Giáo án Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thúy Nga

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: Nêu được khái niệm miễn dịch.

- Trình bày được 3 phương thức phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.

4. Nội dung trọng tâm: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

1. Phương tiện:

- Tranh phóng to H 14.1 => H 14.4

- Phiếu học tập.

2. Phương pháp: Trực quan, giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự gải quyết vấn đề: xác định được nội dung bài học về các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo về cơ thể, biết được thế nào là miễn dịch

- Năng lực tư duy: Từ sơ đồ 14.1 -> 14.4 rút ra được bạch cầu hoạt động như thế nào

- Năng lực giao tiếp: tự tin trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp và biết lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Năng lực hợp tác: biết phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng

- Năng lực quản lý: biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong khi thực hiện hoạt động học tập.

2. Năng lực chuyên biệt:

- Phát triển năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực nghiên cứu khoa học: biết quan sát tranh, ghi chép và rút ra kết luận được về chức năng của bạch cầu và khái niệm về miễn dịch, các loại miễn dịch.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

 

doc125 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thúy Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết -> tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).
- Cùng với hệ tuần hoàn thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
V. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ, DẶN DÒ
1. Củng cố - đánh giá. (4’)
- GV treo tranh H16.1 yêu cầu 1,2 HS mô tả đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn.
2. Hướng dẫn về nhà: (3’)
+ Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc bài "em có biết".
+ Ôn các bài đã học để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết (GV hướng dẫn cho HS về nhà ôn tập)
TUẦN 9
Ngày soạn: 11/10/2016
Ngày giảng: 20/10/2016	
Tiết 18 : KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cơ chế đông máu
- Xác định được đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với đứng thẳng và lao động.
- Hiểu được nguyên tắc truyền máu
- Hiểu được sự hoạt động của tim.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện tính cẩn thận 
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra có trắc nghiệm
- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng trong thực tế. 
3. Thái độ.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC: 20% trắc nghiệm + 80% tự luận
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
VI. CỦNG CỐ
- Thu bài và nhận xét đánh giá giờ kiểm tra
VII. DẶN DÒ
- Về nhà xem trước bài 18 “ vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn”
TỔNG HỢP ĐIỂM
Bài kiểm tra 1 tiết
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lớp 83
Lớp 84
Tổng
Đã kiểm tra, ngày .....tháng.....năm 2016
TỔ TRƯỞNG
 Phạm Thị Ngọc
TUẦN 10
Ngày soạn: 21/10/2016
Ngày dạy: 24/10/2016
Tiết 19: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
 VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Nêu được khái niệm huyết áp
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. Sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.
- Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh
- Nêu được các tác nhân gây hại tim mạch và biện pháp phòng tránh một số bệnh tim mạch phổ biến. 
- Ý nghĩa của việc rèn luyện và cách rèn luyện hệ tim mạch.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Hình thành ý thức vệ sinh tim mạch tránh các tác nhân gây hại.
4. Nội dung trọng tâm: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương tiện: tranh đo huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. Bảng phụ
Phương pháp: Trực quan, giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Năng lực chung:
Năng lực tự học, tự gải quyết vấn đề: xác định được nội dung bài học về sự vận chuyển máu qua hệ mạch và biết vệ sinh hệ tuần hoàn.
Năng lực tư duy: Từ sơ đồ 18.1 biết được huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, và sơ đồ 18.2 biết được vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch.
Năng lực giao tiếp: tự tin trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp và biết lắng nghe ý kiến của các bạn. 
Năng lực hợp tác: biết phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng 
Năng lực quản lý: biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong khi thực hiện hoạt động học tập.
Năng lực chuyên biệt:
Phát triển năng lực kiến thức sinh học
Năng lực nghiên cứu khoa học: biết quan sát tranh, ghi chép và rút ra kết luận 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp: Nắm tình hình lớp và kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Máu luôn vận chuyển trong hệ mạch theo 1 chiều kể cả những điểm ở xa tim. Vậy các thành phần của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch? Và chúng ta cần làm gì để có 1 trái tim và hệ mạch khỏe mạnh. Thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để tìm ra câu trả lời.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: TÌM HIỂU SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. (25’)
- GV: Cho HS đọc SGK thu nhận kiến thức và trả lời.
? Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
- HS: trả lời: Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
- GV: Vậy huyết áp là gì?.
- HS: Huyết áp là sức đẩy do tâm thất co tạo nên 1 áp lực trong mạch máu
- Y/c HS quan sát H 18.1 SGK xác định: 
? Khi nào có huyết áp tối đa.
? Khi nào có huyết áp tối thiểu.
? HA tối đa và tối thiểu ở người bình thường là bao nhiêu.
?Chỉ số huyết áp có ý nghĩa gì?
- HS: quan sát hình và trả lời
+ Huyết áp tối đa khi TT co.
+ Huyết áp tối thiểu khi TT dãn.
+ HATĐ: 120 mmHg
 HATT: 80 mmHg
+ Huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe
- GV: y/c HS quan sát H18.1 và trả lời câu hỏi: 
? Em có nhận xét gì về huyết áp ở ĐM, MM , TM?Giải thích sự thay đổi đó?
- HS: Huyết áp ở Đm lớn nhất và giảm dần xuống tĩnh mạch. Do có sự ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu.
- GV: sự chênh lệch huyết áp có ý nghĩa gì?
- HS: Giúp máu vận chuyển trong hệ mạch
- GV: Hãy chỉ ra sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch?
- HS: VĐM > VTM > VMM
- GV: Ngoài sức đẩy của tim máu vận chuyển ở động mạch do đâu ?
- HS: Nhờ sự co dãn của ĐM
 - GV yêu cầu HS đọc thông tin phân tích H18.2 để trả lời.
? Máu vận chuyển qua tĩnh mạch về tim nhờ các tác động chủ yếu nào? 
-HS: Máu vận chuyển trong tĩnh mạch nhờ: co bóp cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của TN khi dãn, van 1 chiều.
- Lưu ý đầu tự do của van hướng về tim.
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 1
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: Sức đẩy của tim, áp lực của mạch và vận tốc máu.
 - Huyết áp: Là sức đẩy do tâm thất co tạo nên 1 áp lực trong mạch máu 
 + Huyết áp tối đa khi TT co.
 + Huyết áp tối thiểu khi TT dãn.
- Sự hỗ trợ của hệ mạch:
+ Ở động mạch: Vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch
+ Ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ: co bóp cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào,sức hút của tâm nhĩ,van 1 chiều.
 HĐ 2: VỆ SINH TIM MẠCH. (15’)
- GV: Hãy kể tên 1 số bệnh tim mạch mà em biết?
- HS: Kể tên
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK-> thảo luận nhóm .
? Nêu các tác nhân có hại cho tim mạch?
- HS: nêu các tác nhân: bên trong và bên ngoài gây hại cho tim
- GV: Các biện pháp tránh các tác nhân có hại đó?
- HS: Trả lời
- GV: y/c hs quan sát bảng 18/sgk 
? Em có nhận xét gì về số nhịp tim/ 1 phút lúc nghỉ ngơi của người luyện tập TDTT?
- HS: Thấp hơn so với người bình thường
- GV: Giải thích vì sao số nhịp tim thấp mà lượng oxi cung cấp cho cơ thể vẫn đảm bảo?
- HS: do mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn ( hiệu suất làm việc của tim cao hơn)
- GV: ? Em có nhận xét gì về số nhịp tim/ 1 phút lúc hoạt động gắng sức của người luyện tập TDTT?
- HS: số nhịp tim/ phút của người luyện tập TDTT cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
- GV: Hãy đề ra các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
- HS: đề xuất các biện pháp
- GV: Bản thân em đã thực hiện những biện pháp nào để hệ tim mạch hoạt động hiệu quả và lâu dài?
- HS: trả lời. 
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 2
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
II. Vệ sinh tim mạch.
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Các tác nhân: Bên trong, bên ngoài 
- Các biện pháp phòng tránh
+) Không sử dụng chất kích thích, hạn chế TĂ có hại( mỡ ĐV)
+) Kiểm tra sức khoẻ định kì, tránh bị sốc, strees.
+) Tiêm phòng và điều trị kịp thời bệnh như thương hàn, khớp...
2.Cần rèn luyện hệ tim mạch
- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đề dặn,vừa sức bằng các hình thức luyện tập TDTT, lao động và xoa bóp.
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1. Củng cố - đánh giá (3’)
- Đọc KL chung SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối SGK
2. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Xem trước nội dung bài thực hành: “SƠ CỨU CẦM MÁU”.
- Chuẩn bị đồ dụng học tập: Mỗi nhóm 2 HS: 
- Băng quấn - 2 cuộn, gạc y tế, bông, vải mềm, kéo.
---------------------------&&--------------------------
TUẦN 10
Ngày soạn: 21/10/2016
Ngày giảng:27/10/2016	
Tiết 20: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Phân biệt được các dạng chảy máu ĐM, TM, MM
-Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều. 
- Những lưu ý khi băng bó cầm máu.
2. Kỹ năng: Thực hành đúng các bước băng bó khi chảy máu. 
3. Thái độ: Có ý thức hỗ trợ cộng đồng khi gặp tình huống cần sơ cứu cầm máu.
4.Nội dung trọng tâm: HS biết cách sơ cứu, băng bó vết thương
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Phương tiện:
 Ø GV : Chuẩn bị đầy đủ : băng, gạc, bông, dây cao su mỏng, vải mềm sạch Ø HS : Chuẩn bị theo nhóm 4 người như trên .
Phương pháp: Thực hành, hợp tác nhóm, vấn đáp tìm tòi.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Năng lực chung:
Năng lực tự học, tự gải quyết vấn đề
Năng lực tư duy
Năng lực giao tiếp: tự tin trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp và biết lắng nghe ý kiến của các bạn. 
Năng lực hợp tác: biết phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng 
Năng lực quản lý: biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong khi thực hiện hoạt động học tập.
Năng lực chuyên biệt:
Phát triển năng lực kiến thức sinh học
Năng lực nghiên cứu khoa học.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp: (1’) Nắm tình hình lớp và kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra. (5’)
? Máu có vai trò gì?Cơ thể các em có mấy lít máu ? khi bị chảy máu nhiều sẽ gây tác hại gì?? Làm gì khi bị chảy máu?
Bài mới.
 Mở bài: Chúng ta đã biết sự vận chuyển của máu trong hệ động mạch, mao mạch, tĩnh mạch là khác nhau. Khi bị tổn thương những loại mạch này chúng ta cần xử lí như thế nào ? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: TÌM HIỂU CÁC DẠNG CHẢY MÁU.(5’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin 
thảo luận hoàn thành bảng.
- HS nghiên cứu thông tin - thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên điền bảng, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
Biểu hiên các dạng chảy máu
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
- Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ít, từ từ, có thể tự đông khi ra khỏi mạch.
- Chảy máu tĩnh mạch
- Máu chảy nhanh, mạnh hơn mao mạch, có thể tự đông.
- Chảy máu động mạch
- Máu chảy nhanh, mạnh.
- GV: y/c HS thảo luận trả lời câu hỏi
?Máu chảy ở mạch nào gây nguy hiểm nhất đến tính mạng?
? Phải làm gì để hạn chế khi bị đứt một loại mạch nào đó? 
- HS thảo luận nhóm trả lời
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 1
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
I. Các dạng chảy máu
có 3 dạng: 
Chảy máu mao mạch: máu chảy ít, chậm, 
Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy nhiều, nhanh hơn, 
Chảy máu động mạch: máu chảy nhiều, mạnh thành tia. 
 HĐ 2: SƠ CỨU CẦM MÁU VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CHẢY MÁU MAO MẠCH ,
TĨNH MẠCH, ĐỘNG MẠCH (20’)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin.
? Nêu các bước tiến hành sơ cứu cầm máu khi bị thương ở lòng bàn tay?
- HS: Trên cơ sở kiến thức SGK HS nêu độc lập. HS nêu 4 bước tiến hành khi chảy máu ở mao mach, tĩnh mạch
- GV ghi vắn tắt các bước tiến hành.
- HS: chú ý để nắm được các bước tiến hành
- GV: Xác định các động mạch chủ yếu trên cơ thể?
?Nêu các bước tiến hành sơ cứu cầm máu khi bị thương ở cổ tay?
? Khi sơ cứu cần chú ý những gì?
- HS: + quan sát hình 19.1 chỉ ra được vị trí động mạch chủ yếu trên cơ thể
+ nêu 4 bước tiến hành khi chảy máu ở 
+ Nêu được 3 điểm cần lưu ý băng bó khi chảy máu ở động mạch.
- Gv hướng dẫn hs thực hành theo nhóm 2 hs một cặp lần lượt thực hiện các động tác sơ cứu vết thương khi chảy máu mao mach, tĩnh mạch, động mạch.
- HS: Các nhóm tiến hành lần lượt từng nội dung đã nghiên cứu.
- Yêu cầu.
+ Đúng qui trình.
+ Mẫu băng gọn gàng, chắc chắn. 
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 2
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
II. Tập băng bó vết thương: 
 1) Băng bó vết thương ở lòng bàn tay: (chảy máu mao mạch và tĩnh mạch) 
Dùng ngón cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút. 
Sát trùng vết thương 
Nếu vết thương nhỏ: dùng băng dán 
Nếu vết thương lớn: cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buột chặt lại. 
2) Băng bó vết thương ở cổ tay: (chảy máu động mạch) 
Dùng ngón cái dò tìm động mạch cánh tay, bóp mạnh để làm ngừng chảy máu vết thương (vài ba phút) 
Buộc garô: dùng dây cao su hoặc vải mềm buột chặt (đủ cầm máu) về phía tim. 
Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông len miệng vết thương rồi băng lại. 
Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. 
HĐ3:THU HOẠCH.(10’)
- Học sinh viết bài thu hoạch theo mẫu.
1. Kiến thức: ( trả lời 3 câu hỏi SGK trang 63)
2. Kĩ năng: hoàn thiện bảng 19. Các kĩ năng sơ cứu vết thương khi chảy máu
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 3
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
Các kĩ năng được học
Các thao tác
Ghi chú
1. Sơ cứu vết thương chảy máu tĩnh mạch và mao mạch
2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch
V. ĐÁNH GIÁ, DẶN DÒ
1. Đánh giá giờ thực hành: (3’)
- GV thu bản thu hoạch.
- GV chấm điểm ý thức cho các nhóm.
2. Dặn dò. (1’)
- Ứng dụng nếu gặp trường hợp xấu sảy ra có thể áp dụng phương pháp đã học vào việc cứu người khác hoặc chính bản thân.
- Xem bài hô hấp.
Đã kiểm tra, ngày .....tháng.....năm 2016
TỔ TRƯỞNG
 Phạm Thị Ngọc
TUẦN 11
Ngày soạn : 28/10/2016
Ngày giảng: 31/10/2016
CHƯƠNG IV: HÔ HẤP
TIẾT 21 : HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể .
- Mô tả cấu tạo các cơ quan trong hệ hô hấp: Mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi -> liên quan đến chức năng của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tư duy phân tích hình tìm tòi kién thức.
3. Thái độ: Hình thành ý thức vệ sinh hô hấp.
4. Trọng tâm: Xác định được các cơ quan hô hấp ở người và chức năng
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC.
1. Phương tiện:
- GV: tranh phóng to H20.1; H20.2; H20.3; 
- HS: Kẻ bảng đ2 cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp
2. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Năng lực chung:
Năng lực tự học, tự gải quyết vấn đề
Năng lực tư duy
Năng lực giao tiếp: tự tin trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp và biết lắng nghe ý kiến của các bạn. 
Năng lực hợp tác: biết phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng 
Năng lực quản lý: biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong khi thực hiện hoạt động học tập.
Năng lực chuyên biệt:
Phát triển năng lực kiến thức sinh học
Năng lực nghiên cứu khoa học.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp: (1’) nắm tình hình lớp và kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra
3. Bài mới. Sự sống luôn gắn liền với sự thở hay còn gọi là hô hấp.
 ? Khi hô hấp quá trình nào diễn ra là chủ yếu? (lấy O2 và thải CO2). Đó chỉ là biểu hiện bên ngoài còn bản chất như thế nào? Khi ôxi được s/d ra sao? khi các boníc tạo ra nhờ đâu? các cơ quan nào tham gia vào hô hấp? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: KHÁI NIỆM HÔ HẤP VÀ VAI TRÒ HÔ HẤP. (23’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H20.1 và thảo luận trả lời các câu hỏi:
? Mọi tế bào hoạt động cần có yếu tố gì?
? Nguồn gốc năng lượng tạo ra lấy từ đâu?
? Sự biến đổi thức ăn thành năng lượng có sự tham gia của nguyên tố hoá học nào? quá trình nào?
- HS nghiên cứu TT suy nghĩ, thảo luận và trả lời:
+ Năng lượng (dưới dạng ATP)
+ Từ các h/c HC trong thức ăn. (P,G,L...)
+ Nguyên tố ôxi, quá trình ôxi hoá các chất HC, giải phóng các bonníc và năng lượng.
- GV yêu cầu HS quan sát H20.1 
? Tìm xem có mấy giai đoạn hô hấp?
? Xảy ra ở đâu?
- HS: Có 3 giai đoạn hô hấp:
+ giai đoạn 1: Sự thở: lấy O2 từ môi trường vào cơ thể, thải loại CO2 ra môi trường, diễn ra ở đường dẫn khí.
+ giai đoạn 2: TĐK ở phổi: xảy ra tại các phế nang.
+ giai đoạn 3: TĐK ở tế bào: xảy ra tại các tế bào giai đoạn này có các phản ứng ôxi hoá xảy ra, giải phóng năng lượng.
- GV: Giai đoạn nào có các phản ứng hoá học liên quan đến O2 và CO2?
- HS: trả lời
- GV: Y/c HS rút ra kết luận:
? Hô hấp là gì?
? Vai trò của hô hấp: 
- HS trả lời để rút ra kết luận
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 1
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
1. Khái niệm hô hấp và vai trò hô hấp
- Khái niệm hô hấp: Là quá trình xảy ra liên tục nhằm cung cấp O2 cho tế bào và thải loại CO2 từ các hoạt động của tế bào ra môi trường.
- Vai trò:Nhờ hô hấp mà O2 được lấy vào để oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng 
lượng cần cho mọi hoạt động sống và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.	 
HĐ 2: CÁC CƠ QUAN TRONG HỆ HÔ HẤP CỦA NGƯỜI VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG. (15’)
- GV treo tranh H20.2, yêu cầu HS quan sát.
? Những cơ quan nào tham gia vào hệ hô hấp?
- HS quan sát H20.2 trả lời 
 Mũi - họng - thanh quản - khí quản - phế quản - phổi.
? Nhận xét chung về vai trò của đường dẫn khí và phổi?
- HS: Nhận xét kết luận cấu tạo và vai trò.
* Năng lực hình thành cho hs sau khi kết thúc hoạt động 2
- Hình thành năng lực tự học, năng lực tư duy năng lự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Năng lục kiến thức sinh học và năng lực nghiên cứu khoa học.
2. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng
Cơ quan hô hấp gồm:
 +) Đường dẫn khí: Mũi-> Thanh quản -> Khí quản -> Phế quản . Có chức năng : Dẫn khí vào và ra , làm ẩm , làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi
 +) Hai lá phổi: là nơi thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. 
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1. Củng cố - đánh giá: (5’)
Câu 1/ Hô hấp là gì ? Có mấy giai đọan ? 
Câu 2/ Chọn câu trả lời đúng nhất :
 1 / Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
A. Cung cấp Oxi cho tế bào họat động 
C. Lọai thải CO2 ra khỏi cơ thể 
B. Giúp khí lưu thông trong phổi 
D. Cả 2 câu a, b đều đúng 
 2 / Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không ?
A. Không , vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản . 
B. Có nhưng ít , vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to .
C. Qua lại bình thường , vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn . 
 D. Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn , chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường .
2. Dặn dò: (1’)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục "em có biết"
- Thở ra hít vào xem có những bộ phận nào tham gia .
-Đọc trước bài 22 hoạt động hô hấp
--------------------------&&----------------------
Ngày soạn: 28/10/2016
Ngày giảng: 3/11/2016
TIẾT 22.  HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra ) với sự tham gia của các cơ thở. Nêu được một số khái niệm: Cử động hô hấp, nhịp hô hấp, dung tích sống( Bao gồm khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cạn.), dung tích phổi. 
- Phân biệt thở sâu với thở thường, ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày được đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_thuy_nga.doc