Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ II - Nguyễn Văn Huy
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí các thành phần của trụ não, tiểu não và não trung gian.
-Trình bày được chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.
2. Kỹ năng:
-Phát triển được kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh phóng to hình 46.1, 46.2 và 46.3
-Mô hình bộ não tháo lắp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :
-Dây thần kinh tủy có cấu tạo như thế nào ?
-Nêu chức năng dây thần kinh tủy ? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?
3. Bài mới :
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên diễn lại vở kịch trong đó có tình huống người bố bị say rượu như hướng dẫn ở bài trước các bạn khác cổ vũ. Giáo viên cử ra 4 bạn làm ban giáo khảo.
Ban giam khảo chấm điểm xem đội nào thắng với yêu cầu vở kịch có nội dung ý nghĩa và người đóng nhân vật bố thể hiện giống người xay rượu nhất.
Giáo viên qua vở kịch em hãy cho biết vì sao người bố bị say rượu lại có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.
Học sinh trả lời
Giáo viên để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay
b. Hình thành kiến thức:
bài tiết nước tiểu C. Phổi D. Hệ tiêu hóa Câu 2. Các thành phần trong máu không qua lỗ lọc ở cầu thận là A. Các chất dinh dưỡng (gluxit, lipit, prôtêin) B. Na+ và Cl - C. Hồng cầu và prôtêin có kích thước lớn D. Các chất thuốc và K+, H+ Câu 3. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở A, Ống tai B, Xương tai C, Ống bán khuyên D, Cơ quan coocti Câu 4. Cấu trúc nào sau đây chi phối các hoạt động có ý thức ? A. Đại não B. Cầu não C. Não trung gian D. Não giữa Câu 5: Chức năng phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể được điều khiển bởi A. Trụ não B. Tiểu não C. Não trung gian D. Não giữa PHẦN II. TỰ LUẬN (7,5đ) Câu 1:(2,5đ) Thế nào là tật cận thị ? Nguyên nhân và cách khắc phục ? Câu 2:(3,5đ) Nêu sự khác nhau giữa tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ? Câu 3(1,5đ). Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật thuộc lớp thú ? 3. Đáp án, biểu điểm. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (2,5đ) Mỗi câu đúng: 0,5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 b c d a b II. TỰ LUẬN (7,5 đ) Câu 1: (2,5đ) Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 0,75đ Nguyên nhân: + Bẩm sinh: Do cầu mắt dài. 0,5đ + Thể thủy tinh quá phồng: do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường 0,5đ Cách khắc phục: Đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận) 0,75đ Câu 2 (3,5đ) Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Bẩm sinh Bền vững Có tính di truyền, mang tính chủng loại Số lượng hạn chế Cung phản xạ đơn giản Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích kđk 1 số lần) Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện) Dễ mất khi không củng cố Có tính cá thể, không di truyền Số lượng không hạn định Hình thành đường liên hệ tạm thời Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3: (1,5đ). các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật thuộc lớp thú Khối lượng não so với khối lượng cơ thể người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp thú. 0,5đ Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron. 0,5đ Ở người có các trung khu: nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết mà động vật không có. 0,5đ 4. Hướng dẫn về nhà : Đọc trước nội dung bài 55 “giới thiệu chung hệ nội tiết” * Rút kinh nghiệm bài học: Tuần:.. Ngày thángnăm Ngày soạn:. Ký duyệt của TCM: Ngày dạy: Tiết số: Nguyễn Văn Huy BÀI 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ. -Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. -Nêu rõ được tác hại của ma tuý, các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh. -Xây dựng cho bản thân 1 kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để bảo đảm sức khoẻ cho học tập. 2. Kỹ năng: -Rèn kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế. -Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: -Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, kiên quyết tránh xa ma túy 4. Năng lực: -Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề -Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Tranh ảnh về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý . -Bảng phụ ghi nội dung bảng 54 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra : -Nêu ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các pxcđk trong đời sống con người ? -Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ? 3. Bài mới : a. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Trong thực tế hệ thần kinh nói riêng và cơ thể nói chung có thể dễ dàng bị suy nhược do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Cần có biện pháp nào để vệ sinh hệ thần kinh một cách tốt nhất? Ta xét bài hôm nay: b. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hoà và phối hợp sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể ® Làm thế nào để hệ thần kinh hoạt động tốt ® Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Mục tiêu: Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ. - Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại, nhưng mất ngủ 10 - 12 ngày là chết . + Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể ? + Giấc ngủ có 1 ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ ? - Gv thông báo bản chất của giấc ngủ . - Nhu cầu ngủ ở người lớn: 7 – 8h/ngày, trẻ sơ sinh: 20h/ngày + Muốn có giấc, ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ ? - HS dựa vào những hiểu biết của bản thân, trả lời + Ngủ là đòi hỏi tự nhiên của cơ thể, cần hơn ăn. + Ngủ để phục hồi hoạt động của cơ thể. - HS trả lời. + Ngủ đúng giờ. + Tránh các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ: Chất kích thích, phòng, áo quần, giường ngủ I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ: - Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh . - Biện pháp để có giấc ngủ tốt: + Tạo cơ thể sảng khoái + Chỗ ngủ thuận tiện. + Không dùng các chất kích thích như chè, cà phê + Tránh các kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ : tiếng ồn, ánh sáng Hoạt động 2 : Mục tiêu: Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. + Tại sao không nên làm việc quá sức? thức quá khuya ? - Gv gọi 1 HS đọc to lại thông tin SGK trang 172. + Cần có những biện pháp gì để bảo vệ hệ thần kinh tránh tác động xấu ? - HS nêu được: để tránh gây căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh. - HS ghi nhớ thông tin mục SGK.. II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: - Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh. - Biện pháp: + Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày đầy đủ. + Sống thanh thản tránh suy nghĩ lo âu. + Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí . Hoạt động 3 : Mục tiêu: Nêu rõ được tác hại của ma tuý, các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh. + Hoàn thiện bảng 54 SGK. B1: Gv kẻ bảng 54 và gọi HS lên điền. B2: Gv nên khuyến khích HS nêu được các ví dụ cụ thể và thái độ của các em. B3: Gv hoàn thiện kiến thức. - HS quan sát tranh và vận dụng những hiểu biết thông qua sách báo trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm lên hoàn thành. các nhóm khác bổ sung. III. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh: - Rượu: Hoạt động vỏ não rối loạn, trí nhớ kém. - Nước chè, cà phê: Kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ . - Thuốc lá: Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém. - Ma tuý: Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách 4. Củng cố - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. -HS đọc kết luận chung SGK -Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài. -HS nêu 1 vài ví dụ minh họa 5. Vận dụng, mở rộng: ? Hãy giải thích tác hại của việc mất ngủ đến khả năng học tập? -Mất ngủ làm giảm hiệu suất việc học. -Mất ngủ làm mất tập trung, không chú ý đến bài dẫn đến kết quả học tập kém. -Mất ngủ làm tăng huyết áp, Mất ngủ gây ra các bệnh tim mạch, Mất ngủ gây ra bệnh tiểu đường. -Mất ngủ gây trầm cảm, rối loạn tâm lí ? Hãy cho biết các biện pháp tăng cường khả năng học tập của học sinh trong nhà trường - Chúng ta cần điều chỉnh thời gin học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi để có thời gian ngủ vừa phải. - Cần giữ cho tâm lí thoải mái, tâm hồn thanh thản để có thể ngủ tốt và không bị phân tâm, tránh ảnh hưởng đến việc học tập. 6. Hướng dẫn về nhà -Học bài, trả lời câu hỏi SGK. -Ôn lại chương VII, VIII, IX chuẩn bị tiết sau ktra 1 tiết * Rút kinh nghiệm bài học: Tuần:.. Ngày thángnăm Ngày soạn:. Ký duyệt của TCM: Ngày dạy: Tiết số: Nguyễn Văn Huy CHỦ ĐỀ NỘI TIẾT (Tích hợp bài 55;56;57;58;59) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Nêu được đặc điểm của hệ nội tiết -Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết -Xác định và phân tích được đặc điểm và vai trò của hoocmon -Xác định được vị trí, và chức năng của tuyến yên. -Nêu được tên các hoocmon do tuyến yên tiết ra và chức năng của chúng. -Xác định được vị trí, vai trò của tuyến giáp và tuyến cận giáp. -Phân tích được nguyên nhân gây ra một số bệnh như biếu cổ, Bazơđô. -Xác định được vị trí và nêu được vai trò của tuyến tụy. -Sơ đồ hóa được chức năng của tuyến tụy trong việc điều hòa lượng đường trong máu. -Xác định được vị trí và nêu được vai trò của tuyến trên thận. -Nêu được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. -Nêu được tên các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ. -Mô tả được ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì. -Phân tích được quá trình điều hòa hoạt động của tuyến giáp và vỏ tuyến trên thận. -Phân tích và sơ đồ hóa được sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng viết thu hoạch. - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ cơ thể và phòng chống bệnh tật. 4. Các năng lực hướng tới * Năng lực chung 4.1. Năng lực giải quyết vấn đề: - Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet, HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không. 4.2. Năng lực tư duy sáng tạo: HS đề xuất những ý tưởng trong việc chăm sóc cơ thể, phòng chống bệnh tật. 4.3. Năng lực tự quản lý Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân. Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập. * Năng lực chuyên biệt 4.4. Năng lực ngôn ngữ Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau: Bằng lời, bằng nội dung bài tập vận dụng 4.5. Năng lực hợp tác Cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm. 4.6. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông . HS biết tìm hiểu một số bệnh về hệ nội tiết, tìm hiểu trên thông tin truyền hình... 4.7. Năng lực giao tiếp: Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra các ý kiến phản biện hay đồng ý quan điểm.. 4.8. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Cách phòng, chữa bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết, bazơđô, biếu cổ.... 4.9. Năng lực tính toán: Thống kê các số liệu trong phiếu học tập II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Hình thức: Học tập trên lớp và ở nhà. - Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại gợi mở, thực hành, trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật thảo luận viết, phân tích phim, video. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án, máy chiếu, hình ảnh. - Chia nhóm học sinh : 6 hs/ nhóm. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi, giấy bút. - Tìm hiểu thông tin về hệ nội tiết. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm diện: 2. Kiểm tra: Kiểm tra trong quá trình học. 3. Bài mới: 3.1: Hoạt động khởi động: Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên giới thiệu hình ảnh: Trong cuộc sống đã có người cao nhất thế giới Sultan Kosen (2,52m) và người thấp nhất thế giới Chandra Bahadur (48cm). Theo em vì sao hai người này có chiều cao khác biệt như vậy? HS có thể trả lời theo các ý kiến chủ quan của mình. GV: Để có câu trả lời khoa học chính xác cô cùng các em sẽ tìm hiểu chủ đề: Nội tiết, sẽ biết được chiều cao bất thường của cơ thể một số người liên quan đến hoocmon nào và liên quan như thế nào? 3.2: Hoạt động hình thành kiến thức: Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1: Giới thiệu chung về hệ nội tiết. (tiết 1) Mục tiêu: -Nêu được đặc điểm của hệ nội tiết. -Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. -Xác định và phân tích được đặc điểm và vai trò của hoocmon. *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, trang 174, SGK Sinh học 8, kết hợp thông tin ở cột A, B rồi hoàn thành cột C trong bảng dưới đây để thấy được đặc điểm của hệ nội tiết. 1. Đặc điểm hệ nội tiết A-Đặc điểm B-Hệ thần kinh C-Hệ nội tiết Chức năng Điều khiển, điều hòa và phối hợp các hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể Cấu trúc tạo ra/phát tín hiệu Cấu trúc điển hình trong hệ thần kinh hoặc giác quan Tín hiệu Xung thần kinh Cấu trúc thực hiện dẫn truyền tín hiệu Dây thần kinh Vị trí tín hiệu đi tới Cơ quan nhận tín hiệu xác định Khắp các cơ quan trong cơ thể Tốc độ tác động Nhanh Thời gian tác động Ngắn Phạm vi tác động Hẹp + GV: GV chiếu hình ảnh. 2.1.Yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp thông tin và hình 55.1; 55.2 SGK hoàn thành các nhiệm vụ sau: a.Thế nào là tuyến nội tiết? b. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? 2.2. Kết hợp nghiên cứu thông tin mục II, quan sát hình 55.4 trang 174, SGK Sinh học 8, em hãy đánh dấu x vào ô vuông dưới tuyến nội tiết và dấu v vào ô vuông dưới tuyến ngoại tiết trong hình bên. 2.Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết 2.1. a. Là những tuyến không có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết là các hoocmon, sau khi được tiết ra hòa vào dòng máu đến các cơ quan đích. b. Giống nhau: Khác nhau: Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết Kích thước Có ống dẫn chất tiết Sản phẩm 2.2. GV yêu cầu các nhóm học sinh đọc thông tin về tính chất và vai trò của hoocmon trang 174-175 SGK hoàn thành bảng về đặc điểm và vai trò của hoocmon. 3.Hoocmon 1.Đặc điểm Ví dụ và mô tả Tính đặc hiệu Hoạt tính sinh học Không đặc trưng cho loài 2.vai trò Ví dụ và mô tả * Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. + HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm. + Từng nhóm thống nhất kết quả, chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả. * Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. * Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở. Kết luận: -Tuyến nội tiết sản xuất các hoocmon chuyển theo đường máu đến các cơ quan đích. -Hoocmon có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa trong các cơ quan đó diễn ra bình thường, đảm bảo được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng 1.Vì sao nói tuyến tụy và tuyến sinh dục là tuyến pha? 2.Tuyến tụy tiết ra mật giúp tiêu hóa thức ăn ở ruột. Đồng thời, tuyến tụy tiết Insulin theo máu đi đến gan và cơ, giúp chuyển hóa glucozo thành glicogen trong các tế bào. Cho biết chất nào dưới đây là hoocmon và giải thích. Tên chất Hoocmon/không phải hoocmon Giải thích Mật Insulin 3.Vì sao hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nhưng lại chỉ tác động đến một số cơ quan đích nhất định? Nội dung 2: Tuyến yên, tuyến giáp (tiết 2) Mục tiêu: -Xác định được vị trí, và chức năng của tuyến yên. -Nêu được tên các hoocmon do tuyến yên tiết ra và chức năng của chúng. -Xác định được vị trí, vai trò của tuyến giáp và tuyến cận giáp. -Phân tích được nguyên nhân gây ra một số bệnh như biếu cổ, Bazơđô. Khởi động: GV yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh biếu cổ. Đại diện một nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Như các em đã biết biếu cổ là một bệnh khá phổ biến thường gặp trong đời sống con người, bệnh này có nguyên nhân liên quan đến hoạt động của tuyến nội tiết mà chúng ta học ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu. *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu thông tin trang 176 SGK Sinh học 8, kết hợp với hình dưới rồi hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1.Tuyến yên a. Vị trí Lựa chọn các từ/cụm từ sau: Hạt đậu trắng, nền sọ, chỉ đạo hoạt động, tuyến nội tiết khác. Tuyến yên là một tuyến nhỏ, kích thước băng (1)......., nằm ở (2)........., có liên quan tới vùng dưới đồi. Đây là tuyến quan trọng giữ vai trò(3)..........của hầu hết các (4)......... b. Chức năng Nghiên cứu thông tin Bảng 56.1, trang 176, SGK Sinh học 8 rồi điền tên các hoocmon vào chỗ trống ứng với cơ quan chịu ảnh hưởng trong hình dưới và cho biết tác dụng chính của những hoocmon ấy. GV: Em hãy nghiên cứu thông tin mục II, trang 177, SGK Sinh học 8 và hoàn thành các nhiệm vụ sau: Điền tên các bộ phận của tuyến giáp, tuyến cận giáp được ghi chú vào hình bên. b.Đánh dấu x vào ô vuông trước hoocmon của tuyến giáp và nêu vai trò tương ứng của chúng. Việc rối loạn hoạt động tiết các hoocmon này của tuyến giáp có thể gây ra những bệnh gì? 2. Tuyến giáp a.Vị trí Chức năng FSH ADH Ôxitoxin TH TSH GH Canxitoxin * Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. - Các nhóm thảo luận, thống nhất kết luận. + HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm. * Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. Đại diện 1 nhóm lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá thực hiện nhiệm vụ: GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở. Kết luận: -Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra các hoocmon ảnh hưởng đến sự tăng trưởng , trao đổi glucozo, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (ở tử cung). -Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. -Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và photpho trong máu. Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng 1.Đọc thông tin trang 177, SGK Sinh học 8, so sánh các bệnh do rối loạn hoạt động của tuyến giáp bằng cách hoàn thành bảng sau: Bệnh Nguyên nhân Biểu hiện Biếu cổ Bazơđô 2.Lập bảng tổng kết vao trò của các tuyến nội tiết đã học theo bảng: STT Tuyến nội tiết Vị trí Tác dụng(vai trò) 3. Đọc mục Em có biết? Trang 178 SGK. Nội dung 3: Tuyến tụy và tuyến trên thận (tiết 3) Mục tiêu: -Xác định được vị trí và nêu được vai trò của tuyến tụy. -Sơ đồ hóa được chức năng của tuyến tụy trong việc điều hòa lượng đường trong máu. -Xác định được vị trí và nêu được vai trò của tuyến trên thận. Khởi động: Gv yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo sự chuẩn bị bài ở nhà cô đã giao từ tiết trước: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG a.Những người tiểu đường loại I(tuyp I) có lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến bệnh về mắt, thận, tim, thậm chí gây tử vong. ở những người này các tế bào tụy bị phá hủy bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì sao lượng đường trong máu ở những người bệnh này lại cao hơn bình thường? b.Bệnh tiểu đường loại II(tuyp II-tiểu đường không phụ thuộc insulin) là một bệnh thường gặp. Người bị tiểu đường dạng II có thể sản xuất insulin nhưng thường không đủ, đôi khi tế bào trong cơ thể bị trơ với insulin. Nh
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_hoc_ky_ii_nguyen_van_huy.doc