Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 13 đến 19

I. Mục tiêu.

1, Kiến thức:

. Hs trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng

. Hs nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng

2, Kỹ năng

. Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức

. Hoạt động nhóm

. Vận dụng lí thuyết vào thực tế: Xác định vị trí của tim trong lồng ngực

3, Thái độ

Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim

II. Chuẩn bị

1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm

2. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to in màu hình 16.1; 16.2 sgk

III. Tiến trình bài giảng

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 ? Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

 ? Các nhóm máu ở người? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?

3. Bài mới

Cơ thẻ thực hiện TĐC thông qua môi trường trong là máu.

Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì?

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 13 đến 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và nêu câu hỏi sgk 
? Miễn dịch là gì?
? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ?
Giáo viên nhận xét - đưa ra đáp án chính xác
Gv liên hệ việc tiêm chủng ở trẻ nhỏ
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào ?
Đọc thông tin sgk 
Cá nhân trả lời câu hỏi. Các ý kiến khác bổ sung góp ý
 Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
Miễn dịch có 2 loại:
miễn dịch tự nhiên
miễn dịch nhân tạo
Liên hệ được việc tiêm phòng ở địa phương
4. Củng cố
Yêu cầu học sinh đọc KL SGK
 Các bạch cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể bằng những cơ chế nào? 
 Chức năng của bạch cầu ?
a. Giúp cho quá trình đông máu
b. Bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn 
c. Vận chuyển và cung cấp oxi cho tế bào 	
d. Vận chuyển và thải khí cácboníc ra ngoài 
 Nguyên nhân của miễn dịch nhân tạo chủ động là:
a. Do di truyền 
b. Do vi khuẩn xâm nhập mà cơ thể đã kháng lại được
c. Do tiêm vi khuẩn già yếu vào cơ thể 	
d. Do tiêm kháng thể 
Câu đúng: 2b; 3d
5. Dặn dò
Học bài cũ
Làm bài tập 1,2,3 sgk
Đọc phần em có biết
Chuẩn bị tiết 15, tìm hiểu các nhóm máu
Tiết 15 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể 
. Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó
2, Kỹ năng
. Quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức
. Hoạt động nhóm 
.Vận dụng lí thuyết để giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống
3, Thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể , biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to sơ đồ sgk, bảng phụ, máy chiếu, màn hình
Bảng: Kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu 
Phiếu học tập:Tìm hiểu hiện tượng đông máu
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút ở các bạch cầu ?
 Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Trình bày sự khác nhau giữa chúng ?
3. Bài mới
Cơ thể người có khoảng 4 - 5 l máu. Nếu bị mất đi > 1/3 số máu của cơ thể thì tính mạng sẽ bị đe doạ. Thực tế với những vết thương nhỏ máu chảy ra vài phút sau đó chậm dần rồi ngừng hẳn. Đó chính là khả năng tự vệ của cơ thể. Vậy khả năng này có được do đâu?
Hoạt động 1. đông máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
- Nêu hiện tượng đông máu ?
- ý nghĩa của hiện tuợng đông máu ?
- GV cho HS liên hệ khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục.
- Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục ?
- GV treo sơ đồ đông màu cho hs quan sát
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu ?
- Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ?
- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ?
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
Liên hệ: dù máu không chảy nhưng huyết tương vẫn có thể chảy ra ngoài 1 thời gian
- HS nghiên cứu thông tin kết hợp với thực tế để trả lời câu hỏi :
- Rút ra kết luận.
Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể chống mất máu
+ HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ đông máu -> thảo luận thống nhất ý kiến. 1 đại diện nhóm trình bày. lớp bổ sung
Nêu được :
Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu
Khi va chạm vào thành vết thương ---> tiểu cầu bị vỡ, giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu ( trong huyết tương ) biến thành tơ máu ---> tơ máu kết thành mạng bịt kín vết rách giữ các tế bào máu khỏi chảy ra ngoài tạo thành khối máu đông
Hoạt động 2. các nguyên tắc truyền máu
Gv treo bảng kết quả thí nghiệm, giới thiệu công trình của Lanstâynơ và 4 nhóm máu O, A, B, AB
ở người có mấy nhóm máu ?
Yêu cầu hs nghiên cứu bảng hình 15
Thảo luận câu hỏi
? Hồng cầu có những loại kháng nguyên nào?
? Huyết tương có những loại kháng thể nào? 
? Những loại kháng nguyên, kháng thể nào có khả năng gây kết dính ?
GV treo bảng phu , phát phiếu học tập yêu cầu hs hoàn thành Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu
Đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đồ trên
Gv thu phiếu học tập, nhận xét. Chốt đáp án đúng
Trong cấp cứu bệnh nhân việc truyền máu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những bệnh nhân bị mất máu . Vậy có phải nhóm máu nào cũng truyền được cho nhau không. khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc gì ?
a) Các nhóm máu ở người
Hs thu nhận thông tin . Nghiên cứu hình 15 -> Thu thập kiến thức -> trả lời
ở người có bốn nhóm máu: A, B, AB, O
Các cá nhân nghiên cứu bảng 15
Thảo luận nhóm để giải thích. Đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
 Hồng cầu 2 loại kháng nguyên là A và B
 Huyết tương có 2 loại kháng thể là α và β 
α gây kết dính với A
β gây kết dính với B
Hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu
1 hs lên bảng thể hiện mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu. Trình bày mối quan hệ đó trên sơ đồ. Lớp nhận xét
 Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu
Gv nêu câu hỏi sgk 
Khi người bệnh bị mất máu, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là gì ?
? Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
? Máu không có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh... có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?
? Vậy khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
? Tại sao nhóm máu O được gọi là nhóm máu chuyên cho, còn nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận 
b) Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
Cá nhân trả lời câu hỏi
-> Cầm máu, truyền máu( với bệnh nhân mất nhiều máu )
-> Không thể truyền được. Vì nếu truyền sẽ bị kết dính hồng cầu
-> Có thể truyền được. Vì nếu truyền sẽ không bị kết dính hồng cầu
-> Không. Vì sẽ gây nguy hiểm cho người được truyền máu
Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời
1 đại diện nhóm trình bày. Lớp bổ sung
Khi truyền máu cần làm xét nghiệm (thử máu) để: 
 + Lựa chọn loại máu đem truyền cho phù hợp => Tránh tai biến gây tắc mạch
+ Tránh bị nhận máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh
(Nhóm máu O cho được tất cả những nhóm máu khác, còn nhóm máu AB trong huyết tương không có kháng thể và nên nhận được máu của tất cả các nhóm máu O, A, AB)
4. Củng cố
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
1. Hãy đánh dấu nhân (x) và ô vuông ở đầu câu trả lời đúng 
1) TB máu nào tham gia vào quá trình đông máu 
a) Hồng cầu 
b) Bạch cầu Đáp án: c
c) Tiểu cầu 
2) Máu đông được là do:
a) Tơ máu 
b) Huyết tương Đáp án: a 
c) Bạch cầu 
3) Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O, A, B vì:
a) Nhóm máu AB, hồng cầu có cả A và B
b) Nhóm máu AB huyết tương không có cả α và β Đáp án: a
c) Nhóm máu AB ít người có 
5. Hướng dẫn về nhà
 Hoàn thành bài tập sgk
 Đọc em có biết
 Chuẩn bị bài 16
Tiết 16 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Hs trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng
. Hs nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng
2, Kỹ năng
. Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
. Hoạt động nhóm 
. Vận dụng lí thuyết vào thực tế: Xác định vị trí của tim trong lồng ngực
3, Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim 
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to in màu hình 16.1; 16.2 sgk 
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
 ? Các nhóm máu ở người? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?
3. Bài mới
Cơ thẻ thực hiện TĐC thông qua môi trường trong là máu.
Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì?
Hoạt động 1. tuần hoàn máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu hs nghiên thông tin SGK
Gv nêu câu hỏi: 
? Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
Yều cầu hs xác định trên tranh vẽ; mô hình các thành phần hệ tuần hoàn
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận 
Gv treo tranh hình 16.1 sgk hướng dẫn hs nghiên cứu thông tin, thu thập kiến thức. Thảo luận nhóm câu hỏi hoạt động sgk
? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn?
? Vòng tuần hoàn nhỏ bắt đầu từ đâu ? Đến cơ quan nào? Kết thúc ở đâu? (Lưu ý chiều mũi tên, màu của máu)
Tương tự các câu hỏi gợi ý với vòng tuần hoàn lớn
Gv nhận xét đánh giá, cho điểm nhóm làm tốt. Đưa ra đáp án chuẩn 
Hs quan sát tranh nêu được:
Hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch
 Tâm nhĩ phải
 Nửa phải
 Tâm thất phải
. Tim 
 Tâm nhĩ trái
 Nửa trái 
 Tâm thất trái
 Vòng tuần hoàn lớn
. Hệ mạch 
 Vòng tuần hoàn nhỏ
Hs quan sát, nghiên cứu thông tin, quan sát tranh, sơ đồ thảo luận nhóm các câu hỏi hoạt động. 
Mỗi nhóm cử 2 hoc sinh lên hoàn thành 1 em chỉ đường đi trên tranh, 1 em ghi bảng đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ và vai trò của nó
Cử 2 em nhóm khác cũng lên thực hiện tương tự đối với vòng tuần hoàn lớn
Cả lớp quan sát bài làm của 2 nhóm trên, bổ sung, sửa chữa (nếu cần)
Vòng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ tâm thất phải -> theo động mạch phổi -> mao mạch hai lá phổi ( diễn ra trao đổi khí, máu nhận O2 vào , thải CO2 ra -> máu đỏ tươi) -> theo tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái
Vòng tuần hoàn lớn:
Máu từ tâm thất trái -> theo động mạch chủ->
Mao mạch phần trên và phần dưới cơ thể ( diễn ra TĐC, trao đổi khí nhận CO2 -> thành máu đỏ tươi) -> theo tĩnh mạch chủ trên và dưới -> tâm nhĩ phải
Hoạt động 2. lưu thông bạch huyết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv cho hs nhắc lại khái niệm nước mô, bạch huyết 
Gv treo tranh phóng to hình 16.2 giới thiệu
Nêu câu hỏi
? Thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ bạch huyết
? Hệ bạch huyết gồm những phân hệ nào? Phân hệ lớn, nhỏ đều gồm những thành phần cấu tạo nào?
Mô tả đường đi của bạch huyết ?
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
Gv Bạch huyết có thành phần tương tự như huyết tương, không chứa hồng cầu và bạch cầu
Gv phát phiếu học tập 
Hoàn thành đoạn thông tin sau
a) Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn
Bắt đầu từ các ...(1)... bạch huyết của ...(2)... và toàn bộ phần dưới cơ thể, qua các mạch bạch huyết tới các ...(3)... rồi các ...(4)... lớn hơn, tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng là tập trung vào ...(5)... máu.
b) Đường đi của hệ bạch huyết trong phân hệ nhỏ cũng ... như trên chỉ khác nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của ... cơ thể 
 Vai trò của hệ bạch huyết ?
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
Hs thu nhận thông tin. Đọc thông tin trên hình vẽ -> Thu thập kiến thức
Thảo luận nhóm. Đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Thống nhất được
Thành phần cấu tạo hệ bạch huyết gồm
. Phân hệ lớn 
. Phân hệ nhỏ 
Sự luân chuyển bạch huyết
+ Mao mạch bạch huyết ->mạch bạch huyết -> Hạch bạchhuyết -> Mạch bạch huyết -> ống bạch huyết -> tĩnh mạch
Hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Đáp án: 1. Mao mạch 2. Nửa trên bên phải 3. Hạch bạch huyết 3. Mạch bạch huyết 5. Tim 6. Tương tự 7. Nửa trên bên phải
Hs rút ra kết luận
Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện lưu chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
4.Củng cố
Gv yêu cầu hs đọc KL SGK
Em hãy hoàn chỉnh các thông tin sau 
Hệ tuần hoàn máu gồm ... và ... tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua ... , giúp trao đổi ... và C02. Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các ... của cơ thể, để thực hiện ... 
Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện .... của cơ thể và tham gia ... 
Đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng
1. Máu mang các chất dinh dưỡng và 02 đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?
a) Tâm nhĩ phải b) Tâm thất phải
d) Tâm thất trái c) Tâm nhĩ trái 
2. Loại mạch máu nào dẫn màu từ phổi về tâm nhĩ trái
a) Động mạch phổi b) Động mạch chủ
d) Tĩnh mạch phổi c) Tĩnh mạch chủ 
3. Điểm xuất phát của hệ bạch huyết là:
a) Mao mạch bạch huyết
b) Các cơ quan trong cơ thể
c) Mao mạch bạch huyết ở các cơ quan trong cơ thể
5. Hướng dẫn về nhà
 Hoàn thành bài tập sgk.
 Đọc em có biết
 Ôn lại cấu tạo tim và mạch máu ở động vật
Tiết 17 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Hs chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim.
. Phân biệt được các loại mạch máu (sự khác nhau cơ bản)
. Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kĩ co dãn tim, từ đó hiểu được vì sao tim có thể làm việc suốt đời
2, Kỹ năng
. Tư duy, suy đoán, dự đoán. Tổng hợp kiến thức 
. Vận dụng lí thuyết vào thực tế: Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động 
3, Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu, tránh tác động mạnh vào tim 
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: - Gv: Tranh phóng to in màu hình 17.1; 17.2; 17.3 sgk ; Đáp án bảng 17.1Phiếu học tập
Mô hình cấu tạo tim
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? 
 Vai trò của hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn máu?
 Cho biết vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu?
3. Bài mới:
Từ câu trả lời của học sinh 3. Gv nêu vấn đề: Vậy tim có cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện tốt vai trò ”bơm” tạo lực đẩy máu đi trong toàn hệ mạch.
Hoạt động 1. cấu tạo tim
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv treo tranh cấu tạo tim , hướng dẫn hs quan sát. Đồng thời giới thiệu mô hình quả tim 
? Tim có hình dạng, vị trí trong cơ thể và cấu tạo ngoài ra sao?
Gv gợi ý, hướng dẫn hoạt động
Giới thiệu: Tim có hình chóp, nặng chừng 300g (bằng khoảng nắm tay) đỉnh quay xuống, đáy lên trên
Gọi 1 hs chỉ rõ các ngăn tim trên mô hình
Gv giới thiệu 
Gv: động mạch vành và tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn màu nuôi tim
Gv treo bảng phụ yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình 17.1 hoàn thành bảng
Ngăn tim co
Máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái 
Tâm nhĩ phải 
Tâm thất trái
Tâm thất phải
Gv yêu cầu hs hoàn thành tiếp các câu hỏi dự đoán theo nội dung sgk
Gv cho các nhóm quan sát mô hình tim tháo rời
Gọi hs trình bày kết quả quan sát được. Giải thích
Gv nhận xét, chốt đáp án
Hs quan sát, đọc kĩ chú thích
Thảo luận trước lớp
Hs nêu được
. Nằm trong lồng ngực hơi lệch về phía bên trái
. Bên ngoài được bao bọc bởi màng tim và mô liên kết, mặt trong tiết chất dịch làm tim co bóp dễ dàng
Theo dõi bạn chỉ rõ các ngăn tim trên mô hình và bổ sung nếu cần
Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng. Các ý kiến khác bổ sung.Thống nhất được
1 đại diện nhóm chữa bảng. Lớp bổ sung
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái 
Tâm nhĩ phải 
Tâm thất trái
Tâm thất phải
Tâm thất trái
Tâm thất phải
Vòng tuần hoàn lớn
Vòng tuần hoàn nhỏ
Hs thảo luận nhóm đưa ra dự đoán
Quan sát mô hình và kiểm chứng kết quả dự đoán của nhóm mình
. Tim gồm 4 ngăn :Tâm nhĩ trái ,Tâm nhĩ phải, Tâm thất trái, Tâm thất phải
- TTT có thành cơ tim dày nhất => Tạo lực lớn nhất đẩy máu đi đến toàn bộ cơ thể và để thắng áp lực của máu ở động mạch chủ
- TNP có thành cơ tim mỏng nhất => Chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải
- Giữa các ngăn tim và tim với động mạch đều có van
+ Giữa TN và TT có van nhĩ-thất 
+ Giữa TT và Đ/m có van động mạch 
Giúp máu chỉ vận chuyển theo một chiều từ tâm nhĩ -> Tâm thất -> động mạch
Hoạt động 2 cấu tạo mạch máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv treo hình 17.2 yêu cầu hs quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý
? Có những loại mạch máu nào? 
? Động mạch và tĩnh mạch có những điểm nào giống và khác nhau cơ bản? ý nghĩa của sự khác nhau đó? 
? Mao mạch có đặc điểm gì về mặt cấu tạo? Điều này có ý nghĩa gì?
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng
Gv nhận xét, đưa ra đáp án mẫu
Hs quan sát tranh, trả lời
Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập
1 đại diện nhóm chữa bảng. Lớp bổ sung
Nội dung
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
1. Cấu tạo
- Thành mạch
- Lòng trong
- Đặc điểm khác
 Mô liên kết
. 3lớp Cơ trơn Dày
 Biểu bì
. Hẹp
 Mô liên kết
. 3lớp Cơ trơn Mỏng 
 Biểu bì
.
 Rộng
. Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực
. 1 lớp biểu bì mỏng
. Hẹp nhất
. Nhỏ và phân nhánh nhiều
(4 tỉ mao mạch)
2.Giải thích
Phù hợp với chức năng
. Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn
. Dẫn máu từ khắp các tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
. Toả rộng tới từng tế bào , dẫn máu với vận tốc chậm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu
Hoạt động 3. chu kì co dãn của tim
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv chiếu tranh 17.3 giới thiệu: 
Chu kì tim gồm mấy pha ?
Tổ chức hs thảo luận trả lời các câu hỏi hoạt động sgk
Lưu ý: Trong sơ đồ 17.3 mũi tên chỉ đường vận chuyển máu
1 chu kì tim kéo dài bao lâu ?
Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây ? nghỉ bao nhiêu giây ?
Tâm thất làm việc bao nhiêu giây ? nghỉ bao nhiêu giây ?
Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây ?
Gv bổ sung, giới thiệu
. Khi 2 TN co -> áp lực máu trong TN tăng làm mở van nhĩ- thất. Máu từ TN -> TT
. Khi 2 TT co -> áp lực máu trong TT tăng làm đóng van nhĩ thất, chặn đường máu trở lại TN. Máu được tống vào Đ/m chủ và Đ/m phổi 
Sau khi máu được tống hết vào động mạch, TT ngừng co, lúc này van tổ chim đóng lại làm cho máu trong đ/m không trở lại TT được nữa 
. Trong pha dãn chung -> Máu từ các T/m đổ về TN, một lượng maú từ TN được đổ nhanh xuống TT; Lúc đầu van nhĩ thất mở ra, sau khi 1 lượng máu xuống TT, áp lực của máu trong TT làm van đóng lại
? Qua đó hãy giải thích vì sao mà tim có thể làm việc suốt đời mà không biết mệt
Gv gợi ý ? Thời gian nghỉ của tim như thế nào? Có ý nghĩa gì?
Yêu cầu cá nhân tình xem trung bình mỗi phút có bao nhiêu nhịp tim?
(Với chu kì hoạt động 0,8 giây)
? Những yếu tố nào làm thay đổi nhịp tim?
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
Quan sát hình. Thu thập thông tin -> trả lời
 Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì
. Mỗi chu kì co dãn gồm 3 pha
Thảo luận nhóm các câu hỏi hoạt động sgk
Đại diện trình bày, các ý kiến khác bổ sung để hoàn thiện đáp án
 Mỗi chu kì co dãn của tim: 0,8giây
Trong đó
+ Pha nhĩ co: 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây -> Máu từ TN -> TT
+ Pha thất co: 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây -> Máu từ TT -> Đ/m chủ và Đ/m phổi 
+ Pha dãn chung: 0,4 giây
Nêu được
 Thời gian nghỉ của tim nhiều 
(trong 1 chu kì thì TN co 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây; TT co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây) -> Hôì sức dễ dàng
Cá nhân tính được
TB: 
=> . Trạng thái sinh lí của cơ thể 
 . ảnh hưởng của môi trường ngoài
4.Củng cố
Gọi hs đọc KL SGK
Gv yêu cầu hs làm bài bài tập
1. Em hãy trình bày cấu tạo của tim (các ngăn tim, thành cơ tim) liên quan đến chức năng của từng thành phần ?
2. Mô tả hoạt động của tim 
3. Phân biệt động mạch, tĩnh mạch, mao mạch 
Đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúngnhất
1. Tim được cấu tạo bởi 
a) Các cơ tim
b) Các mô liên kết tạo thành các vách ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái)
c) Các van tim (van nhĩ thất, van động mạch)
d) Chỉ a và b
e) Cả a, b và c
5. Hướng dẫn về nhà
 Hoàn thành bài tập sgk
 Đọc em có biết
 Ôn kiến thức đã học chuẩn bị cho tiết kiểm tra 
Tiết 19 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
. Vai trò của hệ thần kinh và thể dịch trong sự điều hoà lượng máu lưu thông (trong mạch) đến các cơ quan
. Chỉ ra được các tác nhân gây hại, cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
2, Kỹ năng
 Rèn những kỹ năng:
.Thu tập thông tin từ kênh hình 
. Tư duy khái quát hoá
. Vận dụng kiến thức vào thực tế
3, Thái độ
Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch
II. Đồ dùng dạy học 
 Gv : Tranh phóng to in màu hình 18.1; 18.2 sgk
Phiếu học tập
Hs: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_13_den_19.doc