bài
- Đọc mục “Em có biết”
- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào vào vở, học thuộc tên và chức năng.
-Xem trước bài 4 Mô
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_3_Te_bao.doc