Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 33 đến 40

I. Mục tiêu.

 1, Kiến thức:

Hệ thống hoá kiến thức HKI. Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học

Vận dụng các kiến thức, khái quát được các nội dung cơ bản theo chủ đề

 2, Kỹ năng

Rèn những kỹ năng:

. Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học

. Tư duy, tổng hợp, khái quát

. Hoạt động nhóm

3, Thái độ :

Giáo dục hs ý thức ham học

II. Chuẩn bị

1. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, hoạt động nhóm

2. Đồ dùng dạy học: Gv : Tranh in màu TB, mô, hệ cơ quan vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá

Hs : giấy toki khổ lớn

III. Tiến trình bài giảng

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ ( lồng trong bài )

3. Bài mới

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 33 đến 40, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cho mùa nóng mùa lạnh
. Rèn luyện thân thể (rèn luyện da) tăng khái niệm chịu đựng của cơ thể
. Trồng nhiều cây xanh=> tạo bóng mát 
Hs hoàn thiện thêm kiến thức
4.Củng cố
Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập
 ? Khi đi ra ngoài trời nắng to, không có gió lùa hoặc ở trong phòng với nhiệt độ cao ( 360C - 370C) không có gió thì hiện tư ợng gì xảy ra đối với cơ thể?
(Quá trình tỏa nhiệt không xảy ra được làm cho thân nhiệt tăng -> Cảm nắng (nóng) 
? Tại sao khi trời mát ta lao động mồ hôi vẫn ra
(Lao động nặng cần nhiều năng lượng, quá trình dị hóa tăng -> Nhiệt độ cơ thể tăng, cơ thể điều hòa bằng cách chảy mồ hôi)
? Trời nắng nóng, chó thường thè lưỡi và thở mạnh. Tại sao có hiện tượng này ? (ở chó tuyến mồ hôi không phát triển. Chó thư ờng thè lưỡi và thở mạnh để loại hơi nước ra ngoài là cách tỏa bớt nhiệt trong cơ thể)
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
5. Hướng dẫn về nhà
 Hoàn thành bài tập sgk
 Đọc em có biết
 Tìm hiểu các loại vitamin và muối khoáng trong thức ăn
Tiết 35 
I. Mục tiêu.
 1, Kiến thức: 
Hệ thống hoá kiến thức HKI. Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học
Vận dụng các kiến thức, khái quát được các nội dung cơ bản theo chủ đề
 2, Kỹ năng
Rèn những kỹ năng:
. Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học
. Tư duy, tổng hợp, khái quát
. Hoạt động nhóm
3, Thái độ :
Giáo dục hs ý thức ham học 
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: Gv : Tranh in màu TB, mô, hệ cơ quan vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá 
Hs : giấy toki khổ lớn 
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng trong bài ) 
3. Bài mới
Hoạt động 1. hệ thống hoá kiến thức
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Gv chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn quay lại với nhau thành một nhóm)
Phân công các nhóm hoàn thành 6 bảng của bài 35
Nhóm 1,3,5 hoàn thành bảng 1,2,3 SGK
Nhóm 2,4,6 hoàn thành bảng 4,5,6 SGK
Giáo viên dán đáp án các nhóm lên bảng. yêu cầu đại diện nhóm trình bày 
Ghi ý kiến bổ sung của các nhóm khác vào bên cạnh
Giáo viên chốt đáp án chuẩn trên bảng phụ
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng kiến thức của nhóm , thống nhất ý kiến -> ghi kết quả thảo luận vào giấy toki
Cử đại diện thuyết minh đáp án. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung
Học sinh thảo luận trước lớp
Học sinh tự hoàn thiện kiến thức
Bảng 35. 1: Khái quát về cơ thể người
Cấp độ tổ chức
Đặc điểm đặc trưng
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
- Gồm: màng, tế bào chất với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi..) và nhân.
- Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
Mô
- Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau.
- Tham gia cấu tạo nên các cơ quan.
Cơ quan
- Được cấu tạo nên bởi các mô khác nhau.
- Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan.
Hệ cơ quan
- Gồm các cơ quan có mối quan hệ về chức năng.
- Thực hiện chức năng nhất định của cơ thể.
Bảng 35. 2: Sự vận động của cơ thể
Hệ cơ quan thực hiện vận động
Đặc điểm cấu tạo
 đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.
- Có tính chất cứng rắn và đàn hồi.
Tạo bộ khung cơ thể
+ Bảo vệ 
+ Nơi bám của cơ
- Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường.
Hệ cơ
- Tế bào cơ dài
- Có khả năng co dãn
- Cơ co dãn giúp cơ quan hoạt động.
Bảng 35. 3: Tuần hoàn máu
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Tim
- Có van nhĩ thất và van động mạch.
- Co bóp theo chu kì gồm 3 pha.
- Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
- Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, mước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông.
Hệ mạch
- Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
- Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim.
Bảng 35. 4: Hô hấp
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp
Cơ chế
Vai trò
Riêng
Chung
Thở
Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp.
Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
Cung cấp oxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể.
Trao đổi khí 
ở phổi
- Các khí (O2; CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ khí CO2 trong máu.
Trao đổi khí 
ở tế bào
- Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra.
 Hoạt 
 động
Loại 
 chất
Cơ quan 
 thực hiện
Bảng 35. 5: Tiêu hoá
Khoang miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hoá
Gluxit
Lipit
Prôtêin
x
x
x
x
x
Hấp thụ
Đường
Axit béo và glixêrin
Axit amin
x
x
x
Hoạt động 2. câu hỏi ôn tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu hỏi sách giáo khoa 
Yêu cầu hs thảo luận trả lời
Gv nhận xét, chốt đáp án
Học sinh thảo luận nhóm thống nhất ý kiến -> đại diện nhóm trả lời
Lớp bổ sung
4.Củng cố
Giáo viên đánh giá cho điểm 1 – 2 nhóm hoạt động tốt
5. Hướng dẫn về nhà
 Ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì I
Tiết 36 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Nhằm đánh giá, kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức trong các chương đã học của hs trong chư ơng trình học kì I theo các nội dung 
. Cấu tạo, hoạt động sinh lí
. Cấu tạo liên hệ với chức phận
. So sánh cấu tạo. Vê sinh các hệ cơ quan
. Rèn kĩ năng suy nghĩ trình bày một bài kiểm tra bằng các hình thức trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận, khả năng tư duy
. Biết trình bày rõ ràng mạch lạc
II. Chuẩn bị	
Thiết lập ma trận đề	
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng
Tổng
Khái quát về cơ thể người
0,5
 1đ
0,5
 1đ
1
 2đ
Tuần hoàn
0,5
 1đ
1
 2đ
0,5
 1đ
2
 4đ
Hô hấp
1
 2đ
1
 2đ
Tiêu hoá
1
 2đ
1
 2đ
Tổng
1
 2đ
3
 6đ 
1
 2đ
5
 10đ
Ra đề KT theo ma trận đề
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2.Gv phát đề kiểm tra - Hs làm bài
3. gv thu bài. Nhận xét ý thức làm bài của hs
4. Hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu về Vitamin
đề 1
1.Mô tả cấu tạo của tim ? 
Giải thích vì sao tim hoạt động cả đời không mệt mỏi ?
2. Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non thích nghi với sự tiêu hoá ? Những loại thức ăn nào được tiêu hoá ở ruột non ? Viết sơ đồ biến đổi hóa học của thức ăn ở ruột non?
3: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
4. Phản xạ là gì ? Cho ví dụ ?
Cây xấu hổ khi chạm vào lá cụp lại đó có phải là phản xạ không ? Vì sao ?
5. Cử động hô hấp là gì ?
Phân tích cử động của cơ xương trong cử động hô hấp ( khi hít vào và thở ra ) ?
đề 2
1. Trình bày thành phần cấu tạo của máu ? 
 Máu có tính chất bảo vệ cơ thể như thế nào ?
2. Trình bày các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá ?
Cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hoá ?
3: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
4. Cử động hô hấp là gì ?
Phân tích cử động của cơ xương trong cử động hô hấp ( khi hít vào và thở ra ) ?
5. Phản xạ là gì ? Cho ví dụ ?
Cây xấu hổ khi chạm vào lá cụp lại đó có phải là phản xạ không ? Vì sao ?
đáp án – biểu điểm
đề 1 :
Câu 1 : 2đ
. Cấu tạo của tim
 Tâm nhĩ phải
 Nửa phải
 Tâm thất phải
. Tim 
 Tâm nhĩ trái
 Nửa trái 
 Tâm thất trái
. Tim hoạt động cả đời không mệt mỏi vì :
Mỗi chu kì co dãn tim chiếm 0,8s trong đó tâm nhĩ co 0,1s ghỉ 0,7s. Tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s -> thời giam nghỉ của tim nhiều -> đủ cho tim phục hồi hoàn toàn. 
Câu 2 : 2đ
. Ruột non là đoạn dài nhất trong ống tiêu hoá( 2,8 – 3 m)
. Thành có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn
. Có ống dẫn chung dịch tụy và dịch mật đổ vào tá tràng
. Có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhầy ở lớp niêm mác ruột non
. Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ loại enzim tiêu hóa các loại thức ăn
Các loại thức ăn: 
G, P, giọt Li tác dụng của enzim Biến đổi 
 trong dịch tụy,mật, ruột 
thành đường đơn, axítamin, axít béo và glyxêrin
Câu 3 : 2đ
Vòng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ tâm thất phải -> theo động mạch phổi -> mao mạch hai lá phổi ( diễn ra trao đổi khí, máu nhận O2 vào , thải CO2 ra -> máu đỏ tươi) -> theo tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái
Vòng tuần hoàn lớn:
Máu từ tâm thất trái -> theo động mạch chủ
->Mao mạch phần trên và phần dưới cơ thể ( diễn ra TĐC, trao đổi khí nhận CO2 -> thành máu đỏ tươi) -> theo tĩnh mạch chủ trên và dưới -> tâm nhĩ phải
Câu 4 : 2đ
+Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
+Vd: chiếu đèn sáng -> đồng tử co lại
+hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ là Cảm ứng ở thực vật không chịu sự điều khiển của hệ thần kinh -> không phải phản xạ
Câu 5 : 2đ
1 cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và một lần thở ra
Khi hít vào : Cơ liên sườn ngoài co làm xương sườn chuyển động theo hai hướng lên trên và sang 2 bên -> làm lồng ngực nở rông sang 2 bên
Cơ hoành co làm lồng ngực mổ rộng thêm về phía dưới
Khi thở ra : Cơ hoành và cơ liên sườn dãn làm lồng ngực thu nhỏ về vị trí cũ
đề 2 :
Câu 1 : 2đ
Thành phần cấu tạo của máu 
Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
Các tế bào máu gồm : hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Máu có tính chất bảo vệ cơ thể là :
- Trong máu có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng thực bào và tiết ra chất kháng độc (kháng thể). (1 đ).
- Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương 
Câu 2 : 2đ
+ Các tác nhân chủ yếu
Vi khuẩn
Giun sán
ăn uống không đúng cách
Khẩu phần ăn không hợp lí 
. Cần hình thành thói quen
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách
+ ăn uống hợp vệ sinh
 . ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ dễ thấm đều dịch tiêu hóa
 . ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn thức ăn hợp khẩu vị, trong bầu không khí vui vẻ ... đều giúp cho sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn, số lượng, chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn
. Sau khi ăn nghỉ ngơi để giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa, hoạt động co bóp của dạ dày, ruột được tập trung nhiều hơn => Tiêu hóa có hiệu quả
Câu3 : 2đ
Vòng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ tâm thất phải -> theo động mạch phổi -> mao mạch hai lá phổi ( diễn ra trao đổi khí, máu nhận O2 vào , thải CO2 ra -> máu đỏ tươi) -> theo tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái
Vòng tuần hoàn lớn:
Máu từ tâm thất trái -> theo động mạch chủ
->Mao mạch phần trên và phần dưới cơ thể ( diễn ra TĐC, trao đổi khí nhận CO2 -> thành máu đỏ tươi) -> theo tĩnh mạch chủ trên và dưới -> tâm nhĩ phải
Câu 4 : 2đ
1 cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và một lần thở ra
Khi hít vào : Cơ liên sườn ngoài co làm xương sườn chuyển động theo hai hướng lên trên và sang 2 bên -> làm lồng ngực nở rông sang 2 bên
Cơ hoành co làm lồng ngực mổ rộng thêm về phía dưới
=> tăng thể tích lống ngực
Khi thở ra : Cơ hoành và cơ liên sườn dãn làm lồng ngực thu nhỏ về vị trí cũ
=> giảm thể tích lống ngực
Câu 5 : 2d
+Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
+Vd: chiếu đèn sáng -> đồng tử co lại
+hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ là Cảm ứng ở thực vật không chịu sự điều khiển của hệ thần kinh -> không phải phản xạ
* Đề ra: A. phần trắc nghiệm khách quan
Câu I: Hãy ghép các mệnh đề ở cột B với cột A để trở thành câu đúng
Thành phần của máu (A)
Chức năng (B)
Trả lời
1. Huyết tương
2. Hồng cầu
3. Bạch cầu
4. Tiểu cầu
a) Tạo hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể
b) Chứa enzim tham gia quá trình đông máu 
c) Vận chuyển 02 và C02 
d) Duy trì máu ở trạng thái lỏng
e) Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất tiết
1-
2-
3-
4-
Câu II: Chọn đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
1 - Trong các yếu tố sau, yếu tố không phải là vật trung gian truyền bệnh qua đường tiêu hoá là:
a) Rau sống, quả xanh
c) Thức ăn ôi thiu
e) Muỗi
b) Nước lã
d) Tay bẩn
g) Ruồi
2 - Các bộ phận của tế bào là:
a) Màng sinh chất, chất tế bào, nhân
b) Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể, lưới nội chất
c) Ti thể, lưới nội chất, chất tế bào, nhân, bộ máy gôn ghi
d) Cả a, b và c
B. phần tự luận
Câu I: Bộ xương người gồm những phần nào? Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?
Câu II: Nêu các bước xử lí thích hợp khi gặp tình huống: ở nơi đông người có một nạn nhân bị ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp đột ngột? 
Câu III: Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa? 
* Đáp án - Biểu điểm 
A. phần trắc nghiệm khách quan
Câu I (2 điểm) 1d,e 2c 3a 4d -> Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm 
Câu II (1 điểm) 1e 2a -> Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm
B. phần tự luận
Câu I (2 điểm) 
- Bộ xương người gồm các phần
0.75 điểm (mỗi ý 0.25 điểm) 
+ Xương đầu: Xương sọ, xương mặt	
+ Xương thân: Xương cột sống, Xương lồng ngực 
+ Xương tay, xương chân 
- Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương
+ Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nằm ở trong màng xương (0.5 điểm)
+ Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. ở tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương nên xương không còn dài thêm, người không cao thêm được nữa. (0.75 điểm)
Câu II: (2.5 điểm) 
Nêu được các bước như sau
+ Đưa nạn nhân ra khỏi chỗ đông người (0.5 điểm)
+ Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt 
(2điểm; mỗi ý 0.5 điểm)
. Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê hơi cao để đầu ngửa ra sau
. Bịt mũi nạn nhân bằngngón tay cái và ngón trỏ của tay phải (hoặc trái)
. Hít hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát mặt nạn nhân và thổi hết sức vào miệng nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. Tiếp theo là ép lồng ngực nạn nhân cho không khí ở phổi thoát ra
 . Làm như trên với nhịp độ 12 - 20 lần/phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được phục hồi
Câu III (2.5 điểm)
+ Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa (1điểm)
Đồng hóa
Dị hóa
. Tổng hợp các chất
. Tích lũy năng lượng
. Phân giải các chất
. Giải phóng năng lượng đã được tích lũy trong đồng hóa
+ Mối quan hệ: 
Các chất được tổng hợp từ đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. (0.5 điểm)
Do đó năng lượng được tích lũy ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa (0.5 điểm)
=> Hai quá trình tuy mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau (0.5 điểm)
IV. Nhận xét - đánh giá:
Gv nhận xét tinh thần, thái độ làm bài của hs
V. Hướng dẫn học bài
Kiểm tra lại kết quả bài làm ở lớp -> Tự chữa bài
Ngày 15 tháng 01 năm 2008 
 Tiết 37 
I. Mục tiêu.
 1, Kiến thức: 
Hs trình bày được: Vai trò của vitamin và muối khoáng 
Vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí và chế biến thức ăn
2, Kỹ năng
Rèn những kỹ năng:
. Phân tích, quan sát, kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống
. Hoạt động nhóm
 3, Thái độ
Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học
II. Đồ dùng dạy học 
 Gv : Sưu tầm tranh ảnh chứng minh được vai trò của vitamin và muối khoáng (trẻ em còi xương, bệnh bướu cổ ...)
 Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng
 Hs: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học 
. ổn định lớp 
. Bài mới 
Gv vào bài: Giải thích nghĩa của từ vitamin (công thức hóa học của nhóm là amin và nhóm này rất cần cho sự sống - Mà sự sống là vita) => Đặt tên là vitamin) 
* Hoạt động 1. vitamin
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv giới thiệu: Vai trò của một số vitamin
. Là những hợp chất hóa học tương đối đơn giản, có trong thức ăn với liều lượng rất nhỏ
. Là những chất không có vai trò tạo hình, không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
. Vitamin là thành phần không thể thiếu được của enzim - chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
Giáo viên treo bảng phụ bài tập sgk 
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gọi 1 hs trình bày
? Vitamin là gì ? 
? Vitamin có vai trò gì với cơ thể 
? Vitamin có 2 loại đó là những loại nào?
Gv treo bảng 34.1 nêu câu hỏi
? Vitamin thường có ở những loại thực phẩm nào? Có tác dụng gì đối với hoạt động sống của cơ thể
? Trong trường hợp nào ta nên sử dụng vitamin có sẵn trong tự nhiên, trong trường hợp nào ta nên sử dụng vitamin được tổng hợp sẵn
? Vitamin quan trọng như vậy ta có nên sử dụng thật nhiều không? Tại sao?
Gv bổ sung
VD: Thừa vitamin A -> Vàng da 
Thừa vitamin D -> Kém ăn, đi lỏng, cơ thể gầy yếu và ở trạng thái lừ đừ 
Gv nêu câu hỏi dưới bảng 34.1 
? Hãy cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể 
. Gv gợi ý : ? Các loại thức ăn hàng ngày có nguồn gốc từ đâu ? 
Hs đọc kĩ thông tin, thu thập, ghi nhớ kiến thức
Hs đọc kĩ nội dung, dựa vào hiểu biết cá nhân để hoàn thành
Một hs đọc kết quả, các ý kiến khác bổ sung
Thống nhất đáp án đúng: 1 - 3 - 5 - 6
Hs trình bày được. Gồm:
. Vitamin tan trong dầu mỡ: A, D, E, K
. Vitamin tan trong nước: B (B1; B2; B6; B12...) C và PP
Đọc kĩ thông tin sgk 
Hs nghiên cứu bảng 34.1 sgk liên hệ thực tế trả lời 
Thảo luận nhóm nêu được
. Mắc chứng thừa vitamin => Gây bệnh nguy hiểm
Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến
Cử đại diện trình bày. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
 Thống nhất:
. Thực đơn trong bữa ăn hằng ngày cần phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật
* Hoạt động 2. muối khoáng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv thông báo theo thông tin sgk
Treo bảng 34.2 yêu cầu hs đọc bảng và thảo luận nhóm
? Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em dễ mắc bệnh còi xương?
? Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
Gv nêu đáp án đúng
. Cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D => Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hóa Ca và P để tạo xương
. Là thành phần không thể thiếu của hoócmôn tuyến giáp mà lại chỉ có nhiều trong đồ ăn biển, dầu cá...
? Tại sao trong khẩu phần ăn cần phải có muối khoáng?
? Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào? Chế biến ra sao để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
Gv trình bày đáp án đúng qua bảng phụ
Trong khẩu phần ăn hàng ngày 
* Cần
. Cung cấp đủ lượng thịt, trứng, sữa và rau quả tươi
. Cung cấp đủ muối, nước chấm (vừa phải) 
 * Nên 
. Dùng muối iốt
. Trẻ em cần được tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm ...)
. Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn
? Các loại muối khoáng đều có trong thực phẩm tự nhiên. Tại sao trong nấu ăn người ta phải thêm mắm muối iốt vào trong thức ăn?
Đọc kĩ thông tin trong bảng. Thảo luận nhóm
Trao đổi kết quả giữa các nhóm, nếu có ý kiến khác bổ sung
-> Muối khoáng rất cần cho cấu trúc và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể
Vì hàng ngày ta thải qua mồ hôi và nước tiểu một lượng không nhỏ muối khoáng (từ 15 - 20g)
Cá nhân hs trả lời trước lớp
Hs tự đánh giá, bổ sung cho câu trả lời của mình
Do hàm lượng muối khoáng trong thực phẩm tự nhiên nhỏ, chưa đảm bảo cung cấp đủ lượng muối khoáng cho cơ thể, mặt khác đa phần nguồn nước ăn thiếu iốt nên phải bổ sung.
IV. Kiểm tra - đánh giá 
* Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản 
? Chọn câu trả lời đúng 
Vai trò của VTM và MK khác nhau ở điểm nào căn bản nhất?
a) VTM có vai trò điều hòa hoạt động cơ thể, MK có vai trò tạo hình và điều hòa hoạt động cơ thể
b) VTM là chất hữu cơ, MK là chất vô cơ
c) Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ VTM, lượng muối khoáng cần nhiều hơn, tùy cơ quan của cơ thể
d) Muối khoáng thường có vị mặn, VTM không có đặc điểm này 
Đáp án : a
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
V. Hướng dẫn học bài Hoàn thành bài tập sgk
 Đọc em có biết
 Sưu tầm tranh vẽ: Thịt lợn, thịt bò, các hạt đậu, lạc, vừng, thóc, gạo ...
Ngày 17 tháng 01 năm 2008 
 Tiết 38 
I. Mục tiêu.
 1, Kiến thức: 
. Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau
Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần 
2, Kỹ năng
Phát triển kĩ năng 
. Phân tích, quan sát kênh hình, vận dụng kiến thức vào đời sống
. Hoạt động nhóm
 3, Thái độ
Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học 
 Gv : Bảng 36.1 36.2 sgk
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trang 120 sgk
. Bảng phụ lục giá trị dinh

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_33_den_40.doc
Giáo án liên quan